Loét dạ dày-tá tràng

Viêm loét dạ dày-tá tràng là hiện tượng viêm và mất chất của niêm mạc dạ dày-tá tràng. Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày-tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ
Viêm loét dạ dày-tá tràng là hiện tượng viêm và mất chất của niêm mạc dạ dày-tá tràng.
Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày-tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới.
Ngoài ra nhờ nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% bệnh nhân bị loét dạ dày-tá tràng mà không hề có triệu chứng đau, cũng như khoảng 30 - 40% có đau kiểu loét dạ dày-tá tràng nhưng lại không tìm thấy ổ loét.
Hàng năm, trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp...

Triệu chứng, biểu hiện loét dạ dày-tá tràng

Triệu chứng, biểu hiện loét dạ dày-tá tràng

Những triệu chứng chung khi bị loét dạ dày-tá tràng.
Những cơn đau vùng thượng vị:
Kéo dài từ 15 phút - 1 giờ, có thể khu trú ở bên trái nếu là viêm loét dạ dày hoặc bên phải nếu là viêm loét tá tràng. Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn phải, hoặc có thể chói ra sau lưng (nếu loét ở thành sau dạ dày).
Những rối loạn tiêu hóa:
Đi ngoài phân đen khi bị chảy máu ổ loét
Nôn mửa, buồn nôn xảy ra trong trường hợp viêm loét dạ dày, nhưng nôn mửa thường ít xảy ra trong viêm loét tá tràng nếu không có biến chứng.

Nguyên nhân loét dạ dày-tá tràng

Nguyên nhân loét dạ dày-tá tràng

Có rất nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày-tá tràng.
Theo Y học hiện đại
Loét dạ dày-tá tràng là kết quả của sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày-tá tràng và một bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng.
Yếu tố phá hủy niêm mạc: HCl và Pepsine.
Yếu tố bảo vệ niêm mạc: chất nhày, HCO3 và hàng rào niêm mạc dạ dày.
Theo đó, những nguyên nhân gây hoạt hóa yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày-tá tràng có thể kể đến:
1- Sự căng thẳng thần kinh do các stress tâm lý kéo dài gây nên trạng thái cường phó giao cảm, mà kết quả sẽ gây tăng tiết HCl và tăng bóp cơ trơn dạ dày.
2- Sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP) sẽ hủy hoại tế bào D ở niêm mạc dạ dày-tá tràng (là tế bào tiết somatostatine có tác dụng ức chế tiết gastrine) qua đó sẽ gây tăng tiết HCl.
Ngược lại, những nguyên nhân làm suy giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng lại là:
1- Sự căng thẳng thần kinh do các stress tâm lý kéo dài sẽ làm các tế bào nhày ở niêm mạc dạ dày-tá tràng giảm bài tiết HCO3.
2- Rượu và các thuốc chống đau giảm viêm NSAID, ngoài việc thông qua cơ chế tái khuếch tán ion H+ còn ức chế sự tổng hợp Prostaglandine, do đó vừa đồng thời làm tăng tiết HCl, vừa hủy hoại tế bào niêm mạc dạ dày-tá tràng, cũng như làm giảm sinh sản tế bào niêm mạc dạ dày.
3- Corticoid và các dẫn xuất của nó qua cơ chế giảm tổng hợp Glucoprotein (một thành phần cơ bản của chất nhày) sẽ làm giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.
4- Vai trò tưới máu của hệ mao mạch dạ dày-tá tràng đối với sự bền vững của hàng rào niêm mạc dạ dày-tá tràng. Theo đó, xơ vữa hệ mao mạch dạ dày-tá tràng (kết quả từ hiện tượng sản sinh các gốc tự do) sẽ làm cản trở sự tưới máu niêm mạc dạ dày-tá tràng, được dùng để giải thích cho cơ chế viêm dạ dày mạn tính cũng như giải thích lý do tại sao có nhiều ổ loét to và bất trị ở người có tuổi.
5- Sự hiện diện của xoắn khuẩn HP ở niêm mạc dạ dày-tá tràng sẽ sản sinh ra NH3 vừa cản trở sự tổng hợp chất nhày vừa làm biến đổi cấu trúc phân tử chất nhày từ dạng hình cầu sang dạng hình phiến mỏng, khiến cho lớp chất nhày dễ bị tiêu hủy bởi Pepsine. Ngoài ra, chính HP còn tiết ra protease, phospholipsae, độc tố 87 KDA protein và kích thích tiết interleukin gây tổn thương trực tiếp lên tế bào niêm mạc dạ dày.
6- Yếu tố thể tạng: nhóm máu O có tần suất loét cao hơn các nhóm máu khác, điều này có lẽ liên quan đến sự ưu tiên kết hợp giữa nhóm máu O và HP, sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 với tần suất loét tá tràng.
7- Vai trò của thuốc lá trong việc ức chế tiết HCO3 của tuyến tụy, gia tăng thoát dịch vị vào tá tràng và đưa đến nhiễm HP.
Theo Y học cổ truyền
Bệnh loét dạ dày-tá tràng với biểu hiện lâm sàng là đau vùng thượng vị cùng với một số rối loạn tiêu hóa, được xếp vào bệnh lý của Tỳ Vị với bệnh danh là Vị quản thống mà nguyên nhân có thể là:
1- Những căng thẳng tâm lý kéo dài như giận dữ, uất ức khiến cho chức năng sơ tiết của tạng Can mộc bị ảnh hưởng, từ đó cản trở tới chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.
2- Những căng thẳng tâm lý kéo dài như lo nghĩ, toan tính quá mức cũng như việc ăn uống đói no thất thường sẽ tác động xấu tới chức năng kiện vận của tạng Tỳ và ảnh hưởng xấu tới chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.
 

