Sai khớp

Sai khớp là tình trạng dịch chuyển của các đầu xương ra khỏi vị trí bình thường của ổ khớp. Sai khớp có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào, nhưng hay gặp nhất ở thanh niên. Sai khớp có thể xảy ra tại các khớp lớn như vai, đầu gối, khuỷu tay hay mắt cá chân hoặc

Tổng quan về sai khớp

  • Sai khớp là tình trạng dịch chuyển của các đầu xương ra khỏi vị trí bình thường của ổ khớp. Sai khớp có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào, nhưng hay gặp nhất ở thanh niên.
  • Sai khớp có thể xảy ra tại các khớp lớn như vai, đầu gối, khuỷu tay hay mắt cá chân hoặc ở các khớp nhỏ hơn như ngón tay, ngón tay cái hoặc ngón chân.
  • Sai khớp nếu để lâu có thể xuất hiện biến chứng như chèn ép mạch máu, dây thần kinh, sai khớp hở kèm mẻ xương.

Triệu chứng, biểu hiện sai khớp

Triệu chứng, biểu hiện sai khớp

Các dấu hiệu nhận biết sai khớp:
  • Đau do tổn thương rách bao khớp.
  • Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động khớp.
  • Hõm khớp bị rỗng. Đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp, nhưng không phải khớp nào cũng có, mà chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu người bệnh đi khám muộn thì sẽ khó nhận thấy do sưng nề nhiều.
  • Biến dạng toàn chi: Nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay luôn biến dạng hoặc không khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối xoay vào trong, bàn chân bên sai gác lên cổ chân bên lành.
  • Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
  • Cử động đàn hồi, còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ có trong sai khớp, do đầu xương trật ra chỗ khác và bị bó chặt trong khối cân cơ và dây chằng. Dù cố ý kéo hay đẩy khớp về vị trí bình thường thì khớp vẫn bật trở lại tư thế sai.
  • Có một số biến dạng đặc biệt:
    • Dấu hiệu gù vai (vai vuông góc) thấy ở sai khớp vai.
    • Dấu hiệu 'nhát rìu' thấy trong sai khớp khuỷu ra sau (do mỏm khuỷu trồi ra sau làm với cánh tay một bậc lõm vào, trông giống như gốc cây bị rìu chặt dang dở).
    • Dấu hiệu 'phím đàn dương cầm' thường thấy trong sai khớp vùng vai-đòn (do co kéo cơ ức đòn chũm nên đầu ngoài xương đòn được kéo lên, lộ rõ ra ngoài, ấn xuống lại bật lên như ấn vào phím đàn dương cầm).
Còn để xác định chính xác tổn thương ở cổ chân sau khi bị ngã trẹo chân, bạn nên đi khám ở chuyên khoa khớp. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để biết chính xác loại sai khớp và tình trạng khớp (có hay không bong xương, vỡ mẻ xương khớp hay gãy đầu xương).

Nguyên nhân sai khớp

Nguyên nhân sai khớp

Do chấn thương là chủ yếu
  • Tai nạn lao động
  • Tai nạn thể dục thể thao
  • Tai nạn học đường
  • Do bệnh lý, viêm xương khớp háng, trật khớp vai do liệt cơ delta, do trật khớp bẩm sinh.

Điều trị sai khớp

Điều trị sai khớp

Phương pháp xử lý tại chỗ

  • Không di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.
  • Cố định khớp: Cố định ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Nếu trật khớp vùng tay, khuỷu tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay.
  • Nếu trật khớp ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.
  • Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi.
  • Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị sai khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Phương pháp điều trị tại cơ sở y tế

  • Đưa khớp trở về vị trí cũ càng sớm càng tốt.
  • Bất động cho khớp khỏi bị trật lại.
  • Tránh cho khớp đó hoạt động mạnh trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng để khớp lành hẳn.

