Nhiễm HIV là bệnh nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Vi-rút này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Những người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV +). Tuy nhiên, xét nghiệm máu của bạn

Định nghĩa Bệnh HIV
hiv

Nhiễm HIV là bệnh gì?

Nhiễm HIV là bệnh nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Vi-rút này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Những người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV +). Tuy nhiên, xét nghiệm máu của bạn có thể âm tính nếu bạn xét nghiệm quá sớm sau khi bị nhiễm. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, bạn sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

Những ai thường mắc phải nhiễm HIV?

Có hơn 30 triệu người bị nhiễm HIV trên toàn thế giới. HIV có thể gặp ở mọi độ tuổi, chủng tộc, giới tính, xu hướng tình dục. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh HIV

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm HIV là gì?

Người bệnh lúc đầu có thể không có triệu chứng, nhưng 1-6 tuần sau khi nhiễm bệnh, nhiều người có các triệu chứng giống như cúm. Có thể bao gồm đau nhức cơ thể, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, buồn nôn, và phát ban. Sau những triệu chứng này, hầu hết mọi người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào khác trong nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi virus làm suy yếu hệ thống miễn dịch đáng kể. Sau đó, họ sẽ bị những nhiễm trùng có liên quan đến phổi, mắt hoặc da và có thể đe dọa tính mạng. Các triệu chứng khác có thể là tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, chán ăn và giảm cân, mất trí nhớ, loét miệng, đổ mồ hôi đêm, ung thư da, sưng hạch, và giảm khả năng suy nghĩ.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Liên hệ cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, phát ban, ho, tiêu chảy, tổn thương da). Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức hay đi đến phòng cấp cứu nếu bạn bị nhức đầu, sốt, ho, tiêu chảy nặng hoặc nôn mửa, đau bụng nặng hơn, sợ ánh sáng. Nên nói với bác sĩ các triệu chứng của bạn nếu bạn đang có thai hoặc dự định có thai.;

Nguyên nhân Bệnh HIV

Nguyên nhân gây ra nhiễm HIV là gì?
HIV thường được lây nhiễm từ bạn tình qua hoạt động tình dục (khác hoặc cùng giới tính), sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm HIV. Bệnh cũng có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Bệnh không thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như nắm tay.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh HIV

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm HIV?
Bạn có nguy cơ cao nhiễm HIV nếu:
  • Quan hệ tình dục không an toàn: nghĩa là không sử dụng bao cao su khi quan hệ. Quan hệ tình dục đường hậu môn có nguy cơ cao hơn đường âm đạo. Nguy cơ càng tăng nếu quan hệ tình dục thường xuyên và với nhiều người.
  • Có bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: những bệnh này tạo vết loét ở cơ quan sinh dục và là ngõ vào cho HIV.
  • Nghiện ma túy: những người này thường dùng chung bơm và kim tiêm, làm họ phơi nhiễm với máu của người khác.
  • Chưa cắt bao quy đầu: tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục đồng giới.;

Điều trị Bệnh HIV

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm HIV?

Quá trình điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc tăng cường miễn dịch và chống lại virus. Bạn cần xét nghiệm máu thường xuyên để xem các loại thuốc có tác dụng như thế nào. Nhiễm HIV cần phải dùng thuốc suốt đời.
Bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng nhớ lưu ý chế độ nghỉ ngơi và ăn uống. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp lên kế hoạch chế độ ăn uống lành mạnh cho bạn nếu bạn bị chán ăn tâm lý lẫn chán ăn do bệnh.
Bạn nên tránh tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm khác.
Để tránh lây truyền HIV cho người khác, bạn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ và không được hiến máu hoặc tinh trùng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm HIV?

Các bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ dựa trên tiền sử bệnh và khám thực thể, và xét nghiệm máu.
Những xét nghiệm cần để chẩn đoán bệnh:
  • Đếm CD4: CD4 là loại bạch cầu bị HIV tấn công và tiêu diệt. Người khỏe mạnh thường có CD4 từ 500 tới hơn 1000. Ngay cả khi không có triệu chứng, nhiễm HIV sẽ diễn tiến sang AIDS khi CD4 dưới 200.
  • Số lượng virus: những người có số lượng virus cao trong cơ thể sẽ mắc bệnh nặng hơn.
  • Kháng thuốc: tìm xem chủng HIV mà bạn mắc có kháng với loại thuốc nào không.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm để chẩn đoán biến chứng: lao, viêm gan, nhiễm Toxoplasma, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương gan, thận, nhiễm trùng tiểu.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh HIV

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm HIV?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Nói cho bạn đời của bạn về việc bị nhiễm HIV để họ đi kiểm tra.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ và tập thể dục đầy đủ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Huyết áp là lực mà máu của bạn tác động lên thành động mạch khi chúng di chuyển trong cơ thể.
  • 28-05-2018
    Còi xương là bệnh lý chậm phát triển xương, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, do thiếu vitamin D làm cho xương bị dị dạng như cong vênh và dễ gãy xương, nứt xương. Là bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu vitamin D, dẫn đến thiếu canxi làm ảnh hưởng phát triển hệ
  • 28-05-2018
    Glaucoma, trong dân gian còn gọi là cườm nước (miền Nam) hoặc thiên đầu thống (miền Bắc), là một bệnh ở mắt có thể gây giảm và mất thị lực. Hãy tưởng tượng con mắt chúng ta giống như một quả cầu chứa phần lớn là chất lỏng và chia thành 2 ngăn, trong
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính tại nhu mô tụy; sau khi hết viêm, chức năng của tụy có thể hồi phục hoàn toàn. Bệnh có thể gây các biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp viêm tụy nặng mặc dù đã được điều trị. Khoảng 2/3
  • 28-05-2018
    Ngộ độc khí CO là tình trạng ngộ độc do hít phải khí CO. Carbon monoxide (viết tắt là CO) là một khí độc không màu, không mùi không gây kích thích cho da và mắt nhưng cực kì nguy hiểm. CO trong không khí có thể được hít vào và hấp thụ dễ dàng qua phổi.
  • 28-05-2018
    Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô (như quai ruột) bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. Chúng bị đẩy xuyên qua những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ, do đó xuất hiện những túi phình lên.