Cholesterol máu cao

1. Những điều nên biết về cholesterol Nhiều người cho rằng cholesterol gây ảnh hưởng nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng trên thực tế, cholesterol đóng vai trò hết sức quan trọng... Cholesterol là gì? Cholesterol là một hợp chất rất quan trọng đối với hoạt động

Tổng quát về chứng cholestrerol cao

Cholesterol được dùng để tạo nên thành tế bào, hormon, vitamin D, axít mật v.v… Khi gan sản sinh quá nhiều cholesterol thì bệnh nhân sẽ có nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Từ đó các mạch máu dễ bị nghẽn và dẫn đến bệnh. Vì chỉ có động vật mới có cholesterol, bệnh nhân ăn thịt sẽ bị tăng cholesterol nhiều hơn ăn thực vật. Tuy nhiên, dầu thực vật khi vào cơ thể cũng sẽ chuyển hóa để tạo ra cholesterol. Vì thế ăn nhiều dầu thực vật cũng sẽ dẫn đến cholesterol cao.

Những loại mỡ cholesterol

Cholesterol LDL xấu vì nó làm nghẽn các mạch máu dẫn đến bệnh. Cholesterol HDL tốt vì nó giúp cholesterol xấu ra khỏi mạch máu và làm mạch máu bớt bị nghẽn.
Lượng cholesterol cao sẽ dẫn đến triệu chứng gì?
Lượng cholesterol cao sẽ không gây ra triệu chứng gì nhưng cholesterol cao sẽ đưa đến những biến chứng gây ra triệu chứng bệnh. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng lượng cholesterol cao sẽ gây nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu trong người. Những điều này không đúng.
Nếu chúng ta bị lượng cholesterol cao nhưng chưa bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu chân,... thì sẽ không có triệu chứng gì; tuy nhiên, một khi bị rồi thì thường hay quá trễ. Một trường hợp ngoại lệ là những bệnh nhân có lượng triglyceride trên 1.000 thì dễ bị viêm tụy cấp.

Tại sao ta phải trị cholesterol cao?

Như đã đề cập ở trên, lượng cholesterol cao trong máu sẽ dễ dẫn đến những bệnh tim mạch như nghẽn mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nghẽn mạch chân. Vì vậy, làm giảm lượng cholesterol trong máu sẽ giúp bệnh nhân tránh hay ít bị những bệnh này.
Lượng cholesterol cao trong máu sẽ dễ dẫn đến những bệnh tim mạch

Bệnh nhân có phải uống thuốc giảm cholesterol suốt đời hay không?

Vì gan là cơ quan sản sinh cholesterol trong cơ thể của chúng ta, nếu không có thuốc mỗi ngày thì lượng cholesterol sẽ từ từ tăng lên. Vì vậy chúng ta phải uống thuốc giảm cholesterol mãi mãi. Thế nhưng những bệnh nhân chịu tập thể dục thường xuyên và cữ ăn theo đúng tiêu chuẩn để lượng cholesterol thấp xuống thì có hy vọng bỏ thuốc được. Có nhiều bệnh nhân bỏ uống thuốc sau khi đã dùng vài tháng vì họ đo lại lượng cholesterol và thấy xuống thấp. Ðiều này rất sai lầm vì chỉ trong một thời gian ngắn thì lượng cholesterol của họ sẽ bị lên cao trở lại.

Làm thế nào để tránh bị cholesterol cao?

Vì cholesterol có trong đồ ăn có nguồn gốc động vật, chúng ta phải ăn ít những loại đồ ăn như mỡ, thịt, trứng. Nếu uống sữa tươi thì dùng loại ít béo hoặc không béo. Vì dầu là loại mỡ có nguồn gốc thực vật và giúp cho cơ thể sản sinh ra nhiều cholesterol, nên chúng ta cần nên ăn ít dầu. Các loại dầu dừa hay đậu phộng hay rau làm nghẽn mạch máu nhiều hơn dầu granola hay dầu ôliu. Chúng ta nên ăn ít lại nếu bị tăng cân hay bị béo phì vì giảm cân thì cholesterol cũng giảm.
Chúng ta cũng đừng quên tập thể dục vì tập thể dục cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và làm tăng lượng cholesterol HDL tốt.

Có khám phá mới gì trong vấn đề trị bệnh cholesterol gần đây hay không?

Gần đây bác sĩ đã nghiên cứu được rằng những người đã bị nghẽn mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hay bệnh tiểu đường thì cần có lượng cholesterol thấp hơn những bệnh nhân khác. Vì thế, những bệnh nhân này nên để ý đến lượng cholesterol và sức khỏe của mình kỹ hơn.

Vậy lượng cholesterol bao nhiêu mới được xem là tốt?

Khi bác sĩ nói đến cholesterol của bệnh nhân, họ thường đề cập đến lượng cholesterol toàn phần. Con số được coi là “trung bình” nằm vào khoảng 200. Nếu thấp hơn 200 thì được xem là tốt. Nếu nằm trong khoảng 200 đến 240 thì được xem là “hơi cao” hay ở ngưỡng. Và nếu trên 240 thì xem là cao nhiều. Tuy nhiên, lượng cholesterol toàn phần gồm có cholesterol xấu LDL, cholesterol tốt HDL, một phần của triglycerid. Cần phải đánh giá các chỉ số này nữa, chứ không chỉ đánh giá lượng cholessteroltoàn phần.

Biến chứng cholesterol máu cao

Biến chứng cholesterol máu cao

Khi mỡ máu tăng cao, gây lắng đọng mỡ ở gan là nguyên nhân chính dẫn đến gan nhiễm mỡ và có những biểu hiện như: mệt mỏi, vàng da, đau bụng, buồn nôn, nặng hơn là suy giảm chức năng gan và ung thư gan. Gan nhiễm mỡ thường gặp ở những người béo phì và thường xuyên ăn nhậu.
Thông thường mỡ máu tăng cao làm chất béo tích tụ trong thành động mạch dẫn đến nguy cơ bị xơ vữa động mạch vành. Xơ vữa động mạch có thể làm tăng huyết áp nhẹ và tăng sinh cục máu đông, cụ thể là xơ vữa động mạch và cục máu đông gây tắc ở động mạch não thường có biểu hiện: lú lẫn, hay quên, nặng hơn là xuất huyết não, tai biến mạch máu não hoặc liệt nửa người.
Xơ vữa động mạch và cục máu đông gây tắc ở động mạch tim thường có biểu hiện như: đau ngực, loạn nhịp tim, suy tim nặng hơn là nhồi máu cơ tim.
Xơ vữa động mạch và cục máu đông gây tắc ở động mạch các chi thường có biểu hiện như: nhợt nhạt, tím tái các chi nặng hơn là hoại tử ngón tay, ngón chân.
Ngoài ra, bệnh đái tháo đường và cao huyết áp dễ gây hình thành cục máu đông ở tay chân làm xuất hiện các nốt xuất huyết nên rất dễ gây tổn thương hoặc nhiễm khuẩn, nặng hơn có thể gây hoại tử các chi.