Cách xử lý sai khớp cổ chân

Chấn thương làm biến dạng và mất khả năng vận động tạm thời, gây đau đột ngột, dữ dội. Do đó, người bị sai khớp không được chủ quan vì ảnh hưởng này có thể khiến bạn không thể tập luyện thể thao được nữa.
Nếu thường xuyên chơi thể thao, dù cẩn thận đến đâu bạn cũng không tránh khỏi 1 lần bị sai khớp, đặc biệt là cổ chân. Nguyên nhân chủ quan do bạn không vận động kỹ trước khi bắt đầu tập luyện. Khi đó, các cơ không được làm nóng nên sẽ không có độ co giãn trong quá trình vận động.
Vì vậy, lúc tập bạn rất dễ bị trật khớp. Cảm giác đau đớn ập đến, bạn không thể nhấc chân lên khỏi mặt đất. Chính vì vậy, khởi động là bài tập bắt buộc đối với mỗi lần tập luyện.
Khi bị sai khớp, hãy ngừng chơi và sơ cứu ngay tại chỗ để chấn thương không bị nặng hơn. Đối với trường hợp bị nặng, cũng cần làm những bước sơ cứu rồi mới chuyển đến bệnh viện.
Cách xử lý sai khớp cổ chân

Sơ cứu nhanh khi bị sai khớp:

  • Không di chuyển để tránh lực tác động lên vết thương, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh, nên ngồi im tại chỗ để mọi người sơ cứu giúp bạn.
  • Cố định khớp: Dùng vải hoặc áo (trường hợp khẩn cấp mà không có vải) băng cố định khớp để tránh làm vết thương bị động trong quá trình đưa vào bệnh viện.
  • Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để giảm sưng nề, có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu, vì có thể làm tình trạng xấu đi.
  • Sau đó, nhờ bạn bè đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.

Phòng ngừa sai khớp

Phòng ngừa sai khớp

Để phòng ngừa trật khớp, cần:
  • Thận trọng trong các hoạt động để tránh ngã.
  • Mang trang bị bảo vệ khi chơi các môn thể thao va chạm.
  • Khi đã bị trật một lần, khớp sẽ rất dễ bị trật lại. Để tránh trật khớp tái diễn, nên tập một số bài tập đặc biệt để tăng cường sức mạnh và độ ổn định của khớp theo hướng dẫn của thầy thuốc.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Mềm sụn thanh quản là nguyên nhân thường gặp nhất của tiếng thở rít ở trẻ sơ sinh. Tiếng có âm sắc cao và the thé nghe được suốt thì hít vào gọi là tiếng thở rít được nhận thấy từ những tuần đến những tháng đầu tiên của cuộc đời. Âm thanh này được nghe
  • 04-10-2018

    Tăng huyết áp phổi, hay còn gọi là tăng áp động mạch phổi, là tình trạng áp suất trong các mạch máu từ tim đến phổi tăng quá cao. Tim sẽ bơm máu từ tâm thất phải đến phổi để lấy oxy. Bởi vì máu không phải đi xa, nên áp lực ở động mạch đưa máu từ tâm

  • 28-05-2018
    Bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới là sự phát triển ngực bất thường ở nam giới. Đây là một sự rối loạn của các hormone estrogen và testosterone dẫn đến các mô vú phát triển quá mức. Nhìn chung, đây không phải là bệnh nghiêm trọng và chỉ ảnh hưởng đến vấn
  • 28-05-2018
    Tâm thần phân liệt là một nhóm các rối loạn não nghiêm trọng, trong đó hiểu thực tế bất thường. Tâm thần phân liệt có thể dẫn đến một số kết hợp của ảo giác, ảo tưởng và suy nghĩ bị rối loạn và hành vi. Khả năng của những người có tâm thần phân liệt
  • 28-05-2018
    Ghi chú: MSA còn gọi là hội chứng Parkinson không điển hình ( atypical Parkinsonian syndromes) hay hội chứng Parkinson-Plus (Parkinsonism-Plus syndrome).
  • 28-05-2018
    Ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ các mô đại tràng (phần dài nhất của ruột già) hoặc trực tràng (vài cm cuối cùng của ruột già trước hậu môn). Hầu hết các ung thư đại trực tràng là các khối u ác tính bắt nguồn từ mô tuyến (ung thư bắt đầu trong các