Viêm dạ dày ruột do vi-rút

Bệnh này còn được gọi là cúm dạ dày do nó lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc ăn uống thực phẩm, nước bị nhiễm bệnh. Nếu bạn là người khỏe mạnh, bạn có thể sẽ phục hồi mà không có biến chứng. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, người lớn

Viêm dạ dày ruột do vi-rút là gì?

Bệnh này còn được gọi là cúm dạ dày do nó lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc ăn uống thực phẩm, nước bị nhiễm bệnh. Nếu bạn là người khỏe mạnh, bạn có thể sẽ phục hồi mà không có biến chứng.
Nhưng đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu, viêm dạ dày ruột do virus có thể gây chết người.
Không có phương pháp điều trị hiệu quả cho viêm dạ dày ruột do virus, do đó phòng ngừa là biện pháp chính. Ngoài ra, để tránh thực phẩm và nước bị ô nhiễm, rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là cách phòng bệnh tốt nhất.

Triệu chứng viêm dạ dày ruột do vi-rút

Triệu chứng viêm dạ dày ruột do vi-rút

Bệnh viêm dạ dày do virus lại tấn công vào đường ruột, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Tiêu chảy, thường không có máu. Nếu tiêu chảy có máu có nghĩa là bạn có một nhiễm trùng khác nặng hơn.
  • Đau quặn bụng.
  • Buồn nôn hoặc nôn, hoặc cả hai.
  • Đôi khi có đau cơ, nhức đầu.
  • Sốt nhẹ.
  • Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 1-3 ngày sau khi bạn nhiễm bệnh và có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường kéo dài từ 1-2 ngày, nhưng đôi khi có thể đến 10 ngày.
  • Bệnh này dễ nhầm lẫn với tiêu chảy do Salmonella và E. coli hoặc ký sinh trùng Giardia do các triệu chứng giống nhau.

Nếu bạn là người lớn, hãy gọi cho bác sĩ nếu:

  • Tiêu chảy và nôn mửa hơn 2 ngày.
  • Nôn ra máu.
  • Bạn đang mất nước – dấu hiệu của mất nước gồm khát nước, khô miệng, nước tiểu màu sậm hoặc nước tiểu ít hoặc không có, và suy yếu nghiêm trọng, chóng mặt hoặc hoa mắt.
  • Có máu trong phân.
  • Sốt trên 40 độ C.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em: đi khám bác sĩ ngay nếu bé có:
  • Sốt trên 39 độ C.
  • Lừ đừ hoặc dễ bị kích thích.
  • Có vẻ đau hoặc khó chịu.
  • Tiêu chảy ra máu.
  • Có vẻ mất nước – theo dõi các dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ em bằng cách so sánh lượng nước uống vào và lượng nước tiểu.

Nếu con bạn là trẻ sơ sinh, nôn mửa là một triệu chứng quan trọng gây ra bởi nhiều lý do khác nhau mà đa số đều đòi hỏi chăm sóc y tế. Gọi cho bác sĩ của bé ngay nếu bé có:

  • Nôn mửa kéo dài hơn vài giờ.
  • Tã không ướt trong vòng 6 giờ.
  • Phân có máu hoặc tiêu chảy nặng.
  • Thóp đỉnh đầu xẹp.
  • Khô miệng, hoặc khóc không có nước mắt.
  • Buồn ngủ bất thường.

Nguyên nhân viêm dạ dày ruột do vi-rút

Nguyên nhân viêm dạ dày ruột do vi-rút

Bạn có nhiều khả năng bị lây nhiễm viêm dạ dày ruột do virus khi ăn uống thực phẩm hoặc nước bị nhiễm bệnh hoặc dùng chung đồ dùng, khăn tắm hoặc thức ăn với người bệnh.
Virus gây ra bệnh viêm dạ dày ruột bao gồm:

  • Rotavirus: Trẻ em thường bị nhiễm bệnh khi ngậm tay hoặc ngậm các đồ vật bị nhiễm virus vào miệng. Người lớn bị nhiễm rotavirus có thể không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây bệnh. Vắc-xin phòng chống rotavirus gây viêm dạ dày ruột đã có ở một số nước, và có hiệu quả trong việc ngừa các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Norovirus: Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị nhiễm norovirus. Norovirus có thể lây lan trong gia đình và cộng đồng, đặc biệt nó dễ lây lan ở những nơi có giới hạn về không gian như viện dưỡng lão, bệnh viện, nhà trẻ, trường học.

Mặc dù bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác, nhưng hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh là từ thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn.
Một số thực phẩm như tôm, cua, sò, hàu,… sống hoặc nấu chưa chín cũng có thể làm bạn bị bệnh.

Yếu tố nguy cơ viêm dạ dày ruột do vi-rút

Yếu tố nguy cơ viêm dạ dày ruột do vi-rút

Những người dễ bị nhiễm bệnh viêm dạ dày ruột bao gồm:

  • Trẻ nhỏ: Trẻ em tại các nhà trẻ, trường tiểu học có thể đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch chưa trưởng thành.
  • Người lớn tuổi: Ở người lớn tuổi hệ miễn dịch có xu hướng yếu dần. Những người lớn tuổi trong viện dưỡng lão dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch đã yếu đi và họ sống chung, tiếp xúc gần gũi với những người có thể truyền bệnh.
  • Học sinh, những người ở ký túc xá, người đi nhà thờ, chùa: Bất cứ nơi nào có nhiều người qui tụ, tiếp xúc gần gũi đều có thể là môi trường để bệnh nhiễm trùng ruột lây lan và phát triển.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Nếu sức đề kháng của bạn kém – ví dụ, hệ miễn dịch bị tổn thương bởi HIV/AIDS, đang hóa trị hoặc có bệnh bệnh khác - bạn đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày ruột do vi-rút

Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày ruột do vi-rút

Nếu không có biến chứng, các triệu chứng của bệnh thường tự khỏi sau khoảng 3-8 ngày. Các loại thuốc kháng sinh hầu như không có tác dụng với rotavirus và việc phòng chống và ngăn ngừa cơ thể mất nước là biện pháp quan trọng và cần thiết nhất.
Không chỉ đơn giản là mất nước thường mà cơ thể còn bị thiếu hụt một số lượng khoáng chất quan trọng cho quá trình phát triển của cơ thể như muối và kali.
Để ngăn chặn tình trạng này, trẻ cần được uống nhiều nước hoặc bù dịch bằng ORS (oral re-hydration solutions). Nếu trẻ bị tiêu chảy cấp (và kéo dài trong nhiều ngày), cần thiết phải bù dịch và bổ sung khoáng chất để tránh các biến chứng khác gặp phải khi cơ thể thiếu nước nghiêm trọng.
Điều trị các triệu chứng khác: như sốt và đau ở một vài nơi trên cơ thể dùng các loại thuốc giảm đau và hạ sốt ở các liều lượng cho phép.

Bài thuốc dân gian viêm dạ dày ruột do vi-rút

Bài thuốc dân gian viêm dạ dày ruột do vi-rút
Có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa viêm dạ dày ruột do virus: Theo Trung Quốc danh phương toàn tâp dùng bài: ‘ đạt nguyên ẩm’ (Ôn dịch luận)
Đạt nguyên ẩm
Cam thảo: 1,5g
Binh lang: 6g
Hậu phác: 3g
Thảo quả: 1,5g
Tri mẫu: 3g
Thược dược: 3g
Hoàng cầm: 3g
Cách dùng. Sắc uống ngày 1 thang
Công dụng. Khai đạt mạc nguyên, tị uế hóa trọc.

Phương pháp phòng bệnh viêm dạ dày ruột do vi-rút

Phương pháp phòng bệnh viêm dạ dày ruột do vi-rút
  • Rửa tay thật kỹ. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng ít nhất trong 20 giây, sau đó lau khô. Dạy con bạn cách rửa tay nếu chúng đủ lớn.
  • Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân. Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống, ly tách và khăn tắm.
  • Giữ khoảng cách với người bệnh. Tránh tiếp xúc gần gũi với những người có virus.
  • Kiểm tra nhà trẻ của con bạn. Hãy chắc chắn rằng nhà trẻ của con bạn đủ tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Biện pháp phòng ngừa khi đi du lịch
  • Khi bạn đi du lịch ở nước khác, bạn có thể bị nhiễm bệnh từ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Hãy làm giảm nguy cơ của bạn bằng cách:
  • Chỉ uống nước đóng chai hoặc nước có gas trong lon hoặc chai.
  • Không dùng nước đá, bởi vì nước đá có thể làm từ nước bị ô nhiễm.
  • Sử dụng nước đóng chai để đánh răng.
  • Tránh thực phẩm sống – bao gồm cả hoa quả đã bóc vỏ, rau sống và rau trộn – được chuẩn bị từ tay trần.
  • Tránh thịt, cá nấu chưa chín.
  • Tiêm chủng. Vắc-xin phòng chống viêm dạ dày ruột do rotavirus đã có ở một số nước, và nó có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh này.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-04-2022
    Ống động mạch (DA) là một mạch máu bình thường trong cơ thể, có nhiệm vụ kết nối hai động mạch chính – động mạch chủ và động mạch phổi – giúp đưa máu từ tim ra nuôi cơ thể bào thai. Ống động mạch đưa máu ra khỏi phổi, trực tiếp nuôi cơ thể.
  • 28-05-2018
    Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể, vị trí gần với thận. Ung thư tuyến thượng thận là u ác tính trên tuyến thượng thận. Thể tích tuyến thượng thận tuy nhỏ, nhưng khối u lại to, thông thường đường kính nhỏ hơn 3cm là u nhỏ, u
  • 28-05-2018
    Thoái hoá điểm vàng (hoặc thoái hóa hoàng điểm) là một tình trạng bệnh lý xảy ra và gây tổn thương ở điểm vàng (hoàng điểm) của mắt. Điểm vàng là một điểm nhỏ bằng cỡ chữ o (font chữ 12) nằm tại trung tâm võng mạc ở phần sau nhãn cầu. Bình thường, điểm
  • 17-10-2018

    Thận ứ nước là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận; nước tiểu sản xuất ra sẽ ứ lại trong thận, khiến cơ quan này to lên. Bệnh thường gây tăng huyết áp, suy thận cấp và mạn tính. Thận ứ nước là một bệnh thường gặp ở cả trẻ

  • 28-05-2018
    Bất thường về gen => mang tính di truyền. Tư thế bàn chân thời kỳ bào thai bất thường. Đột biến nhiễm sắc thể: trẻ bị cứng đa khớp bẩm sinh (bàn chân khoèo, cứng khớp gối, cứng khớp khuỷu, cứng
  • 17-10-2018

    Bệnh Meniere là một rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự mất thính lực dao động, ù tai , đôi lúc gây cảm giác đầy tai. Ở nhiều bệnh nhân, bệnh Meniere chỉ xảy ra ở một tai. Bệnh Meniere có thể xảy ra