Chẩn đoán cholesterol máu cao

Chẩn đoán cholesterol máu cao

Cholesterol máu cao không có triệu chứng. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện cholesterol cao.
Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ cholesterol
  • Cholesterol toàn phần: ≥ 240mg/dL .
  • LDL cholesterol: ≥ 160mg/dL.
  • HDL cholesterol: ≤ 40mg/dL.
  • Triglycerid: ≥ 200mg/dL
Để có kết quả chính xác, không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì (trừ nước) trong 9-12 tiếng trước khi lấy mẫu máu.
Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra nồng độ các cholesterol với đơn vị là milligam mỗi decilit máu (mg/dL). Để xác định nồng độ các cholesterol tác động như thế nào lên nguy cơ bị bệnh tim của bạn, bác sĩ cũng sẽ tính dựa trên các yếu tố nguy cơ khác chẳng hạn như tuổi, tiền sử gia đình, hút thuốc lá và huyết áp cao.
Cholesterol máu cao thường không có triệu chứng
Tổng lượng cholesterol trong máu (hay huyết tương):
  • Dưới 200 mg/dL: lý tưởng
Nếu nồng độ LDL, HDL và chất béo trung tính đều ở mức lý tưởng và bạn không có bất cứ các yếu tố nguy cơ nào khác bị bệnh tim, với tổng lượng cholesterol máu dưới 200 mg/dL, nguy cơ bị bệnh động mạch vành tim của bạn tương đối thấp.
Tuy nhiên, ngay cả khi ít có nguy cơ, vẫn là sáng suốt nếu ăn theo chế độ khẩu phầu có lợi cho sức khỏe tim, hoạt động thể chất thường xuyên và và tránh hút thuốc lá. Hãy đi kiểm tra nồng độ cholesterol máu 5 năm/1 lần hoặc theo như khuyến cáo của bác sĩ.
  • Từ 200 đến 239 mg/dL: Giới hạn - Nguy cơ cao
Nếu cholesterol toàn phần rơi vào khoảng 200 tới 239 mg/dL, bác sĩ sẽ đánh giá nồng độ cholesterol LDL (có hại), cholesterol HDL (có lợi) và các chất béo trung tính. Có thể cholesterol toàn phần ở mức cao-giới hạn với nồng độ cholesterol LDL (có hại) ở trị số bình thường cân bằng với nồng độ cholesterol HDL (có lợi) ở mức cao.
Hợp tác với bác sĩ để lập chương trình phòng ngừa và điều trị thích hợp cho bạn. Thực hiện thay đổi lối sống, bao gồm ăn theo khẩu phần có lợi cho sức khỏe tim, hoạt động thể chất thường xuyên và tránh hút thuốc lá. Tùy thuộc vào nồng độ cholesterol LDL (có hại) và các yếu tố nguy cơ khác, có thể bạn cũng cần thuốc. Hỏi bác sĩ bao lâu thì bạn nên đi xét nghiệm lại cholesterol.
  • Từ 240 mg/dL trở lên: Nguy cơ cao
Người có cholesterol toàn phần từ 240 mg/dL trở lên thường có nguy cơ bị bệnh động mạch vành tim cao gấp 2 lần người có trị số cholesterol ở mức lý tưởng (200 mg/dL). Nếu kết quả xét nghiệm không cho ra kết quả nồng độ cholesterol LDL, cholesterol HDL và các chất béo trung tính, bác sĩ sẽ cho y lệnh thực hiện một số xét nghiệm máu lúc bụng đói.
Hợp tác với bác sĩ để lập chương trình phòng ngừa và điều trị thích hợp cho bạn. Bạn có cần phải dùng đến các thuốc điều hòa cholesterol hay không, thì vẫn phải thay đổi lối sống, bao gồm ăn theo khẩu phần có lợi cho sức khỏe tim, hoạt động thể chất thường xuyên và tránh hút thuốc lá.
Nồng độ cholesterol HDL (có lợi)
Đối với cholesterol HDL (có lợi), nồng độ càng cao càng tốt. Nồng độ cholesterol HDL thấp (dưới 40 mg/dL đối với nam giới, dưới 50 mg/dL đối với phụ nữ) thì có nguy cơ bị bệnh tim cao. Ở nam giới, trung bình nồng độ HDL dao động trong khoảng từ 40 tới 50 mg/dL. Ở phụ nữ, trung bình nồng độ HDL dao động trong khoảng từ 50 tới 60 mg/dL. Nồng độ cholesterol HDL từ 60 mg/dL trở lên có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim.
Nồng độ cholesterol LDL càng cao thì nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ càng cao
Hút thuốc lá, thừa cân và làm việc ở tư thế ngồi lâu có thể cùng tác động để làm giảm nồng độ cholesterol HDL. Nên nâng nồng độ HDL, tránh hút thuốc lá, duy trì cân nặng hợp lý và phải dành ít nhất 30-60 phút hoạt động thể chất nhiều hơn những người không có nồng độ cholesterol HDL thấp.
Người có chất béo trung tính trong máu cao thường cũng bị hạ cholesterol HDL và có nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Progesterone, steroids đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam (testosterone) cũng làm hạ nồng độ cholesterol HDL. Nội tiết tố sinh dục nữ làm tăng nồng độ cholesterol HDL.
Nồng độ cholesterol LDL (có hại)
Nồng độ cholesterol LDL càng thấp bao nhiêu thì nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ thấp bấy nhiêu. Trên thực tế, trị số này chỉ ra nguy cơ rõ hơn là cholesterol toàn phần. Nói chung, nồng độ LDL thuộc ba nhóm sau:
Các nồng độ LDL Cholesterol
  • Thấp hơn 100 mg/dL: Tối ưu
  • 100 đến 129 mg/dL: Gần đạt được trị số tối ưu / Trên mức tối ưu
  • 130 đến 159 mg/dL: Nồng độ cao giới hạn
  • 160 đến 189 mg/dL: Cao
  • 190 mg/dL trở lên: Rất cao
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ khác sẽ được căn cứ vào để giúp xác định ngưỡng nồng độ LDL cần phải được điều chỉnh xuống cũng như các biện pháp điều trị phù hợp. Nồng độ LDL được cho là bình thường với bạn có thể là không được coi là bình thường với bạn bè hay người hàng xóm nhà bạn. Hỏi cặn kẽ bác sĩ của bạn về nồng độ và các chọn lựa điều trị để có một chương trình điều trị có hiệu quả cho trong trường hợp của bạn.
Các chất béo trung tính trong máu cao là một yếu tố nguy cơ có liên quan tới lối sống
Nồng độ chất béo trung tính
Chất béo trung tính là một dạng chất béo. Những người có các chất béo trung tính trong máu cao thường có mức cholesterol toàn phần cao, gồm cholesterol LDL (có hại) cao và cholesterol HDL (có lợi) thấp.
Nồng độ chất béo trung tính được phân vào một trong các nhóm:
  • Bình thường: Thấp hơn 150 mg/dL
  • Cao-Giới hạn: 150-199 mg/dL
  • Cao: 200-499 mg/dL
  • Rất cao: 500 mg/dL
Đa số người có nồng độ chất béo trung tính cao do thừa cân/béo phì, ít hoạt động thể chất, hút thuốc lá, uống rượu quá độ, và/hoặc khẩu phần ăn rất nhiều chất bột đường hydrat các-bon (chiếm từ 60% lượng calo trở lên).
Các chất béo trung tính trong máu cao là một yếu tố nguy cơ có liên quan tới lối sống; tuy nhiên, các bệnh lý bên trong hay các rối loạn di truyền cũng có thể là nguyên nhân.
Nồng độ chất béo trung tính từ 150 mg/dL trở lên là một yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá. Hội chứng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ bệnh tim và các rối loạn chuyển hóa khác, kể cả tiểu đường.

Điều trị cholesterol máu cao

Điều trị cholesterol máu cao

Với người bị cholesterol máu cao, điều trị bằng thuốc không phải lúc nào cũng tốt; chưa nói đến các thuốc này thường đắt, không phải ai cũng đủ khả năng mua điều trị lâu dài. Các chuyên gia tim mạch đưa ra giải pháp hợp lý và hiệu quả, đó là kết hợp điều trị bằng thuốc và thức ăn.
Bình thường cholesterol là chất cần thiết và có lợi, vì nó là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng, sợi thần kinh, hormone (như hoóc-môn sinh dục nam, nữ), vitamin (như vitamin D), giúp gan sản xuất ra a-xít mật, có lợi cho tiêu hóa.
Người ta chia cholesterol thành hai loại:
  • Loại có lợi: Là loại phức hợp giữa cholesterol với lipoprotein phân tử lượng cao, có chức năng mang cholesterol tích trong mạch máu ra ngoài.
  • Loại có hại: Là loại phức hợp giữa cholesterol với lipoprotein phân tử lượng thấp, có chức năng làm cho chất béo bám vào thành mạch gây xơ mỡ động mạch.
Bình thường lượng cholesterol toàn phần nhỏ hơn 200mg%. Khi lớn hơn 240mg% là cao. Tuy nhiên, chỉ khi nào loại cholesterol có hại quá cao (lớn hơn 180mg%) và loại cholesterol có lợi quá thấp (dưới 35mg%) thì lúc đó mới có sự rối loạn cân bằng cholesterol. Thầy thuốc căn cứ vào sự rối loạn cân bằng này và tiền sử bệnh tật của người bệnh mới quyết định có dùng thuốc hay không. Ðừng vì hiểu không thấu đáo, quá lo lắng, tự ý mua thuốc dùng.

