Nhiễm giun tóc

Bệnh giun tóc lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền của giun tóc là khí hậu nóng ẩm, dân có tập quán sinh hoạt lạc hậu, tình trạng vệ sinh cá nhân và môi trường sống chưa hợp vệ sinh.

Nhiễm giun tóc là bệnh gì?

Bệnh giun tóc phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền của giun tóc là khí hậu nóng ẩm, dân có tập quán sinh hoạt lạc hậu, tình trạng vệ sinh cá nhân và môi trường sống chưa hợp vệ sinh. Dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị, đặc biệt là dân có tập quán dùng phân người bón ruộng.

(Ảnh minh họa)

Giun tóc ký sinh trong cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hoá, thiếu máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Phương thức lây truyền: Qua đường ăn uống. Người bị nhiễm giun tóc do ăn uống phải trứng giun tóc đã phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn ấu trùng.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh nhiễm giun tóc

  • Trường hợp bệnh nhẹ: Hầu hết không có triệu chứng lâm sàng đặc biệt.
  • Trường hợp bệnh nặng: suy nhược cơ thể, thiếu máu, đau bụng, gầy sút cân rõ rệt... Một số trường hợp bị nổi mẩn dị ứng hoặc có biểu hiện giống bệnh lỵ: đau bụng vùng đại tràng, mót rặn, đại tiện nhiều lần/ngày, phân ít và có nhiều chất nhầy lẫn máu lờ lờ như máu cá...

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nhiễm trên hệ thống khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Nguyên nhân nhiễm giun tóc

Tên tác nhân: giun tóc (Trichuris trichiura).

Hình thái: hình thể giun tóc được chia làm 2 phần rõ rệt: phần đầu dài và nhỏ chiếm 2/3 chiều dài cơ thể, phần thân còn lại ngắn và phình to. Giun tóc có mầu hồng nhạt hoặc trắng sữa. Giun cái dài 30 - 50mm, giun đực dài 30 - 45mm. Đuôi giun tóc cái thường thẳng, đuôi giun đực thường cong và có một gai sinh dục.

Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: trứng giun tóc bắt buộc phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh mới có khả năng gây nhiễm cho người. Thời gian để trứng giun phát triển thành trứng mang ấu trùng là 17 - 30 ngày trong nhiệt độ thích hợp 25 – 30 độ C, độ ẩm trên 80% và có oxy. Trứng giun tóc có khả năng phát triển trong dung dịch acide chlohydric 10% tới 3 tuần, trong dung dịch acid nitric 10% và formalin 10% tới 9 ngày. Tuy nhiên, dễ bị hỏng dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, nhiệt độ trên 50 độ C trứng giun sẽ chết. Trong quá trình thực hiện chu kỳ, ấu trùng giun tóc không có giai đoạn chu du như ấu trùng giun đũa, giun móc/giun mỏ.

Yếu tố nguy cơ gây nhiễm giun tóc

  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh;
  • Nhiễm giun tóc hay xảy ra ở những vùng có tập quán dùng phân tươi bón ruộng.

Chẩn đoán nhiễm giun tóc

  • Chẩn đoán xác định bệnh: Chẩn đoán xác định bệnh giun tóc chủ yếu dựa vào xét nghiệm phân để tìm trứng giun tóc.
  • Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với các bệnh lỵ amip, thiếu máu khác.

Điều trị nhiễm giun tóc

  • Điều trị nhiễm giun tóc đơn thuần: Dùng thuốc albendazole hoặc mebendazole.
  • Điều trị nhiễm giun tóc phối hợp giun móc: Dùng thuốc albendazole hoặc mebendazole.

Chú ý: (i) Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ; (ii) albendazole và mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận.

Phòng ngừa nhiễm giun tóc

Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân, cụ thể:

  • Vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. 
  • Xây dựng hố xí hợp vệ sinh. 
  • Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch.
  • Xử lý môi trường: phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải.
  • Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cách nhau 4 - 6 tháng.
  • Không dùng phân tươi bón ruộng.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu
  • 17-10-2018

    Giun đũa là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Nhiễm giun đũa là bệnh rất phổ biến đặt biệt ở trẻ em. Có đến 1/4 dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển. Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun đũa có trong

  • 18-04-2022
    Hội chứng thiểu sản tim trái là một phổ các bệnh tim trong đó các cấu trúc của tim trái (bao gồm van hai lá, tâm thất trái, van động mạch chủ và động mạch chủ) của trẻ kém phát triển.
  • 28-05-2018
    Chấn động não là tổn thương não, gây ra do tác nhân vật lý bên ngoài như cú đập vào đầu hoặc đập đầu vào một vật khác. Chấn động não có thể dẫn đến mất ý thức hoặc lú lẫn. Bệnh cũng có thể gây mất trí nhớ về các sự kiện ở thời điểm trước hoặc sau chấn
  • 28-05-2018
    Não úng thuỷ là tình trạng tích tụ dịch não tuỷ nhiều bất thường trong các não thất. Điều này xảy ra khi hệ thống dẫn lưu và hấp thu dịch não tuỷ dư thừa làm việc không hiệu quả. Não thất giãn rộng để thích nghi với lượng dịch thừa ra và sau đó đè ép
  • 28-05-2018
    Hội chứng tủy sống bám thấp là một rối loạn thần kinh gây ra bởi tủy sống bị dính với vùng da xung quanh, điều này làm hạn chế sự chuyển động của tủy sống trong cột sống. Sự dính bất thường này làm kéo căng tủy sống. Hội chứng này có liên quan chặt chẽ