Ung thư tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể, vị trí gần với thận. Ung thư tuyến thượng thận là u ác tính trên tuyến thượng thận. Thể tích tuyến thượng thận tuy nhỏ, nhưng khối u lại to, thông thường đường kính nhỏ hơn 3cm là u nhỏ, u

Tìm hiểu Ung thư tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể, vị trí gần với thận. Ung thư tuyến thượng thận là u ác tính trên tuyến thượng thận. Thể tích tuyến thượng thận tuy nhỏ, nhưng khối u lại to, thông thường đường kính nhỏ hơn 3cm là u nhỏ, u nhỏ nhất là 1cm, và u to có thể đạt 10-30cm.

Triệu chứng ung thư tuyến thượng thận

Triệu chứng ung thư tuyến thượng thận

Ung thư tuyến thượng thận là dạng u ác tính phát sinh tại tuyến thượng thận, được chia thành hai loại là ung thư vỏ thượng thận và u tủy thượng thận. Vỏ thượng thận và tủy thượng thận dễ phát sinh khối u, gây đột biến chức năng nội tiết nên được gọi là khối u chức năng, còn không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết gọi là khối u phi chức năng.
Biểu hiện của các triệu chứng ung thư tuyến thượng thận rất đa dạng, huyết áp cao là một trong những triệu chứng chủ yếu của ung thư tuyến thượng thận. Trên lâm sàng, có một số bệnh nhân bị cao huyết áp, mặc dù đã làm theo đúng lời dặn của bác sĩ về việc dùng thuốc hạ huyết áp nhưng huyết áp vẫn cứ cao.
Ảnh minh họa
Ung thư vỏ thượng thận đa phần ở tính chức năng, thường có biểu hiện như nữ tính nam tính hóa, chức năng của tuyến thượng thận bị giảm đi, hơn nữa dễ bị lây lan cục bộ và di căn, nếu có hạch bạch huyết và xâm lấn sang đường máu thì thông thường bệnh nhân chỉ có thể sống trung bình khoảng 2 năm.
Triệu chứng cường Aldosterone chủ yếu là do ung thư vỏ thượng thận gây ra, triệu chứng chủ yếu là cao huyết áp, thông thường từ tầm giữa tăng lên cao. Loại triệu chứng thứ 2 là yếu cơ hoặc liệt, dị cảm. Loại triệu chứng thứ 3 là tiểu nhiều, tiểu đêm, khát nước. Một khi cơ thể có những triệu chứng khó chịu, đặc biệt là những bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị, cần phải chú ý, kịp thời đến bệnh viện để tiến hành chẩn đoán, tránh tình trạng bệnh để lâu sẽ càng nguy hiểm.
Triệu chứng tăng sinh Cortisol là do ung thư vỏ thượng thận hoặc khối u gây ra, biểu hiện cụ thể là mặt tròn, lưng còng, béo phần giữa nhưng chân tay lại gầy, nhiều tia máu và gân tím; mệt mỏi, suy kiệt, đau eo lưng; nhiều lông, rụng tóc, mụn trứng cá; chức năng sinh dục giảm, tắc kinh hoặc kinh nguyệt ít.
Triệu chứng bất thường của tuyến sinh dục do ung thư vỏ thượng thận gây ra, chia thành bộ phận sinh dục phát triển sớm, giả nữ tính hoặc lưỡng tính, nữ tính nam tính hóa.
U tuyến thượng thận phi chức năng chủ yếu phát tác từ tế bào mô đệm của vỏ thượng thận hoặc tủy thượng thận, bao gồm u vỏ thượng thận phi chức năng, ung thư, u nguyên bào thần kinh, bướu hạch thần kinh.

Chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận

Chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận

1. Siêu âm
Là phương pháp đầu tiên được lựa chọn để kiểm tra khối u tuyến thượng thận. Có giá trị nhất định trong việc phát hiện ra khối u, kích thước cũng như các mô xung quanh. Một khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần đến ngay bệnh viện để tiến hành chẩn đoán và điều trị.
2. Chụp CT
Tiến thêm một bước trong chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận. Chụp CT khối u tuyến thượng thận có thể xác định được kích thước thể tích khối u, có nhiều mô mỡ xung quanh thận không, mật độ các khối u có gần với các mô mỡ xung quanh không...
Ảnh minh họa
Ung thư vỏ thượng thận: tương đối ít gặp, thường gặp ở phụ nữ ở độ tuổi từ 30-60. Kết quả chụp CT cho thấy: khối u phân thùy, đường kính > 5cm, đường viền mờ; không rõ cạnh, bám dính với các cơ quan xung quanh; mật độ ngang bằng hoặc mật độ thấp, các dịch lỏng hoại tử thì mật độ còn thấp hơn; một số ít bệnh nhân các bộ phận liền kề hoặc phần trung tâm có rải rác hình ảnh vôi hóa với mật độ cao; có thể di căn đến các mô gần đó.
Ung thư tuyến thượng thận di căn: Thường gặp nhất ở ung thư nguyên phát như ung thư phổi và ung thư vú. Tiếp đến là dạ dày, đại tràng, tuyến tụy... thường không có triệu chứng. Kết quả chụp CT cho thấy: Kích thước hai bên hoặc một bên không đồng nhất, ảnh chụp trạng thái khối u không đều, mật độ không cân bằng, dễ thoái hóa nang, chảy máu. Những triệu chứng này do nhiều nguyên nhân gây nên chỉ vô tình phát hiện khi chụp CT, tìm ra căn nguyên gây nên ung thư, để có thể chẩn đoán chính xác.
U nguyên bào thần kinh tuyến thượng thận: ít gặp, hơn một nửa phát sinh tại tủy thượng thận. Kết quả chụp CT cho thấy: khối u rắn bất thường, giá trị CT thấp so với các mô cơ, khi khối u có tình trạng hoại tử, thoái hóa nang và chảy máu, mật độ không cân bằng; khối u thường có màng bọc bên ngoài, u tương đối lớn có thể tăng trưởng ở các tuyến giữa và dễ ăn thủng phần viền nang và xâm lấn ra các tế bào xung quanh.
3. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Có ý nghĩa đối với việc kiểm tra và chẩn đoán phân biệt khối u Pheochromocytoma trong ung thư tuyến thượng thận. MRI có thể cung cấp các kết quả về đặc tính của khối u mà chụp CT không thể thực hiện được.
4. Xét nghiệm
Bao gồm kiểm tra chức năng tuyến thượng thận: Epinephrine tuyến thượng thận, Norepinephrine tuyến thượng thận, Catecholamines tiết niệu, Aldosterone huyết tương, Cortisol huyết tương...

Điều trị ung thư tuyến thượng thận

Điều trị ung thư tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết của cơ thể, hàng chục hormone được vận chuyển thông qua việc lưu thông máu đến từng cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh lý. Do vị trí tuyến thượng thận nằm tương đối khuất, nên việc điều trị cũng khá phức tạp. Các phương pháp điều trị thông thường là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hiện nay điều trị xâm lấn là phương pháp đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng và tiếp nhận điều trị.
1. Phẫu thuật
Ung thư vỏ tuyến thượng thận thì phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu. Đối với những người chưa di căn xa, phẫu thuật cắt bỏ khối u nguyên phát có hiệu quả khá tốt, những hạch bạch huyết ở gần cũng cần phải cắt bỏ, kiểm tra từng bệnh lý một. Nếu đã di căn xa, khối u nguyên phát vẫn có khả năng cắt bỏ, những khối u di căn thì nên cắt bỏ những khối u có thể cắt bỏ, như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả điều trị bằng thuốc hoặc xạ trị tại chỗ.
Ảnh minh họa
2. Xạ trị
Thích hợp trong điều trị u lympho tuyến thượng thận hoặc ung thư tuyến thượng thận di căn. Những loại ung thư này tương đối nhạy cảm với tia xạ, nên sử dụng xạ trị định hướng lập thể và xạ trị tạo hình, hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.
3. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị hỗ trợ cho ung thư tuyến thượng thận. Mặc dù có thể tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn cả tế bào bình thường và tế bào miễn diễn, gây tác dụng phụ cho người bệnh, nên không ít bệnh nhân đã từ chối hóa trị.
4. Điều trị xâm lấn
Đối với những bệnh nhân ung thư tuyến thượng thận phẫu thuật không thể loại bỏ khối u hoặc sau phẫu thuật khối u tái phát và di căn có thể sử dụng phương pháp điều trị xâm lấn. Ví dụ: Điều trị dao Ar-he, cấy hạt phóng xạ, đốt cao tần... So sánh với các phương pháp điều trị truyền thống, điều trị xâm lấn có những ưu điểm như vết thương nhỏ, hồi phục nhanh, hiệu quả cao, ngày càng được những bệnh nhân ung thư chọn lựa.
5. Điều trị Đông y
Sử dụng thuốc uống hoặc tiêm để tiến hành điều trị, tiêu diệt tế bào ung thư bằng thuốc Đông y, điều tiết âm dương cân bằng, loại bỏ môi trường sống của tế bào ung thư, nâng cao sức đề kháng, từ đó đạt được hiệu quả điều trị. Đối với những bệnh nhân ung thư tuyến thượng thận, cơ thể suy nhược, không thể điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị, kết hợp dùng thuốc Đông y, có thể tự tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, nâng cao hiệu quả điều trị.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tắc động mạch võng mạc là một trong những tình trạng nghiêm trọng nhất trong nhãn khoa vì bệnh khởi phát nhanh, ảnh hưởng nặng nề đến thị lực và sự phối hợp với những bệnh toàn thân gây nguy hiểm tới tính mạng. Tắc có thể xảy ra bất kỳ ở đâu từ động
  • 05-10-2018

    Trong giấc ngủ đêm, có tới 4% phụ nữ và 9% nam giới độ tuổi 30-60 bị ngừng thở đến hơn 30 lần (trung bình 5-10 lần/giờ). Thời gian ngừng thở kéo dài khoảng 10 giây hoặc lâu hơn có thể khiến họ từ giã cõi đời mà không ai biết. Y học hiện..

  • 28-05-2018
    Phì đại tuyến tiền liệt (còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến) là căn bệnh thường mắc phải ở nam giới tuổi từ 50 tuổi trở lên. Đây là hiện tượng to lên bất thường của tuyến tiền liệt, chèn ép vào niệu đạo và bàng quang. Nhiều người coi đây là đặc điểm sinh
  • 28-05-2018
    Theo tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
  • 28-05-2018
    Có 2 loại giãn mao mạch điểm vàng, loại 1 và loại 2. Loại 1 ít phổ biến hơn, thường ảnh hưởng chỉ một mắt. Mạch máu trong điểm vàng bị giãn và gây phình mạch. Phình vi mạch là một bóng nhỏ phình xảy ra ở mạch máu. Dịch có thể tích tụ gây sưng
  • 28-05-2018
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Epstein-Barr virus (virus EB), thuộc týp 4 của họ virus herpes gây ra.