Các yếu tố nguy cơ loét dạ dày-tá tràng

Các yếu tố nguy cơ loét dạ dày-tá tràng

Ngoài những nguyên nhân thông thường, loét dạ dày còn có thể là do một số loại vi khuẩn gây ra như Helicobacter pylori (H. pylori).
Nhiều người thường quan niệm rằng, loét dạ dày chỉ xảy ra đối với những người có cường độ làm việc nặng nhọc và thường xuyên phải chịu đựng cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.
Tuy nhiên, theo kết quả từ những cuộc nghiên cứu mới đây nhất, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: ngoài những nguyên nhân thông thường, loét dạ dày còn có thể là do một số loại vi khuẩn gây ra như Helicobacter pylori (H. pylori). Loại vi khuẩn này đã tồn tại sẵn trong cơ thể chúng ta.
Bên cạnh đó, loét dạ dày còn mang yếu tố di truyền. Nhưng cũng không có nghĩa là bạn sẽ loại trừ được nguy cơ viêm loét dạ dày nếu như gia đình bạn trước đó chưa có ai mắc phải chứng bệnh này.
Sau đây là những tác nhân có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng loét dạ dày:
Do rượu.
Do hút thuốc lá.
Do thuốc Aspirin.
Do thuốc Ibuprofen.
Do thuốc naproxen.
Do chế độ ăn quá cay, nhiều gia vị, nhiều chất béo hay thức ăn nhiều axit.
Do trà.
Cà phê.
Những loại thức ăn và đồ uống có chứa caffein.
 

Điều trị loét dạ dày-tá tràng

Điều trị loét dạ dày-tá tràng

Một số phương pháp điều trị loét dạ dày-tá tràng.
Nguyên tắc điều trị:
Làm lành ổ loét.
Loại bỏ xoắn khuẩn Helicobacter pylori.
Phòng chống tái phát.
Theo dõi và phát hiện tình trạng ung thư hóa.
Việc điều trị nội khoa trường hợp viêm loét dạ dày-tá tràng bao gồm:
1. Chế độ ăn uống:
Cho đến nay, việc thực hiện chế độ ăn uống gồm các thức ăn mềm, không gia vị, nhiều trái cây không ích gì cho việc làm lành ổ loét, cũng như chế độ ăn sữa và kem cũng không làm cho tình trạng loét xấu hơn. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên tránh những thức ăn gây đau hơn hoặc gây rối loạn tiêu hóa xấu hơn, đồng thời bệnh nhân phải kiêng cà phê, thuốc lá và rượu.
2. Thuốc: (Dùng thuốc tây cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc)
Đối với những trường hợp loét có nhiễm HP, loét tái phát nhiều lần, loét có biến chứng chảy máu, tham khảo phác đồ sau đây:
Colloidal Bismuth Subcitrate 108 mg x 4 lần/ngày
Tetracycline 500 mg x 4 lần/ngày
Metronidazol (hoặc Tidinazol) 500 mg x 2 lần/ngày
Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày.
 

