Cong vẹo cột sống

1. Định nghĩa Cong vẹo cột sống là trình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. 2. Phân loại Cong vẹo cột sống có hai nhóm chính: Vẹo không cấu trúc và Vẹo cấu trúc. Vẹo

Tổng quan về cong vẹo cột sống

Định nghĩa

Cong vẹo cột sống là trình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang.

Phân loại

Cong vẹo cột sống có hai nhóm chính: Vẹo không cấu trúc và Vẹo cấu trúc.
Vẹo không cấu trúc:
Vẹo không cấu trúc là vẹo với cột sống không biến dạng, bao gồm các loại:
Vẹo tư thế: Cột sống vẹo khi đứng thẳng, lúc cúi lưng, lúc nằm, lúc được xách bổng lên, lúc bảo bệnh nhân đứng nghiêng về bên đường cong vồng thì hết vẹo.
Vẹo bù trừ: Bệnh nhân chân dài chân ngắn. Nếu đi dép nâng đế ở chân thấp cho hai chi dưới bằng nhau thì hết vẹo.
Vẹo do thoát vị đĩa đệm cột sống: Nhân đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh gây đau thần kinh hông. Để cho rễ thần kinh đỡ bị chèn ép, bệnh nhân nghiêng cột sống. Thoát vị đĩa đệm thường ở người lớn nhưng cũng gặp ở trẻ em.
Vẹo do viêm: Viêm cơ thắt lưng - chậu, bệnh nhân nghiêng cột sống về bên đau cho các cơ đỡ đau.
Vẹo cột sống không cấu trúc quan sát ở tư thế đứng và được nắn chỉnh thẳng khi cúi.
Trong trường hợp trên, mỗi đốt sống đều bình thường, cột sống cong nhưng không xoay và vẹo không bao giờ tiến triển trở thành vẹo cấu trúc.
Vẹo cấu trúc:
Vẹo cấu trúc là vẹo với cột sống biến dạng (đốt sống bị biến dạng ở đường cong).
Trong hầu hết các trường hợp vẹo cấu trúc xuất hiện trước tuổi xương ngừng lớn, kèm xoay và bao gồm bốn loại: Vẹo tự phát; Vẹo do liệt; Vẹo bẩm sinh; Vẹo trong một số bệnh như bệnh u xơ thần kinh, bệnh rỗng tuỷ sống, bệnh thoát vị tuỷ - màng tuỷ, bệnh lao xương sống.
Vẹo cột sống cấu trúc trên lâm sàng và X quang.
Một số trường hợp vẹo xuất hiện sau tuổi xương ngừng phát triển và không kèm xoay như: Vẹo do gẫy lún một bên thân sống; Lao với lún một bên thân đốt sống; Bệnh khớp thoái hoá; Chứng loãng xương.

Tỷ lệ mắc

Theo một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Johne Lostenin, Justusf Lehmann, Arnald J Capute… thì tỷ lệ người mắc bệnh cong vẹo cột sống tương đối cao 3-4% trong đó 2% cần điều trị.

Triệu chứng, biểu hiện của cong vẹo cột sống

cong vẹo cột sống
Triệu chứng, biểu hiện của cong vẹo cột sống

Hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp; mào chậu bên thấp bên cao; hai thăn lưng mất cân đối hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên.
Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.
Có nhiều nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống. Một số trẻ em sinh ra đã bị cong hoặc vẹo cột sống bẩm sinh. Một số trẻ em bị cong vẹo cột sống do ngồi, đi đứng quá sớm hoặc bị mắc các bệnh về thần kinh, bệnh cơ, bị chấn thương, thể trạng kém vì ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương), cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi.
Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống.
Cong vẹo cột sống ở tuổi học sinh có thể phát sinh do ngồi sai tư thế vì bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, chiếu sáng bàn học kém, mang cặp sách quá nặng về một bên vai.

Nguyên nhân cong vẹo cột sống

Nguyên nhân cong vẹo cột sống
Nguyên nhân cong vẹo cột sống

Trong đó, vẹo cột sống chưa tìm ra nguyên nhân chiếm từ 60 - 70%.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xét đến bệnh cong vẹo cột sống học đường.
Trẻ bị cong vẹo cột sống thường do:
  • Thiếu bàn ghế ngồi học, kích thước bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi, sự sắp xếp không đúng cách, trẻ ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng…
  • Lao động quá sớm, tư thế lao động bị gò bó như gánh, vác, đội, cõng hoặc bế nách em nhỏ, đeo cặp sách quá nặng so với tuổi và không đều hai bên vai.
  • Trẻ nghiêng vẹo trong quá trình học tập, rèn luyện, sinh hoạt, lao động (ví dụ như trẻ phải nghiêng người về chỗ có ánh sáng do thiếu ánh sáng). - Do bệnh tật, còi xương, suy dinh dưỡng, tai nạn.
  • Đa số trẻ dưới 3 tuổi bị vẹo cột sống bẩm sinh hay liên quan đến các bệnh lý khác đều khó điều trị và tiên lượng nặng hơn. Khoảng 20% trẻ vẹo cột sống ở độ tuổi thiếu nhi (từ 3 – 10 tuổi) có nguyên nhân từ các bệnh lý khác kèm theo, phần lớn chưa tìm ra nguyên nhân.
  • Sau 10 tuổi, đa số trẻ vẹo cột sống vô căn diễn biến nặng cho đến tuổi trưởng thành. Tuổi càng nhỏ, nguyên nhân bệnh lý kèm theo càng nhiều, càng khó điều trị.
  • Bệnh nhân đến khám càng muộn, vẹo cột sống càng nặng thì phẫu thuật điều trị càng nguy hiểm.

