Viêm loét miệng

Viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, lợi. Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi nói chuyện, nuốt nước bọt… Viêm loét miệng miệng thì thường xảy ra ở nữ

Tổng quan về viêm loét miệng

  • Viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, lợi. Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi nói chuyện, nuốt nước bọt…
  • Viêm loét miệng miệng thì thường xảy ra ở nữ hơn là ở nam giới. Thống kê cũng cho thấy khoảng 30% số bệnh nhân thường bị viêm loét miệng tái diễn nhiều lần và có tính chất gia đình.
  • Các vết loét cấp ở niêm mạc miệng lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Nhìn chung, các vết loét xuất hiện và tự khỏi trong vòng khoảng 1 tuần mà không cần một phương pháp điều trị đặc biệt nào.

Triệu chứng viêm loét miệng

Triệu chứng viêm loét miệng
  • Các vết loét thường có hình tròn hoặc hình ô van, tổn thương nông hình lòng chảo, đáy có màu vàng nhạt hoặc màu trắng với một viền đỏ viêm xung quanh. Vị trí ổ loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, ở chân lợi, khẩu cái, dưới lưỡi. Có thể có một hoặc nhiều ổ loét ở cùng hoặc ở các vị trí khác nhau trong khoang miệng
  • Có một vài loại viêm loét miệng dựa theo kích thước của thương tổn. Loại viêm loét miệng nhỏ là loại hay gặp nhất, loại này thường có hình ô van, tổn thương nông và khỏi sau khoảng 1-2 tuần, không để lại sẹo. Loại thứ hai là loại viêm loét miệng có kích thước trung bình, bờ không đều, tổn thương sâu hơn, khỏi sau 4-6 tuần và có thể để lại sẹo. Loại thứ ba là viêm loét miệng dạng herpes. Loại này có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, tổn thương từng chùm từ 10-100 nốt, bờ không đều, khỏi không để lại sẹo trong vòng 1-2 tuần.
  • Vết loét có thể sưng nóng đỏ đau, có vết lở loét rất khó chịu, nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm.

Nguyên nhân gây viêm loét miệng

Nguyên nhân gây viêm loét miệng

Nguyên nhân bệnh viêm loét miệng:

  • Áp lực lớn do công việc và tinh thần căng thẳng khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm.
  • Lượng hỏa hư tăng mạnh, biểu hiện là tiêu hóa không tốt, hay bị táo bón...
  • Cọ xát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng), bị cắn, và bị kích thích từ bên ngoài.
  • Rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thường bị tái phát.
  • Dị ứng do thực phẩm và thuốc.
  • Do vi khuẩn đặc thù gây nên.

Đã có rất nhiều chuyên gia cho rằng bệnh viêm loét miệng có liên quan đến việc suy giảm chức năng miễn dịch. Đông y Trung Quốc cho rằng: âm hư hỏa dư, hỏa dư tăng mạnh, tỳ vị nóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm họng, đau cổ họng. Âm hư hỏa dư gây ra tình trạng âm dương không cân bằng. Trên thực tế, đây chính là một biểu hiện chức năng miễn dịch bị suy giảm.

Chẩn đoán viêm loét miệng

Chẩn đoán bệnh viêm loét miệng
  • Tổn thương loét ở môi, lưỡi, lợi.
  • Chỗ loét có hình tròn hoặc hình ê-líp, nhiều khi có kèm đốm trắng ở giữa.
  • Thấy nóng rát và đau nhiều ở chỗ tổn thương, thường kèm theo các triệu chứng như hôi miệng, hơi thở khô, chảy nước bọt.
  • Tình trạng bệnh toàn thân: Nước tiểu màu vàng, táo bón, người mắc bệnh nặng cảm thấy nóng bức khó chịu.

Khi bị loét miệng, nếu có điều kiện cần làm một số xét nghiệm sau:

  • Công thức máu, các thành phần máu: Ion đồ, sắt, ferritin, kẽm, folate, B12;
  • Chức năng gan, VS. Đánh giá chức năng dạ dày-ruột;
  • Kháng thể nội mô cơ tim đối với bệnh ruột nhạy cảm gluten (Celiac disease);
  • Tế bào học Tzanck;
  • Cấy: vi trùng, virus, nấm…

Điều trị viêm loét miệng

Điều trị viêm loét miệng
  • Nói chung, viêm loét miệng thường tự khỏi sau 1-2 tuần mà không để lại một di chứng nào. Tuy vậy, trong một số trường hợp, bạn cũng cần phải sử dụng một số liệu pháp như súc miệng hoặc bôi một số thuốc có chứa steroid như dexamethasone để giảm viêm nhiễm phù nề tại ổ loét.
  • Thuốc kháng sinh như tetracycline làm giảm đau, giảm viêm, làm mau lành vết loét nhưng hiện nay ít được dùng, đặc biệt ở trẻ em.
  • Các loại thuốc kem có chứa benzocaine, amlexanox, fluocinonide hiện đang được ưa chuộng giúp giảm đau và mau lành vết loét.
  • Bạn cũng có thể uống các thuốc như prednisolon, colchicine (thuốc điều trị bệnh gút) hoặc cimetidine (thuốc điều trị dạ dày) để giảm đau và kháng viêm trong các trường hợp viêm loét miệng nặng và lâu lành.
  • Trong một số trường hợp, các thuốc làm khô, se ổ loét như nitrate bạc cũng có thể được sử dụng để giúp giảm đau và mau lành vết loét.
  • Nếu ổ loét gây đau nhiều, cho bệnh nhân uống thêm giảm đau (paracetamol), vitamin C, vitamin PP. Ăn lỏng, tránh các chất kích thích như ớt, hạt tiêu… gây đau ổ loét.

Phòng ngừa viêm loét miệng

Phòng ngừa viêm loét miệng
  • Do cơ chế gây tổn thương chưa rõ nên việc dự phòng viêm loét miệng chủ yếu dựa vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không ăn quá nhiều các thức ăn gây kích thích khoang miệng (ớt, hạt tiêu, dấm…).
  • Việc cung cấp một chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin (C, B1, B6, B12, PP…) và các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng…cũng rất quan trọng vì đây là các yếu tố không thể thiếu đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương.
  • Thay đổi thói quen nói chuyện nhiều trong khi ăn để tránh cắn phải lưỡi hoặc niêm mạc má.
  • Lựa chọn bàn chải răng thích hợp và làm vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng phương pháp để lợi không bị viêm loét.
  • Cuối cùng, việc thay đổi các thói quen có hại như hút thuốc lá, nghiện rượu, ăn uống không đủ chất, thức đêm nhiều, làm việc quá sức cũng như tránh các căng thẳng, các stress về mặt tâm lý, tạo một sự hài hòa, thoải mái trong cuộc sống cũng sẽ giúp bạn tránh được những phiền hà do viêm loét miệng gây ra.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-11-2018

    Giãn phế quản là bệnh hô hấp thường gặp, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nặng dần lên và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là về mùa lạnh.

  • 28-05-2018
    Bệnh viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành mạn tính, làm thay đổi giọng nói, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp.
  • 28-05-2018
    Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó hơn bình thường và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Táo bón được tính
  • 28-05-2018
    Ung thư ruột già hay còn gọi là ung thư đại tràng, ung thư đại trực tràng. Đây là khối u ác tính xuất hiện ở ruột già hoặc trực tràng. Đại tràng và trực tràng nằm ở phần dưới của hệ thống tiêu hóa. Các tế bào ung thư cũng có thể xuất hiện ở phần đầu
  • 28-05-2018
    Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Nó là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Đa số ung thư tuyến giáp là ung thư biểu mô biệt hoá cao, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị chính yếu là phẫu thuật. Đa số bệnh nhân
  • 28-05-2018
    Chứng dễ tạo huyết khối, hay còn gọi là tình trạng tăng đông hoặc chứng dễ đông máu, là một loại bệnh lý liên quan đến việc đông máu. Người bệnh có khuynh hướng máu dễ tạo thành cục máu đông (huyết khối). Bạn có thể mắc phải chứng dễ tạo huyết khối do