Hẹp van động mạch chủ (Aortic Stenosis) ở trẻ em

Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ quá nhỏ, hẹp hoặc cứng. Trường hợp hẹp van nhẹ có thể không cần điều trị gì, nếu hẹp van mức nặng sẽ cần phẫu thuật để máu lưu thông tốt hơn.

Hẹp van động mạch chủ là gì?

Hẹp van động mạch chủ (Aortic Stenosis) là khi van động mạch chủ (van giữa tâm thất trái và động mạch chủ) quá nhỏ, hẹp hoặc cứng.

Các triệu chứng của bệnh hẹp eo động mạch chủ phụ thuộc vào mức độ hẹp nhỏ của van. Nhiều trẻ không có triệu chứng gì, có những trẻ chỉ có các triệu chứng nhẹ. Những trường hợp nhẹ có thể không cần điều trị gì. Nhưng những đứa trẻ bị hẹp động mạch chủ nặng sẽ cần phẫu thuật để sửa van động mạch chủ để máu lưu thông tốt trong cơ thể.

Triệu chứng và dấu hiệu

Ở giai đoạn đầu, thường người bệnh sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh diễn tiến nặng hơn. Khi van tim thu hẹp đến một mức độ nào đó khiến cho lượng máu chảy về tim và các cơ quan khác bị thiếu hụt, do đó bệnh nhân sẽ gặp một vài triệu chứng như:

  • Đau thắt ngực: người bệnh sẽ có cảm giác như lồng ngực bị đè nặng và bóp chặt, cơn đau có thể lan đến tay, cổ hoặc hàm
  • Ho và có thể người bệnh bị ho ra máu
  • Choáng váng, ngất hoặc bất tỉnh
  • Dấu hiệu suy tim như khó thở hoặc kiệt sức khi vận động, đôi lúc người bệnh hay tỉnh giấc giữa đêm
  • Tim đập nhanh và bất thường

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều trị hẹp van động mạch chủ

Các trường hợp hẹp van động mạch chủ nhẹ có thể không cần điều trị. Bác sĩ có thể kê thuốc chỉ để điều trị triệu chứng, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, van sẽ cần được sửa hoặc thay thế.

Trẻ có vấn đề nghiêm trọng có thể được nong van bằng bóng khi đặt ống thông tim. Với thủ thuật này, bác sĩ luồn một quả bóng chưa mở qua van động mạch chủ và bơm căng để mở van.

Thay van liên quan đến việc sử dụng van nhân tạo hoặc van từ người hiến tặng để thay thế van bất thường của trẻ.

Trước khi quyết định điều trị theo cách nào, các bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố sau:

  • Vị trí và mức độ hẹp
  • Tuổi và trọng lượng của trẻ
  • Các van khác trong tim hoạt động thế nào
  • Liệu trẻ đã từng phẫu thuật tim trước đó chưa
  • Liệu trẻ có các bệnh lý khác nữa không

Biến chứng hẹp van động mạch chủ

Các biến chứng của hẹp van động mạch chủ có thể xảy ra từ trung bình đến nặng, bao gồm:

  • Phồng hoặc suy yếu động mạch chủ (chứng phình động mạch)
  • Rách (khi phẫu thuật) động mạch chủ
  • Nhiễm trùng niêm mạc tim, van hoặc mạch máu (viêm nội tâm mạc do nhiễm trùng)
  • Tim không thể bơm máu như bình thường (suy tim)
  • Tử vong

Gia đình nên thảo luận kỹ với các bác sĩ về nguy cơ của những vấn đề này với trẻ.

Khám từ xa với bác sĩ Tim mạch nhi Wellcare

Đặt hẹn khám trực tuyến ngay tại Khám từ xa Wellcare chỉ với 3 bước:

Bước 1: Đặt hẹn khám bệnh tim mạch với bác sĩ tim mạch nhi Wellcare: chọn bác sĩ tim mạch nhi bạn muốn khám, điền bệnh án, thanh toán phí

Bước 2: Khám từ xa: gọi bác sĩ theo đúng giờ hẹn để tiến hành cuộc khám

Bước 3: Nhận thuốc và xem dặn dò của bác sĩ.

Bệnh tim mạch ở trẻ em có thể rất nguy hiểm, để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị sớm. Hãy gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi giỏi trên hệ thống Wellcare để được tư vấn, điều trị, nếu con bạn đang mắc các vấn đề tim mạch.

Xem thêm: TỔNG HỢP 26 BỆNH TIM MẠCH NHI THƯỜNG GẶP NHẤT

- 13-05-2022 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da. Đây là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc.
  • 27-09-2021
    Hệ thống tim mạch, còn được gọi là hệ thống tuần hoàn, là hệ thống di chuyển máu đi khắp cơ thể con người. Nó bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch, và mao mạch. Nó vận chuyển máu ôxy từ phổi và trái tim trong suốt toàn bộ cơ thể thông qua các động mạch.
  • 28-05-2018
    Cảm lạnh là một loại nhiễm trùng hô hấp do virus ( vi-rút ) gây ra ở vùng mũi họng.
  • 27-06-2022

    Nếu HIV không được điều trị, bệnh nhân sẽ nguy cơ cao bị suy giảm miễn dịch trầm trọng trong vòng 10 năm. Khi đó, cơ thể không còn khả năng chống lại nhiễm trùng và ngăn chặn ung thư phát triển. Giai đoạn muộn này được gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

  • 28-05-2018
    Bệnh loạn dưỡng cơ là một nhóm trên 30 bệnh di truyền về cơ, gây yếu cơ. Bệnh nhân thường gặp khó khăn khi đi hoặc ngồi thẳng. Hầu hết các bệnh thuộc nhóm loạn dưỡng cơ sẽ xuất hiện triệu chứng khi còn nhỏ, trong khi một số khác lại chỉ xuất hiện ở độ
  • 28-05-2018
    Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo