TỔNG HỢP 26 BỆNH TIM MẠCH NHI THƯỜNG GẶP NHẤT

Bệnh tim mạch nhi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm, trẻ bị bệnh tim cũng có thể có được một cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Bệnh tim mạch ở trẻ em

Bệnh tim mạch không chỉ thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em. Bệnh tim mạch có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ. Nhiều bệnh tim mạch có thể di truyền và thậm chí là gây tử vong cho trẻ.

Các bệnh về tim mạch được chia làm 2 loại:

  • Bệnh tim nhi bẩm sinh: là tình trạng xuất hiện các bất thường trong cấu trúc tim hoặc mạch máu xảy trước khi sinh. Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh đa số trường hợp không thể biết rõ. Tuy nhiên, vẫn có 1 số trường hợp sau đây có thể làm tăng nguy cơ khiến bé bị bệnh tim bẩm sinh: di truyền từ người thân, mẹ lạm dụng thuốc, uống rượu trong thai kỳ, mẹ bị nhiễm virus lúc mang thai.
bệnh tim mạch nhi
Bệnh tim mạch có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ
  • Bệnh tim nhi không bẩm sinh: là những trường hợp trẻ sinh ra không mắc bệnh tim nhưng sau này vì một nguyên nhân nào đó mà bé lại mắc bệnh. Nguyên nhân gây nên loại bệnh này là thường liên quan đến yếu tố môi trường và các bệnh lý kèm theo.

Các bệnh tim nhi bẩm sinh

1. Bất thường động mạch vành

Là tình trạng các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim không bình thường. Có một số trường hợp, động mạch không phát sinh đúng vị trí hoặc có vấn đề về kích thước hoặc kết nối. Đây là một loại bệnh tim bẩm sinh rất khó phát hiện ở các bệnh nhân nhỏ tuổi. Trẻ bị bất thường động mạch vành thường có triệu chứng đau thắt ngực.

Xem thêm bài viết chi tiết về Bất thường động mạch vành .

2. Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi

Là tình trạng tĩnh mạch phổi của bé không được hình thành bình thường trong lúc bé còn trong bụng mẹ. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có nguy cơ gây tử vong cho trẻ. Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh này là khó thở ở các mức độ khác nhau, thở nhanh, ít ăn hoặc tăng trưởng kém, da và môi hơi xanh.

Xem thêm bài viết chi tiết về Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi.

3. Hẹp van động mạch chủ

Bệnh hẹp van động mạch chủ làm tắc nghẽn đường tống máu của thất trái. Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào mức độ hẹp van động mạch chủ. Trường hợp bị hẹp van động mạch chủ nhẹ không cần điều trị gì. Các trường hợp nặng cần phẫu thuật để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Xem thêm bài viết chi tiết về Hẹp van động mạch chủ.

4. Bệnh van động mạch chủ hai mảnh

Tình trạng này có thể xảy ra khi một lá ( trong 2 lá của van động mạch chủ 2 lá) phát triển không được bình thường, trong quá trình hình thành tim, trước khi trẻ được sinh ra. Nhìn chung, bệnh này không có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tim của bé thời thơ ấu.

Xem thêm bài viết chi tiết về Bệnh van động mạch chủ hai mảnh

5. Thông liên nhĩ

Là một loại bệnh tim bẩm sinh mà người bệnh xuất hiện lỗ hở ở buồng trên tâm nhĩ. Những trường hợp bị thông liên nhĩ nhẹ có thể không gây ảnh hưởng gì. Những trường hợp thông liên nhĩ nặng có thể sẽ cần phẫu thuật. Các triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị thông liên nhĩ nặng là: nhiễm trùng đường hô hấp hoặc phổi thường xuyên, khó thở, mệt mỏi khi bú, mệt mỏi khi tập thể dục, khó cảm giác được nhịp tim…

Xem thêm bài viết chi tiết về Thông liên nhĩ

6. Kênh nhĩ thất

Là tổ hợp các khuyết tật tim như: thông liên nhĩ, thông liên thất, bất thường của van 2 lá và van 3 lá. Hai loại kênh nhĩ thất thường gặp là: kênh nhĩ thất toàn phần và kênh nhĩ thất bán phần. Triệu chứng bệnh tùy thuộc vào loại bệnh kênh nhĩ thất mà người bệnh mắc.

Xem thêm bài viết chi tiết về Kênh nhĩ thất.

7. Hẹp eo động mạch chủ/đứt đoạn cung động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ là một khuyết tật tim bẩm sinh làm cho mạch vành hẹp hơn mức bình thường. Người bệnh hẹp eo động mạch vành càng nặng thì càng xuất hiện nhiều triệu chứng hơn.

Đứt đoạn cung động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ không được hình thành một cách hoàn chỉnh. Động mạch chủ có dạng vòm cong, khi cung động mạch chủ đứt đoạn, một phần động mạch chủ bị thiếu sẽ có 1 khoảng trống.

Xem thêm bài viết chi tiết về Hẹp eo động mạch chủ/ đứt đoạn cung động mạch chủ.

8. Bệnh đảo gốc động mạch (trên - dưới)

Là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ. Bệnh này có thể được phát hiện thông qua một số xét nghiệm định kỳ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, một số bé có thể không xuất hiện triệu chứng trong nhiều năm.

Xem thêm bài viết chi tiết về Bệnh đảo gốc động mạch (Trên- dưới)

9. Dị dạng van ba lá

Đây là một loại dị tật hiếm gặp, tỷ lệ mắc dị tật này khoảng 1/10.000. Khi trẻ bị dị tật này, thay vì các lá- nắp của van tim, bị dị dạng hoặc nằm ở vị trí quá thấp trong tâm thất phải. Một số trường hợp một lá bị dịch chuyển xuống não thất, một lá khác lại lớn hơn bình thường và có thể dính vào thành não thất một cách bất thường.

Bệnh tim mạch nhi
Bệnh hẹp van tim ba lá

Xem thêm bài viết chi tiết về Dị dạng van 3 lá

10. Hội chứng thiểu sản tim trái

Là tình trạng cấu trúc trái tim bao gồm van hai lá, tâm thất trái, van động mạch chủ và động mạch chủ kém phát triển. Hiện tại chưa rõ nguyên nhân gây nên bệnh này và cũng không có cách phòng ngừa.

Xem thêm bài viết chi tiết về Hội chứng thiểu sản tim trái

11. Bệnh đảo gốc động mạch (trái - phải)

Là một bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp. Đảo gốc động mạch sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến phổi và cơ thể, làm cho giảm lượng oxy lưu thông đến cơ quan, hệ cơ, mô của bé.

Xem thêm bài viết chi tiết về Bệnh đảo gốc động mạch (trái- phải)

12. Còn ống động mạch

Ống động mạch là nơi liên kết giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Lúc bé còn trong bụng mẹ, hầu hết các bé đều có ống động mạch, ống này sẽ tự đóng khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, có một số trường hợp ống động mạch không tự đóng lại tạo thành tình trạng còn ống động mạch.

Xem thêm bài viết chi tiết về Còn ống động mạch

13. Khiếm khuyết lỗ van động mạch phổi

Tình trạng này có thể rất nghiêm trọng và gây tử vong cho bé. Bệnh này xảy ra khi van động mạch phổi không được hình thành đúng dẫn đến việc máu không thể chảy từ tim đến phổi để lấy oxy để nuôi cơ thể.

Xem thêm bài viết chi tiết về Khiếm khuyết lỗ van động mạch phổi

14. Hẹp động mạch phổi

Hẹp động mạch phổi là tình trạng động mạch phổi quá hẹp, cứng, nhỏ. Hẹp động mạch phổi ở mức độ nhẹ có thể không cần điều trị. Trường hợp nặng có thể cần làm các thủ thuật để sửa động mạch phổi. Hẹp động mạch phổi nhẹ hiếm khi có triệu chứng, chỉ khi bệnh nặng hơn mới xuất hiện triệu chứng rõ ràng.

Xem thêm bài viết chi tiết về Hẹp động mạch phổi

15. Tứ chứng Fallot

Là sự kết hợp của 4 dị tật tim bẩm sinh, là một căn bệnh tim rất nguy hiểm. Tất cả những người mắc bệnh này đều cần được phẫu thuật điều chỉnh, phải hạn chế vận động và theo dõi sức khỏe thường xuyên suốt phần đời còn lại.

bệnh tim mạch nhi
Tứ chứng Fallot - Một bệnh tim nhi vô cùng nguy hiểm

Xem thêm bài viết chi tiết về Tứ chứng Fallot

16. Không lỗ van ba lá

Là tình trạng một van ba lá không được hình thành mà lại xuất hiện các mô rắn giữa các ngăn. Điều này làm hạn chế lượng máu lưu thông và làm buồng tim bên phải kém phát triển. Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị không lỗ van ba lá là: dễ mệt mỏi, thường xuyên khó thở, da xanh tím.

Xem thêm bài viết chi tiết về Không lỗ van ba lá.

17. Thân chung động mạch

Là tình trạng trong quá trình phát triển của bào thai mạch máu đi ra khỏi tim không được tách rời hoàn toàn mà nó để lại kết nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Trẻ em bị dị tật này cần được phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật khác ngay sau khi sinh.

Xem thêm bài viết chi tiết về Thân chung động mạch.

18. Vòng mạch máu do cung động mạch chủ đôi

Là tình trạng động mạch chủ của bé hoặc các nhánh của nó hình thành bất thường để chúng bao quanh làm co thắt khí quản và thường là thực quản. Một số người bị vòng mạch máu không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi vòng mạch máu ép vào khí quản có thể gây nên các triệu chứng về hô hấp và tiêu hóa.

Xem thêm bài viết chi tiết về Vòng mạch máu do cung động mạch chủ đôi

19. Thông liên thất

Là tình trạng người bệnh xuất hiện một lỗ hổng trong vách ngăn tâm thất, hoặc vách ngăn giữa hai ngăn dưới của tim được gọi là tâm thất phải và trái. Khi đó, máu giàu oxi đi từ tâm thất trái, qua lỗ mở ở vách ngăn, rồi trộn với máu ít oxy trong tâm thất phải và lên động mạch phổi. Lâu dần gây tăng áp động mạch phổi, dẫn tới tình trạng tim trái bị quá tải thể tích gây suy tim.

Xem thêm bài viết chi tiết về Thông liên thất.

Các bệnh tim nhi không bẩm sinh

1. Bệnh cơ tim giãn

Tình trạng này xảy ra khi cơ tim yếu và không có khả năng bơm nhiều máu như bình thường. Điều này khiến bệnh nhân khó thở khi vận động nhiều. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh cơ tim giãn là mệt mỏi, khó thở khi vận động hoặc khi nằm, giảm khả năng thể thao, sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân và bụng, đau ngực và tim đập nhanh…

Xem thêm bài viết chi tiết về Bệnh cơ tim giãn

2. Viêm nội tâm mạc

Là tình trạng nhiễm trùng ở lớp nội tâm mạc hoặc ở các van do vi khuẩn gây ra. Khi mắc bệnh, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như: thân nhiệt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi, đau đầu, khó thở đặc biệt là khi vận động, ho…

Xem thêm bài viết chi tiết về Viêm nội tâm mạc

3. Bệnh cơ tim phì đại

Là tình trạng cơ tim bị ảnh hưởng trở nên dày lên. Khi cơ tim dày lên, các tế bào cơ tim cũng theo đó mà dày lên. Điều này làm cho thành tim dày lên. Trong một số trường hợp, thành tim dày lên quá mức có thể ngăn cản sự lưu thông máu, khiến máu không thể chảy khỏi tim.

Xem thêm bài viết chi tiết về Bệnh cơ tim phì đại

4. Bệnh Kawasaki

Bệnh này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và có tên khác là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc. Các triệu chứng thường thấy của bệnh này là: phát ban, sưng hạch ở cổ, môi khô nứt nẻ và đỏ, lưỡi dâu tây, bàn tay và bàn chân sưng, mắt đỏ.

Bệnh tim mạch nhi
Các dấu hiệu nhận biết bệnh Kawasaki ở trẻ em

Xem thêm bài viết chi tiết về Bệnh Kawasaki

5. Viêm cơ tim

Bệnh này thường là kết quả của một đợt nhiễm trùng. Khi bé bị viêm cơ tim, khả năng bơm máu của tim sẽ giảm khiến tim không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho cơ thể. Viêm cơ tim nặng nếu không được điều trị sẽ gây nên tổn thương tim vĩnh viễn.

Xem thêm bài viết chi tiết về Viêm cơ tim

6. Viêm màng ngoài tim

Bệnh này xảy ra khi màng ngoài tim bị viêm hoặc nhiễm trùng. Viêm màng ngoài tim thường đi kèm với bệnh tràn dịch màng ngoài tim. Bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim thường xuất hiện triệu chứng đau ngực. Khi đó người bệnh thường có cảm giác đau nhói hoặc đau thắt.

Xem thêm bài viết chi tiết về Viêm màng ngoài tim.

7. Sốt thấp khớp

Khi trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A hoặc sốt ban đỏ mà không được điều trị đúng cách có thể diễn tiến nghiêm trọng dẫn đến bệnh sốt thấp khớp. Sốt thấp khớp thường xảy ra ở trẻ từ 5-11 tuổi và là nguyên nhân gây bệnh van tim đứng đầu ở trẻ em.

Xem thêm bài viết chi tiết về Sốt thấp khớp

Khám từ xa với bác sĩ tim mạch nhi

Khi nghi ngờ bé mắc bệnh tim mạch, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi khám để hạn chế tới mức tối thiểu các di chứng có thể gặp phải.

Khám tim mạch cho bé không nhất thiết phải khám tại bệnh viện. Khi phụ huynh cung cấp đầy đủ các kết quả xét nghiệm và các thông tin mà bác sĩ yêu cầu thì khám trực tiếp hay khám trực tuyến đều cho ra kết quả giống nhau. Hình thức khám không quan trọng, điều quan trọng nhất, quyết định việc có chữa khỏi bệnh hay không là trình độ của bác sĩ. Vậy, chỉ cần tìm được bác sĩ giỏi, đúng chuyên khoa thì khám trực tuyến hay khám trực tiếp đều được.

Các bước khám từ xa với Wellcare

Bước 1: Đặt hẹn: chọn thời gian và bác sĩ bạn muốn khám

Bước 2: Thanh toán và điền bệnh án

Bước 3: Khám đúng giờ

Danh sách bác sĩ tim mạch nhi giỏi trên hệ thống Wellcare

Bs.Trần Công Bảo Phụng

Bác sĩ Trần Công Bảo Phụng là một bác sĩ giỏi với nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vực tim mạch nhi. Bác là báo cáo viên của nhiều hội nghị tim mạch hàng đầu thế giới. Phương châm khám chữa bệnh của bác là: hạn chế kháng sinh và điều trị không cần thiết. Hiện nay, bác sĩ Trần Công Bảo Phụng đang giữ chức vụ Trưởng đơn vị can thiệp tim mạch, rối loạn nhịp và chẩn đoán tiền sản tại BV Nhi đồng 1.

Khám với Bs. Trần Công Bảo Phụng tại:

Bs.Nguyễn Quốc Huy

Bác sĩ Nguyễn Quốc Huy có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, đặc biệt chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch nhi. Hiện tại, Bs. Huy đang công tác tại khoa tim mạch - Bệnh viện Nhi đồng 2.

Khám với Bs. Nguyễn Quốc Huy

  • Khám từ xa Wellcare: https://khamtuxa.vn/bac-si/nguyen-quoc-huy. Liên hệ đặt hẹn: +84.28.3622.6822. Thời gian: từ 9h - 20h45 tất cả các ngày trong tuần. 15 phút/1 slot gọi thoại hoặc gọi video.

Bs.Phạm Thế Vinh

Bác sĩ Phạm Thế Vinh là bác sĩ nhi khoa giỏi với hơn 10 năm kinh nghiệm. Bác chuyên môn điều trị các nhóm bệnh lý nhi khoa như: bệnh sơ sinh, bệnh tim mạch nhi, bệnh dị ứng nhi. Hiện nay, bác sĩ đang công tác tại bệnh viện Nhi đồng 2.

Khám với Bs. Phạm Thế Vinh tại:

  • Khám từ xa Wellcare: https://khamtuxa.vn/bac-si/pham-the-vinh. Thời gian: 10h-20h30 tất cả các ngày trong tuần. Liên hệ đặt hẹn: +84.28.3622.6822. 15 phút/1 slot gọi thoại hoặc gọi video.

Nếu phụ huynh nhận thấy các dấu hiệu bệnh tim mạch ở trẻ, hãy khám nhanh nhất có thể. Bệnh tim mạch có thể rất nguy hiểm, nó có thể để lại những di chứng suốt quãng đời còn lại, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong. Khám và điều trị sớm có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong và di chứng để lại. Hãy đặt hẹn ngay với Bác sĩ Tim mạch nhi giỏi trên hệ thống Wellcare để được khám và điều trị sớm nhất.

- 09-05-2022 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là khi bị sẩy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sẩy thai nên đi khám toàn diện.
  • 28-05-2018
    Mỏi mắt xảy ra khi mắt cảm thấy mệt mỏi do hoạt động cường độ cao, chẳng hạn như lái xe trong thời gian dài, đọc sách hoặc làm việc với máy tính. Mặc dù mỏi mắt có thể gây khó chịu, phiền nhiễu, song chứng bệnh này thường là không nghiêm trọng và biến
  • 18-04-2022
    Hội chứng thiểu sản tim trái là một phổ các bệnh tim trong đó các cấu trúc của tim trái (bao gồm van hai lá, tâm thất trái, van động mạch chủ và động mạch chủ) của trẻ kém phát triển.
  • 28-05-2018
    Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao. Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường (mùi mồ hôi của cơ thể). Bạn có thể đổ mồ hôi quá nhiều đến
  • 17-10-2018

    Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân tiếp xúc bên ngoài. Tỷ lệ bệnh viêm da tiếp xúc khác nhau giữa các vùng địa lý, thời gian trong năm, giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi của bệnh nhân. Tại Việt Nam, bệnh viêm da tiếp

  • 01-04-2022

    Dị ứng bao gồm các vấn đề của hệ thống miễn dịch. Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng như một “báo động giả”.

    Các phản ứng dị ứng thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc phấn hoa, cây xanh và cỏ dại, nhựa mủ của cây, nấm mốc, mạt bụi, thức ăn và thuốc.

    Có ba cách hiệu quả nhất để điều trị dị ứng là tránh tiếp xúc, tiêm phòng dị ứng (liệu pháp miễn dịch) và thuốc. Các gia đình nên thảo luận kỹ với các bác sĩ nhi hoặc bác sĩ chuyên khoa dị ứng của bé để có thể tìm phương án hỗ trợ giảm bớt hoặc điều trị dị ứng.

    Các xét nghiệm có thể được dùng đến để chẩn đoán dị ứng bao gồm xét nghiệm da, xét nghiệm máu hoặc biện pháp tiếp xúc và ghi nhận phản ứng.