Viêm đài bể thận
Viêm đài bể thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân do vi khuẩn. Ở giai đoạn cấp của bệnh, có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được loại bỏ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tái phát nhiều lần sẽ chuyển thành mạn, và hậu quả cuối cùng
Viêm đài bể thận là gì?
Viêm đài bể thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân do vi khuẩn. Ở giai đoạn cấp của bệnh, có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được loại bỏ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tái phát nhiều lần sẽ chuyển thành mạn, và hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận mạn.Bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng suy thận mạn, do đó nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và triệt để bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.Viêm đài bể thận cấp và mạn là một bệnh gặp nhiều ở nữ, gặp ở mọi lứa tuổi nhất là lứa tuổi lao động và hoạt động sinh dục nhiều. Nữ giới có sự liên quan với tình trạng có thai. Theo J. Conte, khi nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh chiếm tỷ lệ 10% dân số. Tại khoa Thận Bệnh viện Bạch Mai (1997-2000) có 17% bệnh nhân bị suy thận với nguyên nhân do viêm đài bể thận mạn (PGS. Trần Văn Chất).Trong đó nhóm nguyên nhân do sỏi chiếm 27% và nhiều thống kê cho thấy viêm đài bể thận mạn là nguyên nhân đứng hàng thứ hai dẫn đến suy thận.Viêm đài bể thận mạn là bệnh hay gặp có nguy cơ dẫn đến suy thận, do đó việc tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng những nguy cơ gây bệnh sẽ giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh.\
Triệu chứng, biểu hiện viêm đài bể thận
1. Viêm đài bể thận cấp:Hội chứng bàng quang: đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ cuối bãi.Tuy nhiên, hội chứng bàng quang có thể xuất hiện trước khi có viêm đài bể thận cấp. Khi có triệu chứng viêm đài bể thận cấp thì triệu chứng viêm bàng quang đã đỡ, nên dễ bỏ qua chẩn đoán.Đau vùng thắt lưng:+ Thường đau một bên, nhưng cũng có khi đau cả hai bên.+ Đau âm ỉ thỉnh thoảng trội thành từng cơn.+ Vỗ hông lưng (+) là triệu chứng rất có giá trị, nhất là trong trường hợp chỉ có đau một bên.Khám có thể thấy thận to và đau.Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, có thể thấy dấu hiệu mất nước do sốt.Nước tiểu đục có thể có đái mủ đại thể, bạch cầu niệu dương tính, vi khuẩn niệu dương tính, Protein niệu có nhưng < l g/24 giờ.Xét nghiệm máu:+ Bạch cầu đa nhân trung tính tăng.+ Đôi khi có suy thận cấp: urê máu, creatinin máu tăng.+ Cấy máu khi có sốt > 38,5°C có thể dương tính.Siêu âm thận:+ Thận hơi to hơn bình thường.+ Đài bể thận giãn.+ Có thể thấy nguyên nhân thuận lợi như sỏi, thận đa nang...X quang:+ Chụp bụng không chuẩn bị nếu nghi ngờ có sỏi.+ Có thể thấy nguyên nhân thuận lợi gây tắc nghẽn đường bài niệu.2. Viêm đài bể thận mạn:2.1. Viêm đài bể thận mạn giai đoạn sớm:Tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm đài bể thận cấp nhiều lần hoặc có tiền sử có bệnh gây tắc nghẽn đường bài tiết nước tiểu.Đau vùng thắt lưng.Tiểu tiện về đêm tăng ít nhất 1 hoặc nhiều lần trong một đêm gợi ý chức năng cô đặc của thận giảm.Có thể có cao huyết áp.Thiếu máu nhẹ hoặc không.Protein niệu thường xuyên nhưng thường < l g/24 giờ.Bạch cầu niệu nhiều, bạch cầu đa nhân thoái hóa dương tính số bạch cầu đa nhân tăng khi có đợt cấp.Vi khuẩn niệu dương tính khi có đợt cấp.Khả năng cô đặc nước tiểu giảm:+ Làm nghiệm pháp cô đặc, tỷ trọng tối đa không vượt quá 1,025.+ Lúc này mức lọc cầu thận còn bình thường gọi là có sự phân ly chức năng cầu thận, ống thận. Đây là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán viêm thận mạn trong giai đoạn sớm.Siêu âm thận có thể thấy bờ thận gồ ghề, thận teo nhỏ ít, đài bể thận giãn ít.Chụp thận (UIV) thấy tổn thương đài bể thận ở mức độ khác nhau.2.2. Viêm đài bể thận mạn giai đoạn muộn:Ngoài những triệu chứng trên xuất hiện thêm:Suy thận (suy chức năng lọc):+ Mức độ suy thận từ nhẹ đến nặng, khi suy thận mức độ nặng có thể có các triệu chứng của hội chứng urê máu cao trên lâm sàng và có thể có phù.+ Urê máu tăng, creatinin máu tăng: bệnh nhân đầy đủ triệu chứng của hội chứng tăng nitơ máu biểu hiện ở các cơ quan: tiêu hóa, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, có thể có xuất huyết...+ Mức lọc cầu thận giảm.Thiếu máu rõ: mức độ nặng nhẹ của thiếu máu đi đôi với giai đoạn của suy thận mạn.Da xanh, niêm mạc nhợt, số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit máu giảm.Tăng huyết áp: (> 80%) có thể tăng vừa hoặc tăng rất cao.Siêu âm và Xquang thận: hai thận teo nhỏ nhưng không đều, xơ hóa có thể thấy nguyên nhân thuận lợi: sỏi, dị dạng đường niệu...\
Nguyên nhân viêm đài bể thận
1.Nguyên nhân:1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn:Vi khuẩn Gram (-) chiếm khoảng 90% các trường hợp:+ E. coli: 60 - 70%+ Klebsiella: 20% (15 - 20%)+ Proteus mirabilis: 15% (10 - 15%)+ Enterobacter: 5 - 10%+ Và một số vi khuẩn Gram (-) khác.Vi khuẩn Gram (+) chiếm < 10%+ Enterocoque: 2%+ Staphylocoque: 1%+ Các vi khuẩn khác: 3 - 4%.1.2. Yếu tố thuận lợi:Là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu, gây ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng và khi đã có nhiễm trùng thì duy trì nhiễm trùng.Vì vậy viêm đài bể thận xảy ra trên một bệnh nhân có tắc nghẽn dòng nước tiểu thường rất dai dẳng và nặng.Các nguyên nhân thường gặp là:+ Sỏi thận tiết niệu.+ U thận tiết niệu.+ U bên ngoài đè ép vào niệu quản.+ U tuyến tiền liệt.+ Dị dạng thận, niệu quản.Các nguyên nhân khác:+ Thận đa nang.+ Thai nghén.+ Đái tháo đường.Cần khám toàn diện, chụp thận không chuẩn bị, UIV, siêu âm thận, UPR để phát hiện các nguyên nhân thuận lợi điều trị triệt để tránh tiến triển bệnh nặng thêm.2. Cơ chế bệnh sinh:Chủ yếu là đường ngược dòng có thể là nhiễm khuẩn ngẫu nhiên. Ở nữ, tỷ lệ thường cao hơn; ở nam, tỷ lệ thường ít gặp hơn do đường niệu đạo dài, hẹp hơn, ở xa lỗ hậu môn hơn. Chất tiết của tuyến tiền liệt cũng có khả năng sát khuẩn.Vi khuẩn có thể đến gây viêm đài bể thận qua đường máu và đường bạch huyết nhưng hiếm gặp hơn.\
Các yếu tố nguy cơ gây viêm đài bể thận
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thận bao gồm:Nữ giới. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn so với nam giới. Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nhiều so với nam giới, do đó, vi khuẩn có khoảng cách rất ngắn để di chuyển từ bên ngoài cơ thể đến bàng quang. Những nơi gần niệu đạo, âm đạo và hậu môn cũng tạo ra nhiều cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Một khi có nhiễm trùng trong bàng quang có thể lây lan đến thận.Tắc nghẽn trong đường tiết niệu. Bất cứ điều gì cản trở dòng chảy của nước tiểu, làm giảm khả năng bàng quang trống rỗng hoàn toàn khi đi tiểu, chẳng hạn như sỏi thận, bất thường cấu trúc trong hệ thống tiết niệu, hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.Suy yếu hệ miễn dịch. Các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường hoặc nhiễm HIV, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Một số thuốc như thuốc dùng để ngăn chặn thải loại cơ quan cấy ghép cũng có tác dụng tương tự.Tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang. Tổn thương dây thần kinh hoặc tủy sống có thể ngăn cản cảm giác của nhiễm trùng bàng quang, khiến người bệnh không biết cho đến khi bệnh tiến triển thành nhiễm trùng thận.Đặt ống thông tiểu trong thời gian dài. Ống thông tiểu là ống dùng để thoát nước tiểu từ bàng quang. Có thể có một ống thông được đặt trong bàng quang trong và sau một số thủ thuật ngoại khoa và xét nghiệm chẩn đoán. Ống thông có thể được sử dụng liên tục.Bệnh khiến nước tiểu chảy không đúng cách. Trong trào ngược bàng quang - niệu quản, dòng nước tiểu nhỏ từ bàng quang trở lại lên niệu quản và thận. Những người bị trào ngược bàng quang-niệu quản có thể bị nhiễm trùng thận thường xuyên trong thời thơ ấu và có nguy cơ cao mắc bệnh thận trong cả tuổi thơ và tuổi trưởng thành.\
Điều trị viêm đài bể thận
Phụ nữ, đặc biệt có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu nếu họ:Uống nhiều nước. Uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể khi đi tiểu.Đi tiểu thường xuyên. Tránh giữ lại nước tiểu khi cảm thấy có nhu cầu để đi tiểu.Rỗng bàng quang sau khi giao hợp. Đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi giao hợp sẽ giúp cho sạch vi khuẩn từ niệu đạo, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.Lau sạch cẩn thận. Đối với phụ nữ, lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu và sau khi đi đại tiện giúp ngăn ngừa vi khuẩn ở khu vực hậu môn lan sang niệu đạo.Rửa nhẹ nhàng. Rửa sạch vùng da quanh âm đạo và hậu môn một cách cẩn thận mỗi ngày. Nhưng không sử dụng xà phòng mạnh hoặc rửa mạnh mẽ. Làn da nhạy cảm quanh các khu vực này có thể trở nên bị kích thích.Tránh sử dụng các sản phẩm phụ nữ ở vùng sinh dục. Sử dụng các sản phẩm nữ tính, chẳng hạn như thuốc xịt khử mùi, trong khu vực bộ phận sinh dục có thể kích thích niệu đạo.
Kinh nghiệm dân gian về viêm đài bể thận
1. Viêm bể thận cấpBài thuốc:+ Thận Vu Thanh Giải Thang (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí )Bạch đầu ông 30 Liên kiều 30 Hoạt thạch đều 30Hoàng bá 15 Mộc thông 15 Biển súc 15 Cù mạch 15Phục linh 15 Hoàng liên 10 Cam thảo 102. Viêm bể thận mạnĐiều trịThường dùng phép công và bổ cùng lúc.Bệnh mới phát, dùng phép Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, hoạt huyết hóa ứ. Khi bệnh đã ổn định, dùng bổ Tỳ, ích Thận để tăng sức đề kháng đối với bệnh. \
Phòng ngừa viêm đài bể thận
Phụ nữ, đặc biệt có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu nếu họ:Uống nhiều nước. Uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể khi đi tiểu.Đi tiểu thường xuyên. Tránh giữ lại nước tiểu khi cảm thấy có nhu cầu để đi tiểu.Rỗng bàng quang sau khi giao hợp. Đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi giao hợp sẽ giúp cho sạch vi khuẩn từ niệu đạo, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.Lau sạch cẩn thận. Đối với phụ nữ, lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu và sau khi đi đại tiện giúp ngăn ngừa vi khuẩn ở khu vực hậu môn lan sang niệu đạo.Rửa nhẹ nhàng. Rửa sạch vùng da quanh âm đạo và hậu môn một cách cẩn thận mỗi ngày. Nhưng không sử dụng xà phòng mạnh hoặc rửa mạnh mẽ. Làn da nhạy cảm quanh các khu vực này có thể trở nên bị kích thích.Tránh sử dụng các sản phẩm phụ nữ ở vùng sinh dục. Sử dụng các sản phẩm nữ tính, chẳng hạn như thuốc xịt khử mùi, trong khu vực bộ phận sinh dục có thể kích thích niệu đạo.\
Wellcare
(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)