Điều trị cong vẹo cột sống bằng bài tập đơn giản

Điều trị cong vẹo cột sống bằng bài tập đơn giản
Điều trị cong vẹo cột sống bằng bài tập đơn giản

Cong vẹo cột sống có nguyên nhân chủ yếu là do tư thế ngồi học, lao động sai... Sau đây là các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống cực kỳ đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Điều trị cong vẹo cột sống bằng bài tập đơn giản

Theo TS Nguyễn Văn Chương, nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Bộ Năng lượng, đối với trường hợp vẹo cột sống thì điều trị chủ yếu là nắn lại tư thế ngồi học, làm việc cho đúng. Sau đó người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị cong vẹo cột sống bằng các bài tập đơn giản sau đây.
Bài 1 - Nằm: Người bệnh thường xuyên nằm trên giường cứng, dùng chiếc gối kê vùng bị vẹo để lấy tư thế chuẩn.
Bài 2 - Đứng: Khi bị vẹo cột sống thì bên vai vẹo sẽ thấp hơn vai lành, do vậy để cân bằng 2 vai thì người bệnh thường xuyên tập động tác đứng vươn vai. Theo đó, giơ tay bên bị vẹo lên cao, thẳng trên tường, giữ vững tư thế này khoảng 30 giây, ngày làm từ 10 - 20 lần.
Bài 3 - Kéo giãn: Dùng ghế cong để kéo giãn cột sống. Người bệnh nằm trên ghế, thả lỏng người xuống, đầu hướng về phía đất, thực hiện ở 2 tư thế sau: Tư thế 1 (để 2 tay vắt sau gáy, 2 chân duỗi thẳng lên tay ghế, người nằm xuống, dùng lực nâng người lên khoảng 10 lần, sau đó nghiêng người sang bên trái, phải mỗi bên 15 lần. Tư thế thứ 2 (người bệnh ngồi lên ghế, 2 chân vắt vào 2 tay ghế làm điểm tựa, 2 tay vắt sau gáy dùng lực kéo người từ tư thế nằm sang ngồi. Rồi nghiêng đầu, mình sang bên trái và phải 15 lần.
Với 3 bài tập cực kỳ đơn giản này, nếu kiên trì luyện tập chắc chắn bạn sẽ thoát khỏi căn bệnh phiền toái này.
Người bệnh thường xuyên tập động tác đứng vươn vai để cân bằng 2 vai

Điều trị cong vẹo cột sống bằng phương pháp chườm

Người bệnh nằm trên giường, dùng 2kg muối rang nóng, khô cho vào gối kê vào chỗ vẹo để mục đích làm giãn cơ, không đau. Cứ làm như vậy liên tục và mỗi ngày lại lấy muối ra rang lại. Không nên dùng phương pháp chườm ngải cứu, cúc tần, bởi những vị thuốc này nằm lên dễ ướt, sinh vi khuẩn.

Điều trị cong vẹo cột sống bằng cách xoa thuốc thảo dược

Sau khi người bệnh tập tất cả các động tác trên thì dùng phương pháp xoa bóp. Nguyên liệu dầu xoa gồm: Hồi, quế, địa liền, hạt gấc, huyết giáp, khúc khắc, dầu long não, tinh dầu bạc hà. Mỗi thứ 10g/1 lít cồn, ngâm khoảng nửa tháng, rồi xoa thường xuyên ngày 2 lần lên bên vẹo cột sống.
Vẹo cột sống có nguyên nhân bẩm sinh thường kèm theo dị tật bẩm sinh ở tim, thận. Điều trị cong vẹo cột sống sớm giúp người bệnh tránh được những nguy cơ dị tật trên.

Phòng ngừa cong vẹo cột sống

cong vẹo cột sống
Phòng ngừa cong vẹo cột sống

  • Cải thiện điều kiện vệ sinh trường học
  • Bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em học sinh mang hàng ngày là những yếu tố nguy cơ gây cong vẹo cột sống ở học sinh.
  • Để đảm bảo tư thế ngồi học đúng, nhà trường, gia đình cần trang bị bộ bàn ghế phù hợp với kích thước cơ thể học sinh. Đặc biệt, ngay từ khi mới đi học (mẫu giáo, tiểu học), thầy cô giáo, gia đình cần nhắc nhở để tạo thói quen ngồi đúng tư thế cho các em.
  • Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75-105 độ), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4-6 cm, lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu không tạo thành thói quen đúng ngay từ những ngày đầu đi học sau này rất khó sửa chữa, dù bàn ghế phù hợp, các em vẫn ngồi sai. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.
  • Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo từ 300lux trở lên. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em để đảm bảo ánh sáng tốt hơn.
  • Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.
  • Duy trì chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý
  • Nhà trường và gia đình cần phối hợp giúp học sinh có một chế độ học tập và sinh hoạt hợp lý. Trong thời gian ở trường cũng như ở nhà, học sinh không nên ngồi học, xem tivi quá lâu, giữa các giờ học (khoảng 35-45 phút) học sinh phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm gánh nặng thể chất, tăng cường hoạt động vận động ngoài trời.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.
  • Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng nhiều. Trung bình, học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11-10 giờ; Từ 11-14 tuổi, thời gian ngủ là 10-9 giờ; Từ 15-17 tuổi, thời gian ngủ là 9-8 giờ.
  • Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ
  • Khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp cho việc phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và kiến nghị phòng chống kịp thời. Ngoài ra, việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ còn có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe, tích cực tham gia vào chương trình phòng chống cong vẹo cột sống học đường.

Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống

Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống
Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là sự thay đổi về hình dáng hoặc cấu trúc của cột sống so với bình thường. Bài viết này chúng tôi chia sẻ cách phòng ngừa cong vẹo cột sống.
Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống
  • Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.
  • Phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin.
  • Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng.
  • Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn. Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học. Đây là một trong các cách phòng ngừa cong vẹo cột sống hàng đầu, đem lại hiệu quả cao trong phòng ngừa, điều trị cong vẹo cột sống được khuyến cáo áp dụng nhất từ trước đến nay.
  • Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có hai quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.
  • Học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và điều trị kịp thời.
Học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống
Tác hại của cong vẹo cột sống đến cuộc sống của trẻ
  • Trẻ em khi bị vẹo cột sống sẽ gây ra các nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng khiến bé chậm phát triển chiều cao, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến ngực, khung chậu và chèn ép tim, phổi và gan.
  • Cong vẹo cột sống ở tuổi học sinh có thể phát sinh do ngồi sai tư thế, bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, chiếu sáng bàn học kém, mang cặp sách quá nặng về một bên vai…
  • Cột sống bị cong vẹo gây lệch trọng tâm cơ thể khiến trẻ ngồi học không được ngay ngắn, cản trở tiêu cực việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung. Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn ảnh hưởng tới quá trình hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu, nếu là nữ thì trở ngại tới việc sinh con sau này.
  • Với các trường hợp nặng, cột sống vẹo lệch sang bên, thể hình thiếu thẩm mỹ, bắp thịt bị kéo căng và có hiện tượng đau, xương ngực có thể bị biến dạng, tim phổi xê dịch vị trí (giảm dung tích sống của phổi); chiều dài của lưng bị ngắn lại, xương chậu cũng có thể bị quay lệch, các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể bị chèn ép; gây dị dạng thân hình, hạn chế vận động, tác động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng…
Biết cách phòng ngừa cong vẹo cột sống là rất cần thiết để phòng tránh bệnh, bởi chi phí điều trị căn bệnh này hiện nay rất tốn kém, đặc biệt là phẫu thuật chỉnh hình.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Nhược thị là một bệnh gây giảm khả năng nhìn của bệnh nhân, có nguyên nhân là sự phát triển thị lực không bình thường trong giai đoạn sớm. Việc mỏi mắt thường biểu hiện ra cả bên ngoài và bên trong.
  • 28-05-2018
    Sốt co giật, hay còn gọi là co giật do sốt cao, là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt ở em bé hoặc trẻ. Trong một cơn co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác và chân tay có những cơn co giật, lắc trong một khoảng thời gian nhất định. Đa số trẻ bị
  • 28-05-2018
    Glôcôm góc mở nguyên phát là một tình trạng bệnh lý của thị thần kinh, tiến triển mãn tính, đặc trưng bởi sự tổn hại của tế bào hạch võng mạc và lớp sợi thần kinh, teo lõm đĩa thị giác, tổn thương thị trường điển hình của glôcôm, thường có liên quan
  • 20-04-2021

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có 7% người dân trên toàn cầu mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con mang bệnh hoặc mang gen bệnh Thalassemia. Vậy thiếu máu Thalassemia nguy hiểm như thế nào?

  • 18-09-2018

    Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột quỵ cao. Rối loạn tiền đình là bệnh lý và rất hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai

  • 26-09-2018

    Nuốt vướng là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy có vật gì trong cổ như hạt cát, sợi tóc, hạt đậu hay khối u (lành tính kyst đáy lưỡi, kyst rãnh lưỡi thanh thiệt, u ác tính như ung thư hạ họng, u thư thanh thiệt...).