Cảm lạnh

Cảm lạnh là một loại nhiễm trùng hô hấp do virus ( vi-rút ) gây ra ở vùng mũi họng.

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một loại nhiễm trùng hô hấp do virus (vi-rút ) gây ra ở vùng mũi họng.
Triệu chứng của cảm lạnh bao gồm:
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Sốt
  • Đau họng
  • Đôi khi ho hay khàn giọng
  • Mắt đỏ
  • Sưng hạch vùng cổ
cảm lạnh
Hình chỉ mang tính chất minh họa (Nguồn: belly blog)

Cảm lạnh kéo dài bao lâu?

Thường thì sốt kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Đau họng kéo dài 5 ngày. Sổ mũi kéo dài 2 tuần và ho có thể kéo dài đến 3 tuần .
Cảm lạnh không nguy hiểm. Chỉ khoảng 5 đến 10% bị bội nhiễm vi trùng.
Những dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm: đau tai, mắt xuất tiết vàng, đau hay nặng vùng xoang (gợi ý nhiễm trùng xoang) hay thở nhanh (gợi ý viêm phổi). Chỉ nghi ngờ viêm xoang nếu trẻ than nặng, đau hay sưng vùng xoang và không cải thiện sau khi rửa sạch mũi. Sỗ mũi vàng hay xanh là phản ứng bình thường của cơ thể với cảm lạnh và không có nghĩa là trẻ bị nhiễm trùng xoang .
Luôn đảm bảo cho con bạn uống đủ nước vì mũi bị nghẹt sẽ làm bé khó uống nước và gây thiếu nước.

Nguyên nhân gây cảm lạnh là gì?

Virus (vi-rút ) gây cảm lạnh lan truyền từ người này qua người khác qua tiếp xúc, ho hay sổ mũi. Cảm lạnh không phải do không khí lạnh gây ra. Vì có đến 200 virus gây cảm lạnh, đa số trẻ em khỏe mạnh bị ít nhất 6 đợt cảm lạnh một năm.
Đa số trẻ em và người lớn bị sổ mũi nhiều hơn vào mùa đông khi hít phải khí lạnh. Tình trạng này gọi là viêm mũi do căng dãn mạch máu. Sổ mũi sẽ hết ngay trong vòng 15 phút khi đi vào nhà sưởi ấm. Lọai sổ mũi này chỉ cần một chiếc khăn tay và không liên quan đến bệnh cảm lạnh hay nhiễm trùng.
Viêm mũi do hóa chất là tình trạng chảy mũi do lạm dụng thuốc nhỏ mũi gây co mạch lâu dài và thường xuyên (hơn một tuần). Tình trạng này sẽ cải thiện khi ngưng dùng thuốc nhỏ mũi từ 1 đến 2 ngày.

Khi nào nên gọi bác sĩ đối với cảm lạnh?

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:
  • Bé thở khó khăn VÀ không cải thiện sau khi đã rửa sạch mũi
  • Bé bệnh nặng hơn
Gọi bác sĩ trực tuyến 24/7 nếu:
  • Sốt kéo dài hơn 3 ngày
  • Chảy mũi kéo dài hơn 14 ngày
  • Mắt chảy dịch (xuất tiết) màu vàng
  • Bạn không thể làm sạch mũi để bé uống đủ nước
  • Bạn nghĩ trẻ bị đau tai hay đau xoang
  • Đau họng kéo dài trên 5 ngày
  • Bạn có vấn đề lo lắng nào khác

Ngừa cảm lạnh

Cảm lạnh lây do tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm lạnh. Sau nhiều năm, chúng ta đều bị nhiều đợt cảm lạnh và có miễn dịch (khả năng đề kháng) chống lại chúng.
Biến chứng từ cảm lạnh thường gặp hơn ở các em bé trong năm đầu đời (nhũ nhi). Tránh để trẻ tiếp xúc với các nguồn có thể gây bệnh.
Máy làm ẩm sẽ giúp niêm mạc không bị khô và do đó ít bị bội nhiễm vi trùng hơn.
Vitamin C không giúp ngăn ngừa cũng như rút ngắn diễn tiến bệnh. Trái lại, vitamin C liều cao (ví dụ, 2 gram) có thể gây tiêu chảy.

Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh

Chúng ta không thể làm rút ngắn diễn tiến bệnh nhưng có thể làm giảm nhẹ triệu chứng. Cần chú ý rằng điều trị chảy mũi nước khác hẳn điều trị chảy mũi đặc.

Điều trị chảy mũi nước nhiều

Điều trị tốt nhất là làm sạch mũi trong 1 hay 2 ngày. Khịt mũi và nuốt dịch xuất tiết thì tốt hơn là cố gắng hỉ mũi ra vì việc hỉ mũi ra sẽ tạo áp lực đưa vi trùng đến các xoang và tai. Đối với trẻ nhỏ, có thể dùng ống hút cao su mềm để hút dịch tiết ra ngoài nhẹ nhàng.
Có thể bôi nhẹ dầu vùng cánh mũi để tránh gây kích ứng lỗ mũi.
Mũi xuất tiết là cách cơ thể đào thải virus. Những loại thuốc kháng histamine không có ích lợi gì trừ khi trẻ bị viêm mũi dị ứng.

Điều trị chảy mũi đặc (dịch mũi đặc , màu vàng hay xanh )

Mũi bị bít tắt bởi dịch nhầy đặc. Hỉ mũi hay hút mũi thường không hiệu quả. Thuờng phải nhỏ mũi rồi mới hút hay hỉ mũi thì mới hiệu quả. Phương pháp này gọi là rửa mũi.
Nhỏ mũi với nước ấm hay nước muối pha loãng giúp làm loãng đàm nhớt và hiệu quả hơn bất cứ loại thuốc nào trên thị trường.
  • Đối với trẻ nhỏ không thể tự hỉ mũi
Nhỏ 3 giọt nước ấm hay nước muối pha loãng vào mỗi bên lỗ mũi (nếu bé nhỏ hơn một tuổi (nhũ nhi), nhỏ từng giọt một và làm từng bên lỗ mũi). Sau 1 phút, có thể dùng ống hút mũi cao su để hút nước mũi ra một cách nhẹ nhàng. Để hút được nhầy mũi từ lỗ mũi sau, bạn cần đặt đầu ống hút mũi ở một đầu mũi và dùng ngón tay bịt lỗ mũi còn lại khi hút. Nếu gây chảy máu mũi, đó là do bạn đặt đầu ống hút mũi vào quá xa.
  • Đối với trẻ lớn tự hỉ mũi được
Nhỏ mỗi bên mũi 3 giọt khi trẻ đang nằm ngửa. Chờ 1 phút rồi bảo trẻ hỉ mũi. Bạn có thể làm lại nhiều lần trong ngày cho đến khi làm sạch mũi hoàn toàn.

Những sai lầm khi sử dụng nước ấm hay nước muối để nhỏ mũi

Sai lầm thường gặp nhất là:
  • Chỉ nhỏ 1 giọt mỗi bên mũi (trừ trường hợp trẻ nhũ nhi)
  • Không chờ đủ lâu để nhầy mũi được làm loãng trước khi hút hay hỉ mũi
  • Không lập lại nhiều lần trong ngày đến khi sạch mũi.
  • Cần chú ý phần trước của lỗ mũi có thể trông thông thoáng nhưng lỗ mũi sau lại bị nhầy mũi bít tắc.
  • Rửa mũi ít nhất 4 lần mỗi ngày hoặc bất cứ lúc nào trẻ không thể thở bằng mũi

Tầm quan trọng của việc rửa mũi ở trẻ nhỏ

Trẻ không thể thở bằng miệng và ăn cùng lúc. Nếu trẻ đang bú mẹ hay bú bình, bạn nên rửa sạch mũi thì trẻ mới bú được. Bạn cũng cần làm sạch mũi trẻ trước khi cho trẻ ngủ.

Điều trị các triệu chứng kèm theo

  • Biếng ăn: khuyến khích trẻ uống nhiều nước bằng cách cho trẻ chọn nước uống tùy thích
  • Mắt đỏ: rửa mắt thường xuyên
  • Ho: Dùng siro ho cho trẻ trên 4 tuổi. Dùng nửa muỗng canh siro ngũ cốc cho trẻ trên 1 tuổi. Dùng máy làm ẩm để làm không khí trong phòng bớt khô
  • Đau họng: dùng kẹo cứng cho trẻ trên 4 tuổi hay nước hầm gà cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Sốt: Dùng acetaminophen hay ibuprofen khi sốt hay đau (38.9°C)

Những lỗi thường gặp khi điều trị cảm lạnh

  • Đa số các thuốc trên thị trường đều không có tác dụng trong điều trị cảm lạnh. Không có thuốc gì có thể rút ngắn diễn tiến bệnh.
  • Nếu mũi bị sung huyết thật sự, có thể dùng thuốc uống chống sung huyết (pseudoephedrine) trong 1 hay 2 ngày.
  • Đặc biệt tránh các thuốc chứa nhiều thành phần khác nhau vì nguy cơ tác dụng phụ cao. Tránh dùng thuốc chống sung huyết nếu thuốc này làm bé bồn chồn, khó ngủ về đêm. Dùng acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil) khi trẻ bị cảm lạnh nếu trẻ bị sốt, đau họng hay đau cơ.
  • Không dùng kháng sinh cho cảm lạnh khi không có biến chứng vì thuốc kháng sinh không hiệu quả với virus và có thể gây hại cho cơ thể .

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp hoặc chứng liệt Landry, là một tình trạng hiếm gặp. Đây là chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần hệ thần kinh ngoại biên. Tình trạng này sẽ làm cho dây
  • 28-05-2018
    Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm (sưng đỏ) niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài). Viêm niệu đạo không do lậu (NGU) thường gây ra do vi khuẩn Chlamydia. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhưng có thể hạn chế bằng các
  • 17-10-2018

    Loạn dưỡng cơ là một nhóm bệnh cơ di truyền hiếm gặp, trong đó các sợi cơ đặc biệt dễ bị tổn thương. Các cơ, chủ yếu là các cơ xương (cơ chủ động) bị yếu dần. Trong giai đoạn cuối của loạn dưỡng cơ, mỡ và mô liên kết thường thay thế các sợi cơ. Trong

  • 28-05-2018
    Viêm gân cơ quay khớp vai là viêm các gân tại chóp xoay vai. Vai có phạm vi di chuyển lớn hơn tất cả các khớp khác và cũng thường bị chấn thương hơn.
  • 28-05-2018
    Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả năng hoặc khó duy trì sự cương cứng đủ để giao hợp. Bạn có thể bị rối loạn cương dương nếu bạn phải các tình trạng sau đây: