Ung thư vú trong thai kỳ
Khi mang thai, ngực có nhiều thay đổi như kích thước, màu sắc da, các tuyến vú phát triển mạnh khiến các khối u nhỏ khó bị phát hiện hơn. Thai phụ thường chỉ phát hiện ra khối u vú khi nó đã trở nên to hơn và nguy hiểm hơn. Như vậy việc kiểm tra khối u vú khi mang thai là hết sức quan trọng. Thai phụ nên đi kiểm tra nếu thấy xuất hiện...
Mang thai không phải nguyên nhân gây ung thư vú, tuy nhiên, những thay đổi trong hormone thai kỳ có thể khiến khối u phát triển nhanh hơn.
Khi mang thai, ngực có nhiều thay đổi như kích thước, màu sắc da, các tuyến vú phát triển mạnh khiến các khối u nhỏ khó bị phát hiện hơn. Thai phụ thường chỉ phát hiện ra khối u vú khi nó đã trở nên to hơn và nguy hiểm hơn. Như vậy việc kiểm tra khối u vú khi mang thai là hết sức quan trọng. Thai phụ nên đi kiểm tra nếu thấy xuất hiện u trên vú hay bất cứ dấu hiệu khả nghi nào.
Kích thước ngực thay đổi trong thai kỳ nên việc phát hiện khối u khá khó khăn. (Ảnh minh họa)
Ung thư vú được chẩn đoán thế nào?
Thai phụ nên đi khám thai định kỳ, thường xuyên. Những đợt khám này được gọi là khám trước sinh, giúp đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong các kỳ khám này có thể bao gồm cả viêc kiểm tra u vú. Chị em cũng nên thường xuyên tự kiểm tra vú tại nhà để phát hiện những thay đổi ở ngực. Nếu không biết cách tự kiểm tra ngực, hãy nhờ bác sĩ hoặc y tá hướng dẫn.
Chụp X-quang tuyến vú được cho là khá an toàn trong thai kỳ, nhưng do các mô ở vú dày đặc lên trong thai kỳ, nên cách kiểm tra này có thể hạn chế tác dụng. Chụp x-quang ba chiều có thể được sử dụng vì hiệu quả tốt hơn. Nếu phát hiện thấy khối u, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết tuyến vú để chẩn đoán. Bác sĩ sẽ dùng kim hoặc cắt lấy mẫu mô đáng ngờ và kiểm tra để phát hiện các tế bào ung thư. Bác sĩ cũng có thể siêu âm tuyến vú của thai phụ để chẩn đoán hoặc để làm sinh thiết tốt hơn.
Nên đi khám thường xuyên, định kỳ. (Ảnh minh họa)
Ung thư liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?
Thai kỳ kết thúc không có nghĩa là ung thư vú sẽ biến mất. Hiện nay, không có bằng chứng nào cho thấy ung thư vú có thể gây hại cho thai nhi, nhưng các biện pháp chữa trị ung thư vú có thể gây hại cho em bé.
Phẫu thuật ung thư được cho là an toàn trong thai kỳ. Nếu ung thư ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ khuyến cáo cắt bỏ khối u, hoặc cắt bỏ tuyến vú. Thai phụ được khuyến cáo cắt bỏ tuyến vú ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ. Khi thai phụ ở 3 tháng cuối của thai kỳ, bác sỹ có thể khuyến cáo cắt bỏ khối u nếu ở cuối thai kỳ. Do xạ trị có thể gây hại cho thai nhi nên sẽ được tiến hành sau khi sinh.
Khi tiến hành phẫu thuật ung thư vú, bác sĩ sẽ kiểm tra hạch bạch huyết và sẽ loại bỏ những hạch có thể đã bị di căn. Nếu thai phụ phải điều trị hóa chất, bác sĩ thường chờ qua 3 tháng đầu của thai kỳ để làm giảm nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Trong trường hợp điều trị ung thư vú đòi hỏi cả phẫu thuật và điều trị hóa chất, thì nguy cơ gây hại cho thai nhi sẽ cao hơn. Thai phụ và gia đình nên nói chuyện với bác sĩ để lựa chọn cách điều trị tốt nhất cho cả bà mẹ và em bé.
Liệu có thể cho con bú nếu mắc ung thư vú?
Chưa có bằng chúng về việc ngừng cho con bú sẽ cải thiện được ung thư vú. Thai phụ vẫn có thể cho con bú bình thường nếu mắc bệnh, tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu đang điều trị hóa chất, thai phụ không nên cho con bú vì hóa chất có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ.
Xem thêm:
>>> Danh sách bác sĩ Ung bướu giỏi tại Tp.HCM
>>> Danh sách bác sĩ Ung bướu khám từ xa trên Wellcare (Gọi thoại - Gọi Video)
Viện y học ứng dụng Việt Nam