Viêm da mụn mủ truyền nhiễm

Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm (bệnh chốc) là bệnh da thường gặp do nhiễm vi khuẩn liên cầu (liên cầu khuẩn). Bệnh có tính lây lan, nhất là đối với trẻ em, có thể lây lan thành dịch ở trong gia đình hoặc trong trường học. Bệnh chốc có thể xảy ra quanh

Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm (bệnh chốc)

là bệnh da thường gặp do nhiễm vi khuẩn liên cầu (liên cầu khuẩn). Bệnh có tính lây lan, nhất là đối với trẻ em, có thể lây lan thành dịch ở trong gia đình hoặc trong trường học.
Bệnh chốc có thể xảy ra quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa hè. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ < 10 tuổi.
Các thông tin y học thế giới cho rằng bệnh chốc xuất hiện ở khắp nơi, mọi vùng lãnh thổ trên thế giới. Những địa phương có trình độ dân trí thấp, điều kiện vệ sinh kém thì tỷ lệ bệnh chốc cao. Ở Việt Nam, chưa có tài liệu nói tỷ lệ lưu hành bệnh chốc.
Các biến chứng có thể xảy ra do bị chốc có thể là viêm hạch bạch huyết biến thành áp xe. Nếu chốc lan rộng có thể biến chứng viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết.
Biểu hiện ban đầu là dát đỏ, sau xuất hiện bọng nước to bằng hạt đỗ, hạt ngô hoặc lớn hơn chứa chất dịch lúc đầu màu vàng trong, về sau rất nhanh chóng trở thành đục và hóa mủ. Bọng nước vỡ ra và đóng vảy tiết màu vàng. Khi cạy vảy, ở dưới là một vết trợt nông, tròn đều đặn, màu đỏ hồng. Xung quanh vảy tiết màu vàng thường có một viền vảy mỏng. Các bọng nước liên kết lại thành mảng, vỡ ra đóng vảy tiết, giới hạn rất rõ, hơi lõm ở giữa. Vảy tiết sẽ bong đi và da trở lại bình thường.
Vị trí thường bị chốc thường là: mặt, hai bên má, xung quanh các lỗ tự nhiên, da đầu và ở tay chân. Các phần khác của cơ thể ít gặp hơn. Ở trẻ em, do gãi, vi khuẩn từ chỗ này lây lan sang chỗ khác làm cho bệnh lan ra khắp cơ thể. Thường gặp các tổn thương kết hợp do liên cầu khuẩn như: nứt mép, viêm sau kẽ tai, kẽ mũi má... Có bọng nước rất to, có khi bọng nước rất bé giống như hạt kê. Có trường hợp loét sâu xuống (chốc loét) thường xuất hiện ở chi dưới trên bệnh nhân suy dinh dưỡng và do độc lực của vi khuẩn gây bệnh mạnh.

Triệu chứng, biểu hiện viêm da mụn mủ truyền nhiễm

Triệu chứng, biểu hiện viêm da mụn mủ truyền nhiễm

1. Xuất hiện mụn nước, bọng nước:
Vị trí: ở da đầu (lý do chốc có tên gọi là chốc đầu); xung quanh hốc tự nhiên (mắt, mũi, miệng...); chân tay hoặc rải rác khắp người.
Kích thước bọng nước: bằng hạt đỗ xanh, có khi to bằng hạt lạc. Lúc đầu, bọng nước trong, sau 12-24 giờ bọng nước trở nên đục (có mủ), sau đó 3 - 4 ngày bọng nước dập vỡ, đóng vảy tiết vàng sau đó vảy tiết bong đi không để lại sẹo.
2. Ngứa: Tại nơi bị bệnh chốc, bệnh nhân có cảm giác ngứa, hiếm khi thấy đau rát.
3. Triệu chứng khác: Có thể có dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi, sưng hạch..
4. Xét nghiệm bệnh phẩm: tìm thấy tụ cầu, liên cầu
Trên đây là những triệu chứng của ca bệnh điển hình. Trên thực tế còn gặp một số thể loại khác như: chốc hạt kê; chốc không có bọng nước mà chỉ có vảy tiết; chốc loét; chốc lây lan truyền nhiễm ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân viêm da mụn mủ truyền nhiễm

Nguyên nhân viêm da mụn mủ truyền nhiễm

- Tác nhân gây bệnh chốc là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) hoặc liên cầu khuẩn tan máu nhóm A (group A beta-hemolytic streptococcus)
Hình thái:
+ Tụ cầu vàng là một vi khuẩn gram dương, có hình cầu kích thước 1 mm, tụ thành đám như chùm nho, không di động, không sinh nha bào. Khuẩn lạc của tụ cầu vàng tạo ra sắc tố màu vàng.
+ Liên cầu khuẩn tan máu nhóm A là một vi khuẩn gram dương, hình cầu, kích thước 1 mm, xếp thành hàng dài 3, 4, 5,... tế bào cạnh nhau, không di động, không sinh nha bào. Khuẩn lạc của liên cầu khuẩn tan máu tạo ra vòng tan máu kiểu bêta xung quanh khuẩn lạc.
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài:
+ Tụ cầu có sức đề kháng cao hơn liên cầu. Nhưng cả 2 vi khuẩn này bị chết ở 70oC sau 15 phút. Trong vảy của mụn nhọt bong vào không khí, trên da vi khuẩn tồn tại được 2-3 ngày.
+ Các thuốc sát khuẩn thường dùng có thể tiêu diệt được vi khuẩn.