Điều trị bằng thuốc:

Thuốc làm hạ cholesterol thường có 4 nhóm chính, nhưng thường dùng nhất là nhóm fibrat và statin.
Điều trị bằng thuốc có nhiều ưu điểm trong việc giảm cholesterol (ảnh: Internet)
Nhóm fibrat: biệt dược thông dụng là lypanthyl (viên 100mg, 300mg), làm giảm loại cholesterol có hại, tăng cholesterol có lợi, lập lại cân bằng bình thường về hai loại này. Nhờ thế làm giảm hẳn lượng cholesterol trong máu (nếu dùng lâu dài) và từ đó làm giảm nguy cơ xơ mỡ động mạch.
Tuy nhiên thuốc loại này thường làm tổn thương cơ (thường xảy ra hơn đối với người bị đau cơ lan tỏa), ảnh hưởng xấu đến thận và gan (làm tăng chỉ số transaminnaza). Vì thế không được dùng cho người suy gan thận, với người bình thường khi dùng cũng phải định kỳ kiểm tra chức năng gan (đo chỉ số transaminaza).
Nhóm statin: Biệt dược thông dụng là lescol (viên 20mg). So với nhóm trên, thì nhóm này làm giảm cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi với mức mạnh hơn, do đó ngăn ngừa tốt hơn nguy cơ xơ mỡ động mạch và một số bệnh tim khác.
Một ưu điểm khác là thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn (khoảng 98%). Thuốc có những tác dụng độc như nhóm trên nên cũng có khuyến cáo tương tự. Ngoài ra chưa có các thông tin đầy đủ cho trẻ dưới 18 tuổi nên không nên dùng cho đối tượng này.
Nhóm niacin: biệt dược thông dụng niacin (viên nén 5, 50, 100, 150 và 500mg, ống tiêm 1ml chứa 0,17% niacin). Thuốc làm giãn nở các động mạch nhỏ, mao mạch, giảm cholesterol máu. Thường dùng phối hợp với nhóm statin.
Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, không dùng cho trẻ em, hết sức thận trọng khi dùng cho người sỏi mật, người có bệnh mạch vành. Theo dõi cẩn thận người bệnh có tiền sử vàng da, có bệnh gan hay loét tiêu hóa nếu phải dùng thuốc. Cấm dùng với người rối loạn chức năng gan, loét tiêu hóa, chảy máu động mạch.
Nhóm resin: biệt dược thông dụng là cholestyramin hoặc cholestipal. Thuốc làm giảm loại lipoprotein phân tử lượng thấp (tức gián tiếp làm giảm cholesterol có hại) và từ đó làm giảm lượng cholesterol toàn phần xuống 25-30%, làm giảm sự tích tụ li-pít ngoài thành mạch.
Tuy nhiên, bản chất của thuốc là nhựa trao đổi ion, không bị hấp thu qua đường tiêu hóa, sau 3-6 tuần không dùng thuốc, lượng lipoprotein tỷ trọng thấp và cholesterol toàn phần lại tăng lên. Thuốc có thể gây táo bón và tiêu chảy, nôn, nhưng sẽ tự mất đi khi ngừng dùng.
Hiện nay, người ta còn dùng một loại thuốc mới có tên là lipotropic, thực chất là một hỗn hợp gồm các chất hướng mở, vận chuyển mỡ. Hỗn hợp này làm tăng việc sản xuất ra lecithin do đó giúp hòa tan cholesterol, giảm lượng cholesterol thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ xơ mỡ động mạch...
Những thuốc nói trên thường đắt, khó dùng. Thầy thuốc chỉ cho khi có sự rối loạn mất cân bằng cholesterol thực sự và khi tiền sử người bệnh không có bệnh tim mạch, tiểu đường.

Phòng ngừa cholesterol máu cao

Phòng ngừa cholesterol máu cao

Phòng bệnh bằng chế độ ăn uống:

Thầy thuốc thường khuyên điều trị bằng cách không dùng thuốc mà thực hiện chế độ ăn thích hợp, cụ thể là:
Phần năng lượng do chất béo cung cấp hàng ngày chỉ được chiếm dưới 30% (khoảng 700Kcalo) so với tổng năng lượng cần dùng hàng ngày (khoảng 2.200 Kcalo). Cơ cấu chất béo phải thay đổi. Giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, pho-mát, margarin...). Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng...) vì chúng làm giảm cholesterol toàn phần và giảm cholesterol có hại.
Không ăn nhiều các thức ăn giàu cholesterol. Nhu cầu hàng ngày là 300mg cholesterol. Một lòng đỏ trứng có trung bình 215mg cholesterol. Thực phẩm hàng ngày không chỉ có trứng mà còn có các loại chứa cholesterol khác (như thịt, sữa, gan, bơ, lòng súc vật...). Mỗi tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng là vừa. Trong 100g tôm có 195mg cholesterol nhưng ít ai ăn tới 100g tôm một ngày nên người ta không đề cập đến việc kiêng tôm. Thịt có màu đỏ (bò, trâu, lợn...) có nhiều cholesterol và acid béo hão hòa và sự hiện diện cả 2 chất này là không lợi cho bệnh tim mạch.
Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm giảm lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi,...
Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm giảm lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng ớt. Mỗi ngày nên ăn 200 gam rau lá, 100 gam củ, quả non, 200 gam quả chín.
Ăn cá nhiều hơn ăn thịt, nên chọn loại cá béo, loại chất béo omega-3 có trong mỡ cá béo sẽ làm giảm lipit máu, giảm cholesterol máu.
Như vậy, người bị cholesterol cao không nên kiêng khem quá; nếu biết cách ăn, vẫn có thể béo khỏe. Ngoài chế độ dinh dưỡng nói trên, người bệnh còn cần vận động thường xuyên kiên trì (như dọn dẹp, lên xuống cầu thang, tập thể dục, chăm sóc cây cảnh...) để giảm béo.
Thay đổi lối sống:
  • Giảm số cân thừa.
  • Chọn những loại thực phẩm lành mạnh có lợi cho tim.
  • Tập luyện thường xuyên.
  • Không hút thuốc lá.

Dùng thuốc:

Các thuốc nhóm statin. Có tác dụng ức chế một chất mà gan cần để tạo ra cholesterol và giúp tái hấp thu cholesterol từ những lắng đọng ở thành động mạch. Nhóm thuốc này gồm atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Altoprev, Mevacor), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor) và simvastatin (Zocor).
Để giảm cholesterol trong máu cần kết hợp nhiều thuốc
Các resin gắn acid mật, gồm cholestyramine (Prevalite, Questran), colesevelam (WelChol) and colestipol (Colestid) làm giảm cholesterol gián tiếp nhờ gắn vào acid mật, khiến gan phải sử dụng lượng cholesterol thừa để tạo thêm acid mật, nhờ đó làm giảm cholesterol trong máu.
Chất ức chế hấp thu cholesterol như ezetimibe (Zetia), thường được dùng kết hợp với statin.
Nếu có triglyceride trong máu cao, có thể điều trị bằng:
Các thuốc nhóm fibrat, như fenofibrate (Lofibra, Tricor) and gemfibrozil (Lopid) làm giảm sản sinh cholesterol lipoprotein tỷ trọng cực thấp (VLDL) ở gan và đẩy nhanh việc loại bỏ triglyceride ra khỏi máu.
Niacin (Niaspan) hạn chế sản sinh cholesterol LDL and VLDL ở gan.

Chế độ chăm sóc bệnh cholesterol máu cao

Chế độ chăm sóc bệnh cholesterol máu cao

Ăn uống với bệnh máu nhiễm mỡ
Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần chú ý mấy điểm sau:
  • Không nên ăn sau 8 giờ tối. Những người bị máu nhiễm mỡ nếu ăn tối quá muộn mà lại ăn thức ăn nhiều đạm thì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
  • Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
  • Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
  • Thông thường bữa ăn tối nên ăn vào 7 giờ là hợp lý.
  • Ăn tối lúc 7 giờ là tốt nhất đối với người có lượng cholesterol cao trong máu.
  • Tăng cường rau xanh và ngũ cốc: Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin C có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch. Ngoài ra, trong rau xanh có chứa chất xơ, người ăn nhiều rau thì lượng axit cholic để phân giải cho cholesterol trong phân tương đối cao. Từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu. Trong đậu, ngũ cốc, quả cứng có chứa mangan, crôm có thể phòng chống bệnh xơ cứng động mạch. Rong biển có chứa hàm lượng iốt cao có thể ngăn ngừa mỡ bám vào thành động mạch. Đặc biệt, những người máu nhiễm mỡ cần tránh xa thuốc lá.
  • Chế độ ăn cho người có cholesterol máu cao
  • Lượng cholesterol trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến mức cholesterol toàn phần trong máu. Chất béo này có nhiều trong các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, nhất là phủ tạng như óc, gan, thận, tim, dạ dày, ruột và trứng.
  • Mỗi ngày, lượng cholesterol trong khẩu phần ăn nên dưới 300 mg.
  • Với người bị cholesterol máu cao, một chế độ ăn hợp lý là: giảm chất béo động vật, tăng dầu thực vật (lượng dầu mỡ không quá 20 g/ngày), bớt ăn thịt, ăn nhiều cá và các sản phẩm đậu nành, rau quả (500 - 600g/ngày, chọn loại ít ngọt). Năng lượng cung cấp nên dưới 1.800 Kcalo/ngày. Nên chọn chất bột từ ngũ cốc và khoai củ, hạn chế các loại đường, mía, bánh kẹo, nước ngọt.
  • Các thực phẩm có thể sử dụng hằng ngày:
    • Các loại rau, củ: Rau cải, rau muống, rau giền, dưa leo, dưa gang, mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, mướp, giá đỗ, măng, cà rốt, su hào, su su…
    • Các loại hoa quả ít ngọt: Mận, bưởi, đào, cam, quýt, lê, táo, thanh long, dưa hấu.
    • Gạo và các loại khoai củ: Khoảng 200-250 g/ngày.
    • Thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà (bỏ da), cá ít mỡ.
    • Sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ.
    • Người có lượng cholesterol cao trong máu nên uống sữa đậu nành
  • Các loại thực phẩm nên hạn chế:
    • Gạo, khoai, ngũ cốc khác: Tối đa 3 bát cơm/ngày.
    • Đường, các loại bánh kẹo, nước ngọt.
    • Các loại hoa quả quá ngọt: Chuối, mít, na, vải, nhãn, xoài.
    • Sữa đặc có đường.
    • Trứng các loại: 1-2 quả/tuần.
  • Những thực phẩm cấm dùng:
    • Các loại phủ tạng: Óc, tim, gan, thận, dạ dày, dồi lợn.
    • Thịt mỡ, các loại mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ.
    • Bơ, phomát, sôcôla.
    • Sữa bột toàn phần.
    • Khi chế biến thức ăn, nên tăng các món hấp luộc, hạn chế xào, rán.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Do vị trí gần khu vực vùng chậu thấp, bệnh nhân có thể bị chẩn đoán nhầm với thoát vị đĩa đệm thắt lưng, viêm màng nhện, và ở phụ nữ, có thể bị chẩn đoán nhầm với các bệnh phụ khoa. Việc chẩn đoán chính xác có thể phức tạp hơn nếu bệnh nhân có bệnh khác.

  • 28-05-2018
    Vào cuối vòng kinh, niêm mạc tử cung (dạ con) là lớp lót bên trong tử cung sẽ dầy lên. Do giảm lượng nội tiết trong cơ thể ở cuối vòng kinh làm cho các mạch máu xoắn lại và đứt gây chảy máu đồng thời lớp niêm mạc này cũng bị bong ra chảy ra ngoài, người
  • 28-05-2018
    Đau tạo ra phản xạ rút lui còn ngứa tạo ra phản xạ gãi. Những sợi thần kinh không myelin của cảm giác ngứa và đau đều xuất phát từ da, tuy nhiên chúng chuyển thông tin về trung ương đến 2 hệ thống khác nhau đều dùng chung một bó sợi thần kinh ngoại biên
  • 28-05-2018
    Tàn nhang là những đốm nâu nhỏ trên da. Đôi khi, chúng có màu đa dạng từ đỏ, vàng, nâu vàng, nâu sáng, nâu đến đen. Những đốm tàn nhang sẽ càng rõ hơn khi có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những đốm tàn nhanh này có thể xuất hiện theo nhóm, phần
  • 17-10-2018

    Tiền sản giật được định nghĩa là tình trạng huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20 ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó. Sự tăng huyết áp nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu không điều trị, tiền sản giật

  • 28-05-2018
    Thuật ngữ ‘Parkinson’ đề cập đến những vấn đề liên quan đến vận động cơ không chủ ý của cơ thể. Parkinson thứ phát - hay còn gọi là hội chứng Parkinson, có các triệu chứng và diễn tiến bệnh tương tự như bệnh Parkinson.