Chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.

Chuột rút là bệnh gì?

(Ảnh minh họa)

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.
Mặc dù mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe.
Chuột rút là hiện tượng co cơ đột ngột, thường xảy ra ở các đầu chi làm người bệnh không cử động được. Chuột rút rất nguy hiểm nếu đột ngột xảy ra ở những người đang lái xe, đang bơi lội, đang làm việc trên giàn giáo...
Chứng bệnh này thường gặp ở những người thiếu dinh dưỡng, khí huyết hư suy hoặc khi môi trường sống thay đổi, sức khỏe giảm sút, tuổi cao...
Theo Đông y, chuột rút là do thiếu vi lượng, chủ yếu là thiếu canxi, kali, kẽm... và một số loại vitamin khác. Để điều trị, Đông y thường phối hợp các biện pháp như thuốc uống, dược thiện và cả phương pháp bấm huyệt.

Triệu chứng và biểu hiện của chuột rút

Hiện tượng chuột rút thường gây đau dữ dội. Thông thường, người bị chuột rút không thể điều khiển được các cơ bắp nơi bị chuột rút.
Vài tình huống bị chuột rút nghiêm trọng có thể gây đau đớn và sưng cơ bắp. Vào thời điểm bị chuột rút, các cơ bắp vùng bị ảnh hưởng nổi mấu, phồng lên, cứng và rất nhạy cảm.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát trên hệ thống Khám từ xa Wellcare khi các cơn chuột rút diễn ra thường xuyên, đi kèm các triệu chứng khác như đau đớn, sưng cơ bắp, uống nhiều tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt, đau chân khi đi bộ đoạn ngắn...

Nguyên nhân gây chuột rút

Mặc dù chứng chuột rút thường gặp, nhưng nguyên nhân chính xác gây bệnh chưa được làm rõ. Các nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này có thể là:

  • Tập luyện hoặc lao động chân tay quá mức.
  • Đứng hoặc ngồi quá lâu, ngủ nằm tư thế chân không đúng.
  • Thiếu chất khoáng trong máu như kali, canxi, magne.
  • Uống nước không đủ dẫn đến cơ thể bị thiếu nước.
  • Có thai.
  • Ngộ độc chì.
  • Do thuốc như: ngừa thai, lợi tiểu, hạ mỡ máu nhóm statin và clofibrate, chống trầm cảm, hạ huyết áp nifedipine, chống viêm dạ dày cimetidine, giãn phế quản salbutamol, terbutaline...
  • Do bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu, đái tháo đường, Parkinson, bệnh mạch máu hai chân, xơ gan, bệnh thần kinh, người có bàn chân phẳng...

Mỗi khi chuột rút xảy ra thường có đặc điểm:

  • Chân bị chuột rút rất đau, kéo dài từ vài giây đến vài phút.
  • Sờ chỗ đau thấy cơ bị co cứng thành một cục.
  • Chân bị đau không thể cử động được trong khoảng thời gian này.

Các yếu tố nguy cơ gây chuột rút

  • Chứng chuột rút (đồng bào miền Nam gọi là vọp bẻ) thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức.
  • Các đối tượng dễ bị chuột rút là: vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai…
  • Lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối… đều dễ bị chuột rút.
  • Một số bệnh tật đưa đến chuột rút như chứng nghẽn động mạch, thần kinh bị đè ép như chứng hẹp cột sống, chứng rối loạn tuyến giáp, thiểu năng tuyến giáp, hoặc kali thấp vì dùng thuốc lợi tiểu.
  • Những chứng bệnh này dù có thể gây chuột rút nhưng không giải thích được nguyên nhân của chuột rút tại những người khỏe mạnh.

Biến chứng của chuột rút

Chuột rút sẽ gây đau cơ cấp tính. Gần như các trường hợp chuột rút đều phải ngừng hoạt động và cần được chăm sóc ngay.
Tuy vậy, không phải trường hợp chuột rút nào cũng được xử trí kịp thời. Nguy hiểm nhất của chuột rút là khi đang leo trèo (công nhân đường dây điện, thợ xây...); đang bơi lội, đang tắm ở sông, biển... nếu không được xử lý kịp thời thì rất nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với người bị giãn tĩnh mạch chân cần đi khám định kỳ và điều trị một cách nghiêm túc bởi vì ngoài triệu chứng vọp bẻ thì giãn tĩnh mạch chân còn có nhiều triệu chứng và biến chứng khác liên quan mật thiết với nhau.
Những biến chứng nguy hiểm của chuột rút có thể dẫn đến những tai nạn trong lao động,cũng như trong hoạt động thẻ thao. Vì vậy, cần chú ý các biện pháp dự phòng để tránh nguy cơ dẫn đến tai nạn

Chẩn đoán chuột rút

Bác sĩ có thể sẽ dùng một số thử nghiệm sau để chẩn bệnh:

  • Thử máu để đo lượng canxi, kali, magiê
  • Đo lượng hormon tuyến giáp
  • Đo lường mức hoạt động của thận qua lượng BUN và creatinin
  • Thử thai nghén
  • Đo điện cơ.

Điều trị bệnh chuột rút

  • Đang vận động bất ngờ bị chuột rút sẽ rất đau bắp thịt, khiến phải dừng lại ngay không cử động được nữa. Muốn khỏi đau nhanh chóng cần thực hiện các thao tác sau đây: dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
  • Khi bị chuột rút bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.
  • Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh… Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.
  • Có thể dùng một số loại thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ… Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối.
  • Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.

Phòng ngừa chuột rút

Hầu hết các trường hợp chuột rút là do thiếu nước, chất điện giải khi đang lao động, vận động quá sức, vì vậy các đối tượng lao động nặng nhọc, vận động viên cần uống đủ nước, ăn đủ lượng muối cần thiết.
Ngoài ra, nếu có điều kiện nên mang theo nước uống khi đang lao động, tập luyện. Hằng ngày, cần ăn đủ các chất để cung cấp năng lượng cần thiết trước khi bước vào công việc nặng nhọc hoặc tập luyện cũng như thi đấu.
Đối với vận động viên bơi lội, người đi tắm biển trước khi xuống nước cần có một thời gian nhất định để khởi động, không để cơ thể tiếp xúc với lạnh một cách đột ngột.
Đối với người bị giãn tĩnh mạch chân, cần đi khám định kỳ và điều trị một cách nghiêm túc bởi vì ngoài triệu chứng chuột rút thì giãn tĩnh mạch chân còn có nhiều triệu chứng và biến chứng khác liên quan mật thiết với nhau.

Bài tập phòng, giảm triệu chứng của chuột rút

  • Chân trái giữ thẳng, ấn lực xương gót trái lên nền nhà nhưng lòng bàn chân vẫn giữ áp sát sàn.
  • Hướng xương chậu về phía trước, chân phải co nhẹ. Khi đó bạn sẽ có cảm giác bắp chân của mình bị kéo căng.
  • Giữ tư thế kéo căng bắp chân như vậy trong 15 - 30 giây. Lặp lại động tác này 3 - 4 lần cho mỗi chân.
  • Ngày tập 3 lần sáng, chiều và tối. Lần tập buổi tối ngay trước khi ngủ chừng vài phút.
  • Hiệu quả của bài tập này chỉ đạt được khi tập thường xuyên, tối thiểu 3 - 4 tuần. Nếu không dứt hẳn thì ít ra nó cũng giúp làm giảm số cơn và cường độ đau của chuột rút.

Theo mobifone

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Thận ứ nước là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận; nước tiểu sản xuất ra sẽ ứ lại trong thận, khiến cơ quan này to lên. Bệnh thường gây tăng huyết áp, suy thận cấp và mạn tính. Thận ứ nước là một bệnh thường gặp ở cả trẻ

  • 19-04-2022
    Thông liên thất (ventricular septal defect) là một khuyết tật tim bẩm sinh. Bệnh xảy ra khi trong tim bé tồn tại một lỗ thông giữa tâm thất trái và tâm thất phải.
  • 28-05-2018
    Ngón tay cò súng, hay ngón tay bật, là bệnh khiến cho ngón tay bị cứng ở một tư thế. Bệnh chủ yếu tác động đến lớp mô xung quanh gân ngón tay gọi là bao gân. Gân là các mô sợi dày gắn cơ với xương. Viêm bao gân làm cho gân không chuyển động một cách
  • 28-05-2018
    Bệnh này còn được gọi là cúm dạ dày do nó lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc ăn uống thực phẩm, nước bị nhiễm bệnh. Nếu bạn là người khỏe mạnh, bạn có thể sẽ phục hồi mà không có biến chứng. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, người lớn
  • 28-05-2018
    Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là bệnh lý trong đó mảng bám tích tụ trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi. Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi, và các chất khác trong máu.
  • 17-10-2018

    Tổn thương xương khớp tuổi thiếu niên hiện nay là nhóm bệnh rất hay gặp trong thực tế lâm sàng, diễn biến phức tạp, khó nhận biết và nhìn chung vẫn còn gây rất nhiều khó khăn cho các bác sỹ lâm sàng nói chung và các bác sỹ nhi khoa nói riêng trong chẩn