Bệnh Graves

Bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow, bệnh Parry, bệnh bướu giáp độc lan tỏa hoặc bệnh cường giáp tự miễn) là một rối loạn miễn dịch dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá tích cực. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone thyroid

Bệnh Graves là bệnh gì?

Bệnh Graves
Bệnh Graves (Ảnh minh họa)

Bệnh Graves (Basedow, Parry, bướu giáp độc lan tỏa) là bệnh gì?

Bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow, bệnh Parry, bệnh bướu giáp độc lan tỏa hoặc bệnh cường giáp tự miễn) là một rối loạn miễn dịch dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá tích cực. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone thyroid kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm cho hormone này tiết ra nhiều và gây ra bệnh cường giáp.
Bệnh Graves là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Graves

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh Basedow bao gồm:

  • Hay bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi;
  • Cảm thấy ngực lớn hơn bình thường (đối với nam giới);
  • Hay mất tập trung;
  • Gặp vấn đề về thị giác như mờ mắt hoặc bị chứng song thị (nhìn thấy hai hình ảnh của cùng 1 vật);
  • Nhãn cầu lồi ra (lồi mắt);
  • Bướu cổ;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Thèm ăn;
  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
  • Nhịp tim nhanh hoặc bất thường;
  • Run rẩy;
  • Giảm cân bất thường.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn mắc phải những triệu chứng trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây ra bệnh Graves

Bệnh Parry xảy ra do sự hoạt động bất thường của hệ miễn dịch (còn gọi là bệnh tự miễn). Khi đó, hệ miễn dịch sẽ tự tấn công ngược lại các mô trong cơ thể và dẫn đến tuyến giáp hoạt động bất thường. Chính sự hoạt động bất thường của cơ quan này làm cho hormone tuyến giáp được sản xuất nhiều hơn bình thường. Đây là bệnh có thể di truyền nhưng không lây lan cho người khác.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Graves

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc Graves bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình đã có người bị bệnh Graves.
  • Giới tính: phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh Graves hơn là nam giới.
  • Độ tuổi: bệnh bướu độc lan tỏa thường xuất hiện ở những người trẻ hơn 40 tuổi.
  • Rối loạn miễn dịch khác: những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch như bệnh tiểu đường tuýp1 hay viêm khớp dạng thấp có nguy cơ gia tăng mắc bệnh.
  • Căng thẳng tinh thần hoặc thể chất.
  • Mang thai.
  • Hút thuốc.

Điều trị bệnh Graves

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Graves ?

Bạn sẽ được dùng thuốc ức chế beta trong các trường hợp tim đập bất thường, đổ mồ hôi và cảm thấy lo lắng. Bệnh Graves gây ra cường giáp có thể được điều trị bằng cách giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể thông qua các phương pháp như sử dụng các loại thuốc, phóng xạ i-ốt hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp điều trị bằng tia phóng xạ hoặc phẫu thuật, bạn sẽ phải dùng hormone thyroid thay thế suốt đời.
Một số bệnh về mắt do Basedow gây ra có thể được điều trị bằng cách phóng xạ i-ốt, dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp phóng xạ i-ốt thường không đem lại hiệu quả cao và đôi khi gây ra những tổn thương cho mắt. Các bác sĩ sẽ cho bạn dùng một loại thuốc steroid ức chế hệ thống miễn dịch (prednisone) hoặc các loại thuốc nhỏ mắt khác để giảm bớt tình trạng kích ứng mắt hoặc sưng mắt. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng miếng vải sạch để che mắt khi ngủ nhằm tránh tình trạng khô mắt. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc các phương pháp phóng xạ khác để điều trị mắt khi cần thiết.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Graves ?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh của gia đình và các triệu chứng mà bạn đang có. Bác sĩ cũng sẽ xét nghiệm máu nhằm kiểm tra bệnh. Ngoài ra, chụp X-quang hoặc chụp CT hoặc phóng xạ i-ốt cũng sẽ được thực hiện khi cần thiết.

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh Graves

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh Graves:

  • Uống thuốc đúng theo liều lượng được chỉ định. Việc bỏ lỡ liều dùng sẽ khiến thuốc vô tác dụng.
  • Tập thể dục hằng ngày nếu bác sĩ cho phép.
  • Đi khám mắt ít nhất mỗi năm một lần hoặc nhiều hơn nếu cần thiết.
  • Không hút thuốc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.


(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tật nứt đốt sống xảy ra trong tuần thứ ba và thứ tư của thai kỳ khi một phần tủy sống của thai nhi đóng không đúng cách. Kết quả là đứa trẻ được sinh ra với một phần của tủy sống bị hở ở mặt sau. Mặc dù các nhà khoa học tin rằng yếu tố di truyền và môi
  • 28-05-2018
    Thông thường khi hành kinh, lớp nội mạc tử cung sẽ bong tróc và được 'tống' ra ngoài. Khi những mảng niêm mạc tử cung bong tróc, không thoát ra ngoài mà bị chảy ngược trở lại buồng trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng... được gọi là lạc nội mạc
  • 28-05-2018
    Thai chết lưu là tất cả các trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung. Thai chết lưu có thể gặp ở mọi giai đoạn của thời kỳ mang thai, nếu không
  • 28-05-2018
    Bệnh hồng cầu hình liềm (sickle cell disease) hay còn được gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia) là một bệnh có tính chất di truyền qua nhiễm sắc thể lặn. Nguyên nhân là do gen quy định việc sản xuất ra hemoglobin (thành phần chủ yếu
  • 28-05-2018
    Viêm khớp phản ứng được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp vô khuẩn tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục hoặc đường tiêu hoá. Biểu hiện viêm có thể từ một đến vài khớp, thường gặp các khớp lớn ở hai chi
  • 10-10-2018

    Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. Giãn phế quản được chia thành: giãn phế quản hình túi, giãn phế quản hình trụ và giãn phế quản hình tràng hạt.