Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo

Tìm hiểu chung Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nặp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
Nhìn mờ;
Mệt mỏi;
Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói;
Uống nước nhiều nhưng vấn mau khát;
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm;
Vết thương lâu lành;
Đau và tê ở chân hoặc tay;
Sụt cân không rõ lý do;
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) gây bệnh Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) là gì?
Đái tháo đường tuýp 2 gây ra do mỡ, gan và tế bào ở các cơ không không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin bao gồm:
Thừa cân hoặc béo phì: lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin đúng cách;
Di truyền: cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1), tiền sử gia đình và gen cũng vai trò gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Những ai thường mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?
Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến khoảng 95% là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ngoài ra, những người bị béo phì và ít vận động cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
Cân nặng: cơ thể bạn càng có nhiều mỡ rhi2 các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin;
Lười vận động: bạn càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao. Hoạt động thể chất giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn, sử dụng glucose như một nguồn năng lượng và làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin;
Tiền sử gia đình: nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2;
Chủng tộc: mặc dù vẫn không rõ ràng lý do tại sao, nhưng một số dân tộc – trong đó có người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á – có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
Tuổi tác: nguy cơ mắc bệnh tăng khi bạn già đi. Điều này có thể là do bạn có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm cơ và tăng cân theo độ tuổi. Nhưng bệnh tiểu đường loại 2 cũng đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi;
Tiểu đường thai kỳ: nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thai khi bạn có thai, nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 sau này tăng lên. Nếu bạn đã sinh con nặng hơn 4 kg, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2;
Hội chứng buồng trứng đa nang: đối với phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, tóc mọc nhanh và béo phì – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường;
Huyết áp cao: có huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
Cholesterol và triglyceride bất thường: nếu bạn có ít lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL), hoặc cholesterol “tốt”, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. Triglycerides là một loại chất béo có trong máu. Người có nhiều triglycerides có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ có thể cho bạn biết nồng độ cholesterol và triglycerides trong máu của bạn là bao nhiêu.;

Điều trị Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) hiệu quả

Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?
Bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 thông qua các xét nghiệm máu sau:
Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói;
Xét nghiệm dung nạp Glucose;
Xét nghiệm Hemoglobin A1C;
Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói).
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ 3 tháng một lần, để bác sĩ có thể:
Kiểm tra huyết áp của bạn;
Kiểm tra da và xương ở chân của bạn;
Kiểm tra xem chân bạn có trở nên tê liệt không;
Kiểm tra phần sau của mắt bằng một công cụ dùng ánh sáng đặt biệt;
Xét nghiệm Hemoglobin A1C (6 tháng 1 lần nếu bệnh tiểu đường tuýp 2 của bạn đã được kiểm soát tốt).
Các kiểm tra này sẽ giúp bạn và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra bạn cũng nên thực hiện những kiểm tra sau đây hằng năm:
Xét nghiệm nồng độ cholesterol và triglyceride hằng năm;
Đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để đề phòng biến chứng răng miệng;
Thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo rằng thận của bạn vẫn đang hoạt động tốt (như xét nghiệm Microalbumin niệu và tỷ số creatinin).
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?
Nhiều bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Các quy định của chế độ ăn uống mới cho phép có nhiều lựa chọn về thực phẩm hơn. Tuy nhiên nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo, điều này rất quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức thấp và cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.
Tuy nhiên với một số bệnh nhân, chế độ ăn và tập thể dục là chưa đủ mà họ còn cần phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là các loại thuốc giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm:
Alpha-glucosidase inhibitors;
Biguanides;
DPP IV inhibitors;
Injectable medicines (GLP-1 analogs);
Meglitinides;
SGL T2 inhibitors;
Sulfonylureas;
Thiazolidinediones.
Nếu các loại thuốc kể trên không hiệu quả, người bệnh cần phải được tiêm insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Insuline không thể uống qua đường miệng vì acid trong bao tử sẽ phá hủy nó, mà phải được tiêm dưới da.
Lượng đường huyết cần phải được kiểm tra thường xuyên (thường là ít nhất một lần mỗi ngày). Ngoài sự chăm sóc của bác sĩ chính của bạn, còn có các chuyên gia (chuyên gia nội tiết, chuyên gia điều trị bàn chân và bác sĩ nhãn khoa) giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Bệnh Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
Giữ mức đường huyết ở mức gần mức bình thường;
Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ;
Giữ cân nặng ở mức bình thường;
Ăn đủ bữa;
Ăn uống lành mạnh: các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng;
Hạn chế tối thiểu việc sử dụng chất có cồn;
Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng;
Bỏ thuốc lá;
Chăm sóc bàn chân kĩ lưỡng, bạn nên đi khám bác sĩ mỗi 6 tháng;
Gọi cho bác sĩ nếu bạn sốt hoặc nôn mửa và không thể ăn uống;
Gọi cho bác sĩ nếu bạn có lượng đường huyết cao hoặc thấp bất thường;
Không hút thuốc;
Không uống rượu mạnh hoặc các dung dịch có nhiều đường.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Là bệnh lây do các xoắn khuẩn Borellia được truyền bởi chấy rận hay bọ tùy theo vùng, có các cơn sốt lặp đi lặp lại xen kẽ với các đợt thuyên giảm có vẻ như đã khỏi bệnh.
  • 17-10-2018

    Là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do Human Papillomavirus (HPV) gây ra, có mối liên quan giữa bệnh mồng gà và HPV. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 tháng, cũng có thể lâu hơn từ vài tháng đến 1 năm. Lứa tuổi mắc nhiều nhất là từ 20-45 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh

  • 28-05-2018
    Nang hoạt dịch vùng khoeo chân hay u nang baker là sự tích tụ của dịch khớp (hoạt dịch), từ đó hình thành khối u lành tính phía sau đầu gối. Khối u này làm đầu gối người bệnh phình lên và đau thắt.nNhững ai thường mắc phải nang hoạt dịch vùng khoeo chân
  • 28-05-2018
    Sự sẩy thai xảy ra phổ biến đến mức đáng kinh ngạc . Khoảng 15% phụ nữ có thai được ghi nhận là bị sảy thai.
  • 28-05-2018
    Bệnh múa giật (Sydenham) thường xuất hiện sau giai đoạn sốt nhiễm liên cầu khuẩn, hay gặp ở trẻ em 5-15 tuổi, tỷ lệ trung bình nam/nữ là 1/2,5; Bệnh múa vờn ở trẻ em thường do tổn thương não bộ trong thời kỳ chu sản hay do trẻ bị ngạt hoặc vàng da sơ
  • 28-05-2018
    Blốc nhĩ thất là sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tùy vào mức độ tắc nghẽn dẫn truyền xung động này mà người ta chia blốc nhĩ thất thành 3 mức độ khác nhau. Bốc nhĩ thất độ I Blốc nhĩ thất độ