3 cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả tại nhà

3 cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả tại nhà
Viêm dạ dày là tình trạng viêm ở lớp niêm mạc dạ dày, cơn đau thường xuất hiện ở vùng trên rốn, có thể lan ra sau lưng. Sau đây là các cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả.
Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ + mật ong
Nghệ tán thành bột, trộn với mật ong để ăn hàng ngày. Công thức này là một trong những cách chữa viêm loét dạ dày rất hiệu quả, được áp dụng rộng rãi hiện nay. Dưới đây là cách chế biến nghệ và mật ong theo dạng viên thuốc để chữa viêm loét dạ dày.
a) Chuẩn bị
120gr bột nghệ tươi (có thể nhiều hơn nếu muốn làm nhiều)
60g mật ong (có thể nhiều hơn nhưng vẫn đảm bảo theo tỷ lệ 2 phần nghệ/1 phần mật ong)
1 lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa có nắp kín
b) Thực hiện
Trộn đều hỗn hợp bột nghệ và mật ong
Se thành các viên nhỏ sao cho mỗi viên khoảng 5gr (35-40 viên)
Cho các viên nghệ mật ong vào trong lọ bảo quản ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi khô ráo thoáng mát
c) Hướng dẫn chữa viêm loét dạ dày bằng viên nghệ + mật ong
Với bệnh nặng: dùng liên tục khoảng 40 ngày. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên (có thể dùng lâu hơn với người thích ứng thuốc kém hoặc bệnh quá nặng)
Trường hợp bệnh nhẹ (mới chớm bị bệnh): Sử dụng liên tục 5-10 ngày, mỗi ngày 9 viên, chia 3 bữa.
Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm loét dạ dày bằng viên nghệ + mật ong:
Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì giai đoạn này trẻ kỵ không nên dùng mật ong.
Chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả từ cây nha đam
Cây nha đam (hay còn gọi là lô hội) không chỉ được ví là 'thần dược sắc đẹp' bởi công dụng làm đẹp cho chị em mà nhựa của nó còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, ức chế men pepsin và acid hydrochloric không cho tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày.
Cách chữa viêm dạ dày hiệu quả từ loại cây 'thần dược' này cực kỳ đơn giản.
Công thức:
• 20g lô hội
• 20g dạ cẩm
• 12g nghệ vàng (tán bột mịn)
• 6g cam thảo
Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Thêm mai mực tán bột 10g uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 15-20 ngày là một liệu trình.
Tuy nhiên cần lưu ý: Nha đam có tác dụng tẩy cực mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư nhược, đại tiện phân lỏng.
Cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả bằng nước ép bắp cải
Bắp cải là một loại rau phổ biến trong mùa thu - đông, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chữa được nhiều bệnh. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.
Theo đông y, nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột. Cách làm nước ép bắp cải chữa viêm loét dạ dày như sau:
• Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên ngoài)
• Rửa sạch và dọc đôi từng lá theo sống lá. Sau đó chần qua với nước sôi, vớt ra để ráo nước.
• Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước (1kg bắp cải có thể ép được khoảng 500ml nước).
Liều dùng: Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống, mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì, có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác.
Lưu ý: Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Đây chỉ là 3 trong rất nhiều cách chữa bệnh viêm loét dạ dày theo dân gian. Mọi người có thể tham khảo thêm các cách chữa khác từ mía, dạ dày nhím, lá mơ…
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)
 

Phòng ngừa loét dạ dày-tá tràng

Để phòng ngừa và điều trị tốt bệnh viêm loét dạ dày, chúng ta cần phải có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Không ăn nhiều chất kích thích quá chua, quá cay, quá nóng.
Không uống rượu, không hút thuốc lá.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ.
Nên giữ tinh thần lạc quan tránh căng thẳng thần kinh, không ăn khi quá mệt mỏi và căng thẳng.
Khi thấy các triệu chứng: đau bụng kéo dài, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, thiếu máu, tiêu phân đen, ói máu... bệnh nhân cần đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-09-2018

    Thoát vị hoành là một bệnh lý bẩm sinh, khi quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn, các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực

  • 28-05-2018
    Hội chứng kháng thể kháng phospholipid thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh lý này, các kháng thể của hệ thống miễn dịch nhận định nhầm phoshpolipid (một loại chất béo có trong các tế bào) là chất có hại và tấn công, khiến cho các tế bào bị tổn thương.
  • 28-05-2018
    Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng, tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến
  • 28-05-2018
    Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu,, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác. Đặc điểm dễ nhận ra là có giả
  • 28-05-2018
    Đau xương cẳng chân, hay hội chứng căng xương chày, là tình trạng đau dọc mặt trước hoặc mặt trong ống đồng. Các cơ bắp, gân và xương mô trở nên làm việc quá tải bởi các hoạt động gia tăng. Biểu hiện nhẹ có thể là viêm phần mềm hoặc cơ, trong khi những
  • 28-05-2018
    Bệnh uốn ván (tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau,