Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát)

Bệnh Addison là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả và sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết. Hai tuyến thượng thận nhỏ nằm trên đỉnh thận. Tuyến thượng thận thường sản sinh ra hormone cortisol và aldosterone. Khi mắc bệnh, tuyến thượng thận sẽ sản xuất rất ít cortisol và aldosterone.

Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát) là bệnh gì?

Bệnh Addison là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả và sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết.

(Ảnh minh họa)

Hai tuyến thượng thận nhỏ nằm trên đỉnh thận. Tuyến thượng thận thường sản sinh ra hormone cortisol và aldosterone. Khi mắc bệnh, tuyến thượng thận sẽ sản xuất rất ít cortisol và aldosterone. Nếu không có 2 hormone này, muối và nước của cơ thể sẽ bị đào thải ra bên ngoài thông qua nước tiểu, điều này sẽ khiến huyết áp giảm xuống rất thấp. Đồng thời, lượng kali sẽ tăng nhanh đến mức nguy hiểm. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp hiệu quả nào để phòng ngừa bệnh.

Triệu chứng của Addison

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Addison tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy trở yếu ớt, mệt mỏi, hoặc khó chịu ở dạ dày. Các triệu chứng khác bao gồm sụt cân, biếng ăn, huyết áp thấp, trầm cảm, có sự biến đổi ở tóc và da. Bạn cũng có thể bị sạm da ở vùng khớp ngón tay, đầu gối, khuỷu tay, ngón chân, hoặc môi, đôi khi có thể xuất hiện nếp nhăn ở lòng bàn tay và niêm mạc.
Trong vài trường hợp, bệnh xuất hiện đột ngột. Nguyên nhân của sự xuất hiện đột ngột này có thể do căng thẳng, ví dụ như trong quá trình phẫu thuật, bị chấn thương, hoặc bệnh tật. Các triệu chứng có thể bao gồm tình trạng buồn nôn nặng, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp giảm xuống quá thấp, đau nhức ở cẳng chân hoặc dạ dày, và hôn mê.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Sạm da, da tối màu hơn;
  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Sụt cân;
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng;
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu;
  • Đau cơ hay khớp.

Bác sĩ có thể giúp bạn xác định xem những dấu hiệu này có phải là các triệu chứng của bệnh Addison hay không. Từ đó, bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây bệnh Addison

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả. Những tuyến này nằm ngay sau vùng thận. Chúng sản xuất hormone để duy trì hoạt động của các cơ quan và các mô trong cơ thể. Khi tuyến thượng thận bị tổn thương, lượng hormone cortisol và aldosterone được sản xuất ra cũng sẽ suy giảm. Các nguyên nhân gây ra tổn thương tuyến thượng thận gồm:

  • Hệ miễn dịch nhận “nhầm” tuyến thượng thận là mối nguy hiểm với cơ thể, từ đó tấn công các tuyến này;
  • Bệnh nhiễm trùng như lao, HIV hoặc các bệnh nhiễm nấm;
  • Do khối u hoặc xuất huyết ở tuyến thượng thận;
  • Có thể có các nguyên nhân khác gây ra bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh Addison

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, cũng như bất kỳ giới tính nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 - 50. 
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Bệnh ung thư;
  • Dùng thuốc làm loãng máu;
  • Bệnh nhiễm khuẩn kinh niên như bệnh lao;
  • Đã từng phẫu thuật loại bỏ bất kỳ phần nào của tuyến thượng thận;
  • Bệnh tự miễn, như bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc bệnh Grave.

Chẩn đoán bệnh Addison

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu và nước tiểu, sau đó đo lường nồng độ hormone của tuyến thượng thận. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện chụp X-quang và chụp CT ở tuyến thượng thận.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán bệnh của bạn dựa vào tiền sử bệnh lý, các dấu hiệu và triệu chứng bạn gặp phải.

Điều trị bệnh Addison hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh có thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, phương pháp điều trị sử dụng corticosteroid được sử dụng nhiều nhất. Những loại thuốc corticosteroid này có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Thông thường, bạn cần dùng thuốc liên tục để thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất. Bác sĩ có thể gia tăng liều dùng nếu bạn mắc phải các chứng bệnh hoặc tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng, chấn thương, căng thẳng hoặc phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh mà bác sĩ đã hướng dẫn, bạn cần thực hiện và duy trì các thói quen và lối sống sau để đảm bảo tình trạng sức khỏe và bệnh lý của bạn được kiểm soát:

  • Tái khám đúng định kỳ;
  • Uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ;
  • Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật;
  • Mang theo bên mình một bộ cấp cứu khẩn cấp có đầy đủ thuốc. Đảm bảo rằng bạn và gia đình biết cách sử dụng các loại thuốc này;
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái;
  • Có lối sống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý có đầy đủ lượng muối;
  • Tập thể dục nhưng không quá sức;
  • Liên hệ với bác sĩ nếu cảm thấy không khỏe (buồn nôn, nôn mửa, sốt) hoặc cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi và sụt cân;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩnếu bạn có ý định giảm liều lượng thuốc. Bạn sẽ tránh được các biến chứng như tăng cân, tiểu đường, cao huyết áp, từ việc uống quá nhiều thuốc.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bệnh giun tóc lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền của giun tóc là khí hậu nóng ẩm, dân có tập quán sinh hoạt lạc hậu, tình trạng vệ sinh cá nhân và môi trường sống chưa hợp vệ sinh.

  • 28-05-2018
    Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng sản sinh ra các hormon có vai trò giúp điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp
  • 28-05-2018
    Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm. Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ
  • 28-05-2018
    Thuyên tắc phổi, hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi, là tình trạng tắc nghẽn mạch máu đột ngột ở phổi. Tắc nghẽn xảy ra khi các cục máu đông di chuyển từ các bộ phận khác (nhất là ở chân) đến phổi bị tắc nghẽn. Do thuyến tắc phổi luôn xảy ra cùng với
  • 28-05-2018
    Nhiễm Amip đường ruột là hiện tượng nhiễm trùng ruột già và đôi khi là nhiễm trùng gan. Ký sinh trùng gây bệnh ở nhiễm Amip đường ruột là Entamoeba histolytica. Dù trong cơ thể chúng ta có đến 8 loại Amip ký sinh nhưng chỉ có Amip Entamoeba histolytica
  • 28-05-2018
    Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng. Loại vi khuẩn này có khả năng kháng lại một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường. MRSA có thể xâm nhập sâu vào cơ