Huyết trắng do vi khuẩn

Bình thường ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ vẫn có tiết ít dịch, để bôi trơn khi quan hệ tình dục và để bảo vệ niêm mạc, phòng các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi số lượng chất nhầy này trở nên nhiều và kèm các triệu chứng gây khó chịu như: ngứa,

Tìm hiểu chung về bệnh huyết trắng do vi khuẩn

Bình thường ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ vẫn có tiết ít dịch, để bôi trơn khi quan hệ tình dục và để bảo vệ niêm mạc, phòng các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi số lượng chất nhầy này trở nên nhiều và kèm các triệu chứng gây khó chịu như: ngứa, có mùi hôi, thậm chí có bọt hoặc sau khi 'khô' đi để lại một mảng trắng bám vào bên trong bộ phận sinh dục, thì lúc đó bạn cần phải đi khám bệnh.
Triệu chứng, biểu hiện bệnh huyết trắng do vi khuẩn

Khi có nhiều huyết trắng, bạn có thể đã bị viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung. Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng có thể là nấm candida albicans, trùng roi âm đạo hoặc tạp khuẩn. Bài viết chỉ đề cập đến bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn, một bệnh thường gặp ở phụ nữ nhưng hay bị bỏ sót, không được điều trị.
Viêm âm đạo do tạp khuẩn là một bệnh nhiễm trùng hay gặp nhất ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Nó xuất hiện khi có sự mất cân bằng về số lượng vi khuẩn ở âm đạo.
Bình thường ở âm đạo có 2 nhóm vi khuẩn có 'hại' và có 'lợi'. Khi có sự mất cân bằng giữa 2 nhóm này, nhóm có 'hại' phát triển mạnh hơn thì người đó sẽ mắc bệnh.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh huyết trắng do vi khuẩn

Phụ nữ mắc bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn thường có huyết trắng nhiều, mùi khó chịu giống cá ươn, nhất là sau quan hệ tình dục.
  • Huyết trắng có thể có màu trắng, hoặc hơi đục.
  • Các biểu hiện khác có thể là ngứa bên ngoài âm đạo, khó tiểu, khó chịu tại chỗ.
  • Cũng có người mắc bệnh mà không có biểu hiện gì.

Nguyên nhân của huyết trắng do vi khuẩn

Nguyên nhân của huyết trắng do vi khuẩn
Ảnh minh họa

Vai trò của quan hệ tình dục đến nay vẫn chưa được chứng minh, tuy nhiên người ta thấy rằng, bệnh này hay xuất hiện ở những người phụ nữ đã có quan hệ tình dục qua đường âm đạo.
Bạn càng dễ mắc bệnh nếu có các hoạt động sau:
  • Có nhiều bạn tình mới.
  • Sử dụng dụng cụ tử cung để tránh thai.
  • Quan hệ không sử dụng bao cao su.
  • Bệnh không lây qua đường dùng chung đồ tắm, ngủ chung giường, dùng chung đồ trong phòng tắm.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh huyết trắng do vi khuẩn

  • Thụt rửa âm đạo.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có tính kích thích và tạo bọt có thể gây ra viêm âm đạo do tạp khuẩn.
  • Quan hệ tình dục không được bảo vệ (không dùng bao cao su).
  • Có vẻ như sự hiện diện của một bệnh lây qua đường tình dục làm tăng nguy cơ của viêm âm đạo do tạp khuẩn; đến 64% phụ nữ có bệnh lây truyền qua đường tình dục cùng với viêm âm đạo do tạp khuẩn, so với 10-20% của tất cả các phụ nữ.

Điều trị bệnh huyết trắng do vi khuẩn

  • Metrodinazole: là một loại kháng sinh được chọn lựa trong điều trị viêm âm đạo vi trùng vì thuốc kháng vi trùng yếm khí rất mạnh nhưng tác động trên rất yếu.
  • Liều sử dụng: 500mg uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày. Bệnh nhân được khuyên không nên uống rượu trong khi điều trị với Metrodinazole và 24 giờ sau ngưng điều trị.
  • Hoặc có thể sử dụng Metrodinazole 2g, liều duy nhất bằng đường uống.
  • Tỉ lệ khỏi bệnh chung là 95% cho chế độ điều trị 7 ngày và 84% cho chế độ điều trị Metrodinazole 2g liều duy nhất.
  • Những bệnh nhân viêm âm đạo lưu ý tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị hoặc sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm, vệ sinh thân thể sạch sẽ; quần lót, khăn tắm nên thay thường xuyên, cần sấy giặt, phơi nơi khô ráo, thoáng để tránh vi khuẩn lây nhiễm trở lại.
Đồng thời có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Điều trị người bạn tình không chứng tỏ được sự cải thiện trong điều trị, vì vậy, điều trị người bạn tình không được khuyến cáo.

Phòng ngừa bệnh huyết trắng do vi khuẩn

Chưa có cách phòng ngừa cụ thể và có hiệu quả. Tuy nhiên, cần áp dụng vài biện pháp sau:
  • Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
  • Chung thủy với một bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Hội chứng ống cổ chân là một bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa của ống cổ chân. Dây thần kinh này đóng vai trò tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động ở cổ chân và bàn chân. Bệnh gây ra cơn đau rát dọc bên trong mắt cá chân và xuống

  • 28-05-2018
    Gây xương là chấn thương thường gặp ở trẻ em đặc biệt là sau khi té ngã. Mọi trường hợp gãy xương đều cần chăm sóc y tế bất kể phần nào bị gãy hay chấn thương lớn/ nhỏ thế nào.
  • 28-05-2018
    Hẹp động mạch cảnh là tình trạng động mạch cảnh bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Động mạch cảnh là động mạch đóng vai trò chủ yếu trong việc đưa máu giàu oxy lên não. Do đó hẹp động cảnh rất nguy hiểm vì có thể khiến cho lưu lượng máu đến não giảm đi. Nếu lưu
  • 07-06-2018

    Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng này sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu từ đó gây cản trở hoạt động bình thường của cơ thể

  • 17-10-2018

    Bệnh lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ; nhưng khác với viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh. Vị trí thường gặp lao đốt sống 60%, lao khớp háng 15-20%, lao khớp gối 10-15% sau mới

  • 28-05-2018
    Sai khớp là tình trạng dịch chuyển của các đầu xương ra khỏi vị trí bình thường của ổ khớp. Sai khớp có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào, nhưng hay gặp nhất ở thanh niên. Sai khớp có thể xảy ra tại các khớp lớn như vai, đầu gối, khuỷu tay hay mắt cá chân hoặc