Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân là một bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa của ống cổ chân. Dây thần kinh này đóng vai trò tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động ở cổ chân và bàn chân. Bệnh gây ra cơn đau rát dọc bên trong mắt cá chân và xuống

Hội chứng ống cổ chân là gì?

Hội chứng ống cổ chân
Hội chứng ống cổ chân. (Ảnh minh họa)

Hội chứng ống cổ chân là một bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa của ống cổ chân. Dây thần kinh này đóng vai trò tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động ở cổ chân và bàn chân. Bệnh gây ra cơn đau rát dọc bên trong mắt cá chân và xuống lòng bàn chân. Đây là một dạng rối loạn hệ thần kinh tương tự như hội chứng ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ chân thường phổ biến với người trưởng thành. Những người ưa vận động như vận động viên thể thao, người làm công việc tay chân dễ bị bệnh này. Tuy nhiên, bệnh cũng có khả năng xuất hiện ở trẻ em.

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ống cổ chân

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ chân bao gồm:

  • Các cơn đau buốt, tê liệt hoặc ngứa ran bên trong cổ chân và chạy xuống lòng bàn chân.
  • Mất cảm giác ở bàn chân.
  • Cơn đau xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khi di chuyển và đỡ đau hơn sau khi nghỉ ngơi.
  • Các cơn đau thường đến rồi đi đột ngột.
  • Theo thời gian, bệnh sẽ gây mất khả năng vận động ở chân vì dây thần kinh không còn hoạt động nữa. Đôi khi chức năng của dây thần kinh bị mất nhưng không xảy ra liệt chân, dẫn đến dáng đi nhìn bất thường.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu bạn gặp phải các triệu chứng như: đột ngột đau dữ dội rồi hết ở bàn chân, bị tê từ cổ chân trở xuống hoặc có cảm giác như bị kim chích, nóng ở bàn chân.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ chân

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ chân thường do dây thần kinh xương chày hoặc các nhánh của nó chạy dọc bên trong mắt cá và xuống lòng bàn chân bị chèn ép. Áp lực này có thể là kết quả do tổn thương từ các chấn thương như gãy xương và bong gân nghiêm trọng. Các nguyên nhân khác gây ra hội chứng là các khối u cục bộ và vấn đề khác như kích cỡ giày không phù hợp.

Nguy cơ mắc hội chứng ống cổ chân

Những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ chân bao gồm:

Chẩn đoán hội chứng ống cổ chân

Bác sĩ chẩn đoán hội chứng ống cổ chân dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng và kiểm tra xung điện thần kinh (EMG). Bác sĩ sẽ vỗ nhẹ hoặc bắt mạch dây thần kinh xương chày. Bạn có thể phải chụp X-quang để bác sĩ loại trừ các bệnh về khớp và xương gây ra triệu chứng tương tự.

Điều trị hội chứng ống cổ chân

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ chân có thể được giảm nhờ dùng thuốc kháng viêm. Tuy nhiên chúng sẽ không làm giảm áp lực lên dây thần kinh. Để giảm bớt áp lực lên dây thần kinh, bạn sẽ cần dùng miếng lót giày y khoa. Miếng lót giày y khoa giúp phân phối lại trọng lượng và lấy đi áp lực lên dây thần kinh cổ chân. Ngoài ra, các hoạt động thể thao bạn đang chơi hoặc cỡ giày của bạn cũng cần thay đổi để giảm áp lực lên cổ chân.
Nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả hoặc hội chứng ống cổ chân của bạn là do một loại bệnh khác gây ra, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật giảm áp lực lên dây thần kinh.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng phẫu thuật có một số rủi ro như không giảm đau và các cơn đau tái phát sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, bạn có thể hình thành sẹo quanh dây thần kinh sau khi phẫu thuật hoặc tổn thương dây thần kinh không thể cứu chữa. Quá trình hồi phục sau phẫu thuật có thể kéo dài vài tháng.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của hội chứng ống cổ chân

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

  • Dùng thuốc theo chỉ định và phải báo cho bác sĩ nếu bạn có bất cứ bất thường nào sau khi dùng thuốc.
  • Nghỉ ngơi và thường xuyên nâng chân lên cao.
  • Giữ vệ sinh chân và kiểm tra chân đều đặn.
  • Mang giày vừa vặn và phù hợp với từng hoạt động.
  • Không chơi các môn thể thao hoặc tập luyện trong quá trình điều trị khiến cho bệnh nặng hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) sống trong ruột người và động vật, hầu hết các giống của E.coli vô hại hoặc gây bệnh trong thời gian tương đối ngắn. Ví dụ như xảy ra trong khi khách du lịch đến các nước đang phát triển. Các chuyên gia y tế Anh cho
  • 05-07-2018
    Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là sốt Scarlet hoặc sốt tinh hồng nhiệt, là một bệnh do vi khuẩn phát triển trong một số người bị viêm họng. Loại vi khuẩn này tiết ra một chất độc và tạo ra phản ứng trong cơ thể gây phát ban đỏ. Bệnh ban đỏ gây nổi mẩn đỏ ở
  • 28-05-2018
    Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký
  • 28-05-2018
    Đau dạ dày không viêm loét là một thuật ngữ dùng để mô tả các dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó tiêu không có nguyên nhân rõ ràng. Đau dạ dày không viêm loét còn được gọi là khó tiêu chức năng hoặc khó tiêu không viêm loét. Đau dạ dày không viêm
  • 28-05-2018
    Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp thường xuyên 1 năm (không tránh thai) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sảy. Vô sinh có thể là nguyên phát, tức là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn
  • 28-05-2018
    Nhức đầu là tình trạng đau ở vùng đầu và đau không chỉ là sự khó chịu về mặt cảm giác mà còn liên quan đến vấn đề tâm lý, tình cảm.