Viêm xung huyết hang vị dạ dày

Viêm sung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều. Bệnh không nguy hiểm nếu như phát hiện sớm nên có các biện pháp điều trị bệnh sớm, nhất là cháu nên tới bệnh viện có chuyên

Viêm sung huyết hang vị dạ dày là gì?

Viêm sung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều. Bệnh không nguy hiểm nếu như phát hiện sớm nên có các biện pháp điều trị bệnh sớm, nhất là cháu nên tới bệnh viện có chuyên khoa để điều trị một cách dứt điểm nhất. Một số kiến thức về bệnh viêm xung huyết dạ dày mà bạn có thể tham khảo.

Nguyên nhân viêm xung huyết hang vị dạ dày

Nguyên nhân gây nên viêm sung huyết hang vị dạ dày là do chế độ ăn uống không hợp lý như: Ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều thức ăn chua cay, béo hoặc ăn thiếu dinh dưỡng..., uống nhiều bia rượu; do dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid; do yếu tố thần kinh căng thẳng; do bệnh lý nội tiết và đặc biệt viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Để điều trị dứt điểm các bệnh về dạ dày nói chung và bệnh viêm hang vị, viêm hành tá tràng, trước hết sau khi đã được chẩn đoán bệnh và kê đơn thì bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Các thuốc đã được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân phải dùng liên tiếp theo chỉ dẫn, không được bỏ thuốc giữa chừng cũng như không được tự ý thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải kiêng cữ các thức ăn chua như dấm ăn, trái cây chua, thức ăn cay (ớt..), thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Không nên uống cá phê, trà. nước ngọt có hơi. Không uống rượu, bia. không hút thuốc lá. Khi ăn nên nhai thật kỹ trước khi nuốt, không ăn vội vã. Cũng nên nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ. Tập thư giãn, không lo âu, buốn phiền. Nên tập thể dục thường xuyên.
Không dùng thuốc aspirin, thuốc chống viêm, chống đau như ibuprofen (Motrin, Avil, naproxen (Naprosyn, Aleve), diclofenac (Voltaren) v..v . Nếu bị đau nhức, nóng sốt có thể dùng paracetamol.
Một điều cần lưu ý nữa là sau mỗi đợt điều trị bệnh nhân cần tái khám để bác sĩ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị và có hướng điều trị tiếp theo nhằm tránh bệnh tái phát.
Nếu bệnh nhân còn bị đau thì nên nói bác sĩ cho nội soi lại, và thử lại xem có bị nhiễm vi trùng Helicobacter pylori (HP) không, nếu có thì phải chữa cho khỏi thì mới hết bệnh được.
Mỗi người nên có những đề phòng cảnh giác bệnh này. Cần lưu ý những biểu hiện mà bệnh gây ra để phát hiện ra bệnh sớm để có phương hướng điều trị bệnh sớm tránh tình trạng biến chứng của bệnh sang giai đoạn nguy hiểm. Đối với người mắc bệnh viêm sung huyết hang vị dạ dày thì nên đưa bệnh nhân đến các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa để điều trị.
Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên như nghệ, mật ong... để hỗ trợ điều trị.

Phòng ngừa viêm xung huyết hang vị dạ dày

Phòng ngừa viêm xung huyết hang vị dạ dày

+ Không bỏ bữa. Ăn chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên để quá đói hoặc quá no.
+ Khi cơn đau xuất hiện: nên ăn một ít hay uống một ly sữa nhỏ để trung hòa axit dịch vị, tạm thời làm giảm cơn đau vì sữa là một chất đệm yếu.
+ Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít mỡ, ít chất kích thích gây tăng tiết dịch vị như món cay, chua, mặn…
+ Không ăn bữa cuối cùng trong ngày gần giấc ngủ
+ Bỏ thuốc lá và rượu
Ngoài ra, bạn nên tránh làm việc quá căng thẳng, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

Viêm xung huyết hang vị dạ dày và những điều nên biết

Viêm xung huyết hang vị dạ dày và những điều nên biết

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng viêm loét dạ dày ở vùng hang vị. Đây là một trong những chứng bệnh phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa.
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì?
• Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày bị viêm - loét, các mạch máu ở vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều. Các triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc tân dược như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm; các chất kích thích như cà phê, ớt… Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện đau bụng cồn cào kèm theo ợ hơi, ợ chua. Một số bệnh nhân có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
• Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau dạ dày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân.
Các nguyên nhân gây bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau dạ dày
• Chế độ ăn không đúng giờ, sử dụng quá nhiều đồ ăn chua, cay, đồ ăn nhiều chất béo hoặc chế độ ăn thiếu dinh dưỡng.
• Những người sử dụng nhiều bia, rượu, đồ uống có cồn cũng rất dễ bị xung huyết hang vị.
• Ngoài nguyên nhân do chế độ ăn uống thiếu hợp lý, không đảm bảo an toàn cũng như chế độ ăn uống, sử dụng nhiều thuốc tân dược trong thời gian dài, dùng nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm cũng gây viêm xung huyết hang vị dạ dày.
• Tình trạng căng thẳng kéo dài, một số bệnh lý liên quan đến nội tiết, nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày.
Cách điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
• Để điều trị dứt điểm viêm xung huyết hang vị dạ dày, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm chỉnh tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Các thuốc đã được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân phải dùng liên tiếp theo chỉ dẫn, không được bỏ thuốc giữa chừng cũng như không được tự ý thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
• Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm xung huyết hang vị dạ dày cũng phải kiêng các thức ăn chua như dấm ăn, trái cây chua, đồ ăn cay, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Không nên uống cà phê, trà, nước ngọt có gas. Không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Khi ăn nên nhai thật kỹ trước khi nuốt, không ăn vội vã.
• Không dùng thuốc Aspirin, thuốc chống viêm, chống đau như Ibuprofen (Motrin, Avil), Naproxen (Naprosyn, Aleve), Diclofenac (Voltaren)… Nếu bị đau nhức, nóng sốt, có thể dùng Tylenol, Paracetamol.
• Nên nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ. Tập thư giãn, không lo âu, buồn phiền. Nên tập thể dục thường xuyên...
Việc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý. Chính vì vậy, người bệnh cần có một tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Dị dạng mạch máu dạng hang là tổ chức bất thường của mạch máu não nhỏ, thành mạch máu mỏng chứa đầy máu. Những dị dạng mạch máu dạng hang cũng có thể xảy ra trong tủy sống, màng cứng, hoặc các dây thần kinh sọ. Dị dạng mạch máu dạng hang có kích thước
  • 28-05-2018
    Hội chứng sau chấn động là một rối loạn phức tạp thường xuất hiện sau cơn chấn động não. Hội chứng này có thể bao gồm các triệu chứng như đau đầu hoặc chóng mặt và thường kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
  • 28-05-2018
    Thực quản co thắt có thể cảm thấy như đột ngột đau ngực nặng một vài phút. Co thắt thực quản thường xảy ra không thường xuyên. Nhưng đối với một số người, co thắt thực quản thường xuyên và nghiêm trọng. Các cơn co thắt cơ có thể ngăn chặn thực phẩm và
  • 28-05-2018
    Viêm bờ mi gồm nhiều tổn thương cấp tính và mạn tính. Đây là một bệnh thường gặp, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân, việc điều trị có khi rất dai dẳng vì khó xác định được nguyên nhân. Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm bờ mi hiện nay tương đối cao. Tuy chưa có
  • 08-06-2018
    Tắc động mạch trung tâm võng mạc là một cấp cứu tối khẩn cấp trong nhãn khoa, cần phải xử trí ngay trong những phút đầu tiên. Bệnh nặng vì: Sẽ dẫn tới mù khó hồi phục. Là biểu hiện của một bệnh toàn thân
  • 28-05-2018
    Bình thường khối V.A phát triển đến 6 - 7 tuổi thì teo hết, cá biệt có thể thấy ở người trưởng thành. Tỷ lệ viêm V.A ở nước ta chiếm khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2 - 5 tuổi. Viêm V.A cấp tính: Là viêm nhiễm