Tắc động mạch phổi

Tắc động mạch phổi là tình trạng xảy ra khi một động mạch trong phổi bị tắc nghẽn, thường là do một hoặc nhiều cục máu đông di chuyển từ nơi khác đến phổi.

Tắc động mạch phổi là gì?

Tắc động mạch phổi là tình trạng xảy ra khi một động mạch trong phổi bị tắc nghẽn, thường là do một hoặc nhiều cục máu đông di chuyển từ nơi khác đến phổi.

Triệu chứng, biểu hiện tắc động mạch phổi

Triệu chứng, biểu hiện tắc động mạch phổi

Triệu chứng có thể rất khác nhau tuỳ theo mức độ bệnh ở phổi, kích thước cục huyết khối và sức khỏe chung. Các dấu hiệu và triệu chứng hay gặp gồm:
• Khó thở đột ngột cả khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi.
• Đau ngực giống cơn đau tim, có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào ở ngực và lan lên vai, cánh tay, cổ hoặc hàm. Đau có thể dữ dội như dao đâm hoặc âm ỉ và tăng lên khi thở sâu, khi ho, ăn, cúi hoặc khom lưng.
• Ho khạc ra máu hoặc đờm lẫn máu.
• Toát mồ hôi.
• Nhịp tim nhanh.
• Choáng hoặc ngất.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể xảy ra gồm:
• Thở khò khè
• Da nhợt nhạt hoặc xanh tái
• Phù chân
• Mạch yếu

Nguyên nhân tắc động mạch phổi

Nguyên nhân tắc động mạch phổi

Huyết khối có thể hình thành do những nguyên nhân sau:
• Phẫu thuật
• Bất động kéo dài
• Tăng nồng độ các yếu tố đông máu trong máu.
• Mắc một số bệnh, như đau tim hay đột quị
• Tổn thương tĩnh mạch

Các yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi

Các yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi

Trong thập niên 60, những nghiên cứu đầu tiên về bệnh cảnh tổn thương huyết khối tĩnh mạch được ghi nhận ở những bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật chấn thương. Một báo cáo đáng chú ý chỉ ra rằng khoảng 30% huyết khối tĩnh mạch sâu xuất hiện đầu tiên từ bắp chân trở lên.
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường khỏi tự nhiên sau vài ngày ở 1/3 số trường hợp và khoảng 40% không có can thiệp gì. Tuy nhiên,khoảng 25% còn lại tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch sâu đoạn gần và tắc động mạch phổi.
Một số yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch chính bao gồm:
• Chấn thương tủy sống
• Đại phẫu
• Chấn thương nặng
• Phẫu thuật chỉnh hình lớn
• Vỡ xương chậu, hông và xương dài
• Bệnh lý ác tính
• Nhồi máu cơ tim
• Suy tim sung huyết hoặc suy hô hấp
Tắc động mạch phổi thường xảy ra từ 3 đến 7 ngày sau khi có huyết khối tĩnh mạch sâu, từ 5-10% bệnh nhân bị tắc động mạch phổi có sốc hay tụt huyết áp. 50% số ca không có sốc nhưng có triệu chứng tổn thương thất phải. Điều này gây cản trở cho việc chẩn đoán sớm.
Tắc động mạch phổi khó được chẩn đoán do triệu chứng không đặc hiệu và nghèo nàn. Trong số bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu được chụp phổi nhấp nháy thì khoảng 50% gợi ý đến tắc động mạch phổi mà không có triệu chứng.

Chẩn đoán bệnh tắc động mạch phổi

Chẩn đoán bệnh tắc động mạch phổi

Chụp X quang phổi.
Chụp phổi: Chụp thông khí/tưới máu phổi (V/Q scan), sử dụng chất đồng vị phóng xạ đánh dấu để nghiên cứu về thông khí và lưu lượng máu trong phổi.
• Chụp mạch phổi có thuốc cản quang.
• Chụp CT xoắn ốc.
Các xét nghiệm phát hiện huyết khối:
• Xét nghiệm D-dimer trong máu.
• Siêu âm
• Chụp tĩnh mạch có thuốc cản quang
• Chụp cộng hưởng từ
• Xét nghiệm máu để phát hiện khuyết tật di truyền trong hệ thống đông máu.

Điều trị tắc động mạch phổi

Điều trị tắc động mạch phổi

• Liệu pháp heparin hoặc warfarin cho những người có nguy cơ cao bị huyết khối.
• Đi tất ép chân để đề phòng huyết khối tĩnh mạch chân.
• Năng vận động để máu không bị ứ đọng.

Phòng ngừa tắc động mạch phổi

Phòng ngừa tắc động mạch phổi

• Liệu pháp heparin hoặc warfarin cho những người có nguy cơ cao bị huyết khối.
• Đi tất ép chân để đề phòng huyết khối tĩnh mạch chân.
• Năng vận động để máu không bị ứ đọng.
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 19-04-2022

    Bệnh cơ tim phì đại là sự dày lên một cách bất thường của thất trái. Phì đại thất trái là biểu hiện chủ yếu của bệnh cơ tim phì đại, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp toàn bộ cơ tim, thất phải, hoặc mỏm tim bị phì đại. 

  • 05-10-2018

    1. Định nghĩa Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể lao màng não, hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp. Hiện nay, lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp

  • 28-05-2018
    Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể, vị trí gần với thận. Ung thư tuyến thượng thận là u ác tính trên tuyến thượng thận. Thể tích tuyến thượng thận tuy nhỏ, nhưng khối u lại to, thông thường đường kính nhỏ hơn 3cm là u nhỏ, u
  • 28-05-2018
    Viêm thanh quản là tình trạng viêm phù nề, xung huyết hoặc thoái hóa niêm mạc của thanh quản, nhất là dây thanh. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, có thể có những biến chứng cần can thiệp ngoại khoa như hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh...
  • 28-05-2018
    Bệnh u lympho Hodgkin, hay còn gọi là u bạch huyết Hodgkin, ung thư hạch Hodgkin. Đây là một loại bệnh ung thư của các hạch bạch huyết (các tuyến bạch huyết). Các tuyến bạch huyết và mạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm