Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường trong máu.

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường trong máu.

Triệu chứng bệnh thiếu máu

Triệu chứng bệnh thiếu máu

Mệt mỏi, chóng mặt.

Thể trạng yếu.

Hơi thở ngắn, gấp.

Da tái.

Kém ngon miệng.

Đau bụng.

Móng tay giòn, dễ gãy và nổi

Nguyên nhân gây thiếu máu

Nguyên nhân gây thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây thiếu máu, phổ biến là các nguyên nhân dưới đây:

Thiếu vitamin B12.

Thiếu hụt axít folic (folate).

Thiếu sắt.

Thiếu máu tán huyết: do hiện tượng vỡ hồng cầu như:

+ Thiếu máu tán huyết do thiếu hụt men G6PD (Gluco 6 Phosphate Dehydrogenase).

+ Thiếu máu tán huyết tự miễn: Cơ thể tự sản xuất ra kháng thể phá hủy hồng cầu.

+ Thiếu máu tán huyết do ký sinh trùng sốt rét.

+ Bệnh lý hồng cầu hình liềm: Đây là bệnh lý di truyền, tạo nên các Hb bất thường và làm biến dạng hồng cầu, làm cho hồng cầu có hình liềm (lưỡi liềm) và dễ vỡ.

Các nguyên nhân tại tủy xương:

+ Các ung thư nơi khác di căn đến xương hoặc các bệnh lý ung thư tại tủy xương (ung thư máu, u đa tủy) làm cho tủy xương không thể sản xuất đầy đủ số lượng hồng cầu bình thường.

+ Các trường hợp ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu cũng có thể làm suy tủy xương trong việc sản xuất hồng cầu.

+ Các bệnh nhân suy thận có thể bị thiếu hoóc-môn cần thiết để kích thích tủy xương tạo hồng cầu.

Biến chứng tăng bạch cầu đơn

Mệt mỏi nặng. Khi thiếu máu đủ nghiêm trọng, có thể quá mệt mỏi và không thể hoàn thành công việc hàng ngày. Có thể quá kiệt sức để làm việc hay vui chơi.

Vấn đề về tim. Thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường. Tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu ôxy trong máu khi đang thiếu máu. Điều này thậm chí có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

Thần kinh bị hư hại. Vitamin B12 là rất cần thiết không chỉ cho sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh, mà còn cho các chức năng thần kinh khỏe mạnh.

Suy chức năng tâm thần. Thiếu vitamin B12 cũng có thể ảnh hưởng đến tâm thần.

Tử vong. Một số thiếu máu gia đình, chẳng hạn như thiếu máu tế bào hình liềm, có thể nghiêm trọng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng. Mất rất nhiều máu nhanh chóng trong bệnh thiếu máu cấp tính trầm trọng có thể gây tử vong.

Chẩn đoán bệnh thiếu máu

Chẩn đoán bệnh thiếu máu

Bác sĩ chẩn đoán thiếu máu dựa vào bệnh sử, thăm khám và xét nghiệm máu gồm có công thức máu.

Xét nghiệm máu này đo nồng độ các tế bào bào hồng cầu hiện diện trong máu (hematocrit) và nồng độ hemoglobin trong máu. Giá trị hematocrit bình thường ở người trưởng thành nằm trong khoảng 32-43%. Giá trị hemoglobin bình thường ở người trưởng thành thường nằm trong khoảng 11-15 g/dL.

Một số tế bào hồng cầu cũng có thể được xem xét dưới kính hiển vi để biết được kích thước, hình dạng và màu sắc của chúng. Nhờ vậy có thể xác định được chẩn đoán. Chẳng hạn như trong thiếu máu thiếu sắt, các tế bào hồng cầu sẽ nhỏ hơn và có màu tái hơn bình thường. Trong thiếu máu do thiếu vitamin, hồng cầu sẽ lớn hơn nhưng có số lượng ít hơn.

Những xét nghiệm khác

Nếu bạn đã được chẩn đoán là thiếu máu, bác sĩ có thể cho thực hiện thêm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

Chẳng hạn như thiếu máu thiếu sắt có thể là do tình trạng chảy máu kéo dài từ một vết loét đã được biết hoặc chưa, từ polyp lành tính ở đại tràng, ung thư đại tràng, các khối u, hoặc suy thận. Bác sĩ có thể khảo sát những tình trạng trên và những tình trạng khác có thể là nguyên nhân gây thiếu máu.

Điều trị thiếu máu

Điều trị thiếu máu

Các thuốc chữa thiếu máu:

Sắt

Bổ sung cho phụ nữ mỗi ngày 15mg chất sắt, nam giới chỉ cần 10mg/ngày.

Phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt nhiều hơn so với bình thường vì chất sắt cần thiết cho cơ thể người mẹ, tốt cho sự phát triển của cơ và các tế bào hồng cầu của bào thai. Phụ nữ nên dùng bổ sung viên vitamin có chứa chất sắt để thay thế lượng sắt bị mất đi trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi sinh con hoặc trong trường hợp bị mất máu nhiều.

Trên thị trường có bán nhiều dạng viên sắt mà thành phần là sắt sunfat, sắt oxalat, sắt gluconat... Nên dùng đường uống các chế phẩm chứa sắt khi no để tránh kích thích đường tiêu hóa. Chú ý liều lượng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ vì quá liều sẽ bất lợi.

Có thể phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như: gan, tim, trứng, giá đậu, hoa quả, bông cải xanh...

Vitamin B12

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tế bào đặc biệt là sự nhân lên của ADN. Nguồn vitamin B12 được đưa vào trong cơ thể chủ yếu qua thức ăn. Những thức ăn giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, gan... Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở những người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày... Người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 nên được điều trị bằng tiêm bắp vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ.

Axít folic

Đây là tác nhân quan trọng trong quá trình tạo máu. Hàng ngày, nhu cầu người lớn cần 25-50mcg axít folic.Thức ăn từ rau xanh, thịt, trứng, gan, men bia là nguồn cung cấp chủ yếu chất này.

Ngoài ra một số nguyên tố vi lượng khác cũng cần cho sự tạo máu như vitamin B6, vitamin B2 cũng làm tăng sinh số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu.

Thuốc chữa thiếu máu có nhiều loại đang có trên thị trường nhưng khi dùng nên có sự chỉ định của bác sĩ, nên tuân thủ đúng tránh hiện tượng tự đi mua về dùng theo sự mách bảo của người này hay người khác. Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách bổ sung bằng chế độ ăn hợp lý, có đầy đủ dinh dưỡng, các vitamin và các yếu tố vi lượng cho cơ thể.

Phòng ngừa thiếu máu

Phòng ngừa thiếu máu

Nhiều loại thiếu máu không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể tránh được thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách ăn theo chế độ ăn hợp lý và thay đổi, bao gồm:

Sắt. Nguồn cung cấp sắt tốt nhất là thịt bò và những loại thịt khác. Những loại thức ăn khác giàu chất sắt bao gồm đậu, đậu lăng, những rau có lá màu xanh sậm, trái cây khô, bơ đậu phộng.

Folate. Chất dinh dưỡng này và dạng tổng hợp của nó, axít folic, có thể tìm thấy ở nước cam và trái cam, chuối, những rau có lá màu xanh sậm, ngũ cốc và mì ống.

Vitamin B12. Loại vitamin này có nhiều trong thịt và các thực phẩm hằng ngày.

Vitamin C. Những thức ăn có chứa vitamin C như cam, dưa có thể giúp tăng hấp thu sắt.

Ăn nhiều thức ăn có chứa sắt đặc biệt quan trọng ở những người có nhu cầu sắt cao như trẻ em - sắt cần thiết trong quá trình phát triển - và phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh. Cung cấp đủ sắt cũng rất quan trọng cho trẻ nhũ nhi, những người ăn chay trường và những người chạy đường dài.

Lưu ý đối với những thuốc sắt

Các bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc sắt hoặc các multivitamin có chứa sắt cho những người có nhu cầu sắt cao. Nhưng thuốc sắt chỉ phù hợp khi bạn cần nhiều sắt hơn mức một bữa ăn cân bằng có thể cung cấp.

Đừng tự cho rằng mỗi khi mệt bạn đơn giản chỉ cần uống một viên thuốc sắt. Dùng thuốc sắt quá liều cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm khớp phản ứng được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp vô khuẩn tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục hoặc đường tiêu hoá. Biểu hiện viêm có thể từ một đến vài khớp, thường gặp các khớp lớn ở hai chi
  • 28-05-2018
    Xuất tinh là sự phóng thích tinh dịch từ dương vật sau khi đạt cực khoái tình dục. Khi một người đàn ông được kích thích tình dục, não sẽ gửi tín hiệu đến vùng sinh dục thông qua các dây thần kinh trong tủy sống để làm các cơ vùng chậu co thắt.
  • 28-05-2018
    Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn, làm ngừng trệ nguồn máu nuôi tinh hoàn, thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn, thương tổn có thể không hồi phục, làm mất chức năng tinh hoàn, đặc biệt chức năng sinh tinh trùng. Xoắn tinh
  • 28-05-2018
    Băng huyết sau sinh được định nghĩa khi lượng máu chảy từ đường sinh dục của bà mẹ > 500 ml sau đẻ. Hiện nay, băng huyết sau sinh vẫn còn là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên thế giới và Việt Nam. Không những thế,
  • 28-05-2018
    Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
  • 28-05-2018
    Viêm miệng áp tơ là những tổn thương nhỏ có thể xuất hiện mặt trong má và môi, đáy miệng, trên hoặc dưới lưỡi.