Yếu tố nguy cơ gây viêm da mụn mủ truyền nhiễm

Yếu tố nguy cơ gây viêm da mụn mủ truyền nhiễm

- Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi.
Nông thôn nhiều hơn thành thị.
Môi trường vệ sinh kém hay sức đề kháng cơ thể giảm hay do trầy xước da không được chăm sóc cẩn thận.

Điều trị viêm da mụn mủ truyền nhiễm

Điều trị viêm da mụn mủ truyền nhiễm

1. Sử dụng kháng sinh
Dùng đường toàn thân tác động vào nhóm vi khuẩn Gr (+) như oxacillin, cloxacillin hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1-2 như cephalexin. Sử dụng các thuốc kháng sinh trên cần lưu ý một số điểm sau:
Nên cho người bệnh uống trước khi ăn 1 giờ vì thuốc hấp thu tốt khi đói
Một số tác dụng phụ có thể gặp: dị ứng hơn khi đói, sốt, nổi ban đỏ, ngứa. Có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Trong quá trình dùng thuốc cần chú ý các tương tác thuốc sau: với thuốc tránh thai có thể làm giảm tác dụng thuốc tránh thai. Thuốc nhóm tetracycllin làm giảm hiệu lực của oxacillin, vì vậy không dùng cùng với các thuốc nhóm này.
Cloxacillin cũng là kháng sinh thuộc nhóm penicillin kháng penicillinase, là kháng sinh diệt khuẩn, đặc biệt tụ cầu, kể cả tụ cầu tiết penicillinase. Thuốc chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh, người suy thận nặng. Thận trọng với người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân dị ứng với cephalosporin. Không dùng thuốc chung với amiloglycosid, probenecid. Lưu ý các tác dụng có hại như: mày đay, dị ứng, sốt, đau khớp, phù mạch, tổn thương thận, tiêu chảy, viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ. Dùng thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.
Các thuốc khác thuộc nhóm cephalosporin thế hệ I, II cũng có hiệu quả điều trị tụ cầu và vi khuẩn gram (+) nên có thể dùng điều trị chốc.
Cephalexin thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Khi dùng thuốc này cần chú ý với người suy thận, thuốc gây tác dụng không mong muốn là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, dị ứng, mày đay, viêm gan, viêm thận kẽ, vàng da ứ mật. Không nên kết hợp với các thuốc độc với thận như kháng sinh nhóm aminiglycosid, thuốc lợi tiểu mạnh.
2. Các thuốc bôi tại chỗ
Thuốc sát khuẩn tại chỗ:
Dùng dung dịch thuốc màu: milian, castellani có tác dụng diệt khuẩn, làm khô tổn thương. Đối với người lớn thường dùng castellani, trẻ em dùng milian vì castellani có thể gây kích ứng và cảm giác rát. Dung dịch màu sát khuẩn thường dùng đối với tổn thương chốc ở giai đoạn đầu lúc mới có mụn nước, bọng nước hoặc mới trợt vỡ. Bôi thuốc ngày 1-2 lần. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn tốt, làm khô tổn thương nhanh nhưng nhược điểm là để lại màu xanh hoặc đỏ trên da.
Thuốc mỡ có kháng sinh hoặc chất diệt khuẩn như: mỡ gentamycin, neomycin, mupirocin, acid fusidic. Khi dùng thuốc này cần chú ý, bôi thuốc 1-2 lần trong ngày với lượng vừa đủ phủ kín tổn thương. Nên dùng mỡ có mupirocin với bệnh chốc do tụ cầu kháng methicillin. Không nên dùng thuốc mỡ cho các tổn thương trợt ướt, chảy dịch nhiều mà nên dùng thuốc dạng dung dịch bôi đến khi nào tổn thương khô thì dùng thuốc mỡ.
Thuốc mỡ hoặc cream có chứa cả kháng sinh và corticoid nhẹ và vừa như: fucidin H, fucicort, neocortef, cũng có thể dùng trong giai đoạn viêm nhiều. Tuy nhiên, cần thận trọng tác dụng phụ của corticoid gây teo da, giãn mạch… vì vậy không dùng diện rộng, vị trí da mỏng, nhiều nếp gấp và không dùng kéo dài.
Ngoài thuốc bôi tại chỗ còn có thể sử dụng thuốc tím pha loãng 1/10.000 để ngâm vùng tổn thương và tắm. Thuốc tím vừa có tác dụng diệt khuẩn lại có tác dụng làm khô các tổn thương trợt da, chảy dịch. Ngâm rửa tại chỗ ngày 1-2 lần. Các loại lotion hoặc gel làm sạch da và giữ ẩm cho da như cetaphil, lactacid, eucerin… tắm cũng giúp da sạch sẽ, tránh khô da.
Cần chú ý, bệnh nhân không dùng tay để làm dập vỡ mụn nước, mụn mủ, không cạy vảy da. Để phòng bệnh cần vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da khô, thoáng, rửa tay hằng ngày sạch sẽ bằng xà phòng, cắt ngắn móng tay, tránh cào gãi trầy xước. Bôi thuốc kháng sinh, diệt khuẩn vào các nốt trầy xước, côn trùng cắn đốt.

Bài thuốc dân gian chữa viêm da mụn mủ truyền nhiễm

Bài thuốc dân gian chữa viêm da mụn mủ truyền nhiễm
Chốc đầu là những vảy dày bám vào da đầu tạo thành những mảng ở một vùng trên da, sau dần lở loét một vài điểm nhỏ, dần dần lan rộng một vùng hoặc cả đầu. Bệnh do tụ cầu và liên cầu kết hợp gây bệnh. Y học cổ truyền gọi chốc đầu là “Bạch thốc sang”.
Đông y thường dùng phương pháp thanh nhiệt tiêu độc, thăng dương để trị bệnh. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.
Bài thuốc uống: hoàng liên 6g, hoàng bá 8g, hoàng cầm 8g, chi tử 10g, ngạnh mễ 10g, cam thảo 4g, nhân sâm 8g, mạch môn 10g, bán hạ 10g, thạch cao 10g, trúc diệp 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (đơn thuốc này cho trẻ 10 - 12 tuổi, các tuổi khác dùng liều cho thích hợp).
Thuốc dùng ngoài: Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: bồ kết đốt thành than, tán nhỏ. Chữa chốc đầu, rụng tóc trẻ em.
Bài 2: lá hồng bì nấu nước gội đầu để làm sạch gầu.
Bài 3: hồ đào (cả vỏ) thiêu tồn tính để nguội 2 phần, khinh phấn 1 phần. Trộn đều, tán nhỏ hòa với dầu thầu dầu bôi lên chỗ chốc đầu đã rửa sạch bằng nước trầu không hay bạch đồng nữ. Chữa trẻ em chốc đầu.
Bài 4: khương hoàng (củ nghệ to) 200g, mật lợn 2 cái. Nghệ cạo rửa sạch, thái miếng, giã nát nhừ; cho nước mật lợn vào, đánh nhuyễn, lọc qua miếng vải để loại bỏ bã nghệ, cho vào bát, đun cách thủy cho sôi. Dùng lá đậu ván, cỏ mực, rau sam, mỗi thứ 1 nắm nhỏ, thêm ít muối; giã nát, đắp lên chỗ bị chốc khoảng 40 phút. Dùng 5 củ hành sống, đun với 1 lít nước, dùng nước hành rửa chỗ đau và bỏ bã lá. Thấm khô, bôi dịch nghệ mật lợn lên chỗ đau. Ngày làm 1 - 2 lần.

Phòng ngừa viêm da mụn mủ truyền nhiễm

Phòng ngừa viêm da mụn mủ truyền nhiễm

1. Biện pháp dự phòng: Vệ sinh da, nhất là mùa hè.
2. Biện pháp chống dịch: Cách ly người bệnh, nhất là ở các nhà hộ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Triệu chứng: da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau, vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân.

    Nguyên nhân chai chân:

    • Do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại.
    • Chai chân thường là do đi giày hay dép
  • 28-05-2018
    Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, hay tái phát, có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải. Thời
  • 28-05-2018
    1. Những điều nên biết về cholesterol Nhiều người cho rằng cholesterol gây ảnh hưởng nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng trên thực tế, cholesterol đóng vai trò hết sức quan trọng... Cholesterol là gì? Cholesterol là một hợp chất rất quan trọng đối với hoạt động
  • 28-05-2018
    Viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, lợi. Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi nói chuyện, nuốt nước bọt… Viêm loét miệng miệng thì thường xảy ra ở nữ
  • 28-05-2018
    U sợi thần kinh là một bệnh thuộc dạng di truyền. Bệnh biểu hiện bằng nhiều u dạng sợi mềm mọc ra từ dây thần kinh, cùng nhiều đốm màu nâu nhạt xuất hiện trên da thân người và vùng chậu. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện được ít nhất 8 typ của
  • 28-05-2018
    Phì đại tuyến tiền liệt (còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến) là căn bệnh thường mắc phải ở nam giới tuổi từ 50 tuổi trở lên. Đây là hiện tượng to lên bất thường của tuyến tiền liệt, chèn ép vào niệu đạo và bàng quang. Nhiều người coi đây là đặc điểm sinh