Sàng lọc sinh hóa máu

Xét nghiệm Sàng lọc sinh hóa máu: một số lưu ý, quy trình thực hiện, hướng dẫn đọc kết quả. Gọi bác sĩ online 24/7
Saturday, 03/02/2018

Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm sàng lọc sinh hoá máu

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm sàng lọc sinh hoá máu là gì?

Xét nghiệm sàng lọc sinh hóa máu là xét nghiệm máu đo nồng độ một vài chất trong máu. Sinh hoá máu cho bác sĩ biết tình trạng sức khoẻ, tìm kiếm những vấn đề nhất định, và giúp nhận ra phương pháp điệu trị có hiệu quả hay không. Danh sách các xét nghiệm máu đo nồng độ các chất điện giải và những chất hoá học quan trọng khác, bao gồm:

  • Glucose, hay còn gọi là đường trong máu, được phân huỷ trong tế bào cơ thể để cung cấp năng lượng. Nồng độ tăng gây ra do bệnh đái tháo đường hay thuốc như steroid.
  • Nồng độ natri trong máu cho thấy sự cân bằng lượng hấp thụ và bài tiết natri và nước. Nồng độ của natri trong máu bất thường cho thấy tình trạng mất chức năng hoạt động của tim hay thận hay tình trạng mất nước.
  • Kali đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động về cơ, bao gồm duỗi cơ. Suy thận và nôn mửa hay tiêu chảy có thể dẫn tới nồng độ bất thường.
  • Nồng độ clo có thể tăng hay giảm song song với nồng độ natri để duy trì sự trung hoà về điện. Một vài hiện tượng rối loạn có thể thay đổi nồng độ clo, bệnh tuyến thượng thận, nôn mửa, tiêu chảy hay suy tim nặng.
  • Carbon dioxide (CO2) là hệ thống đệm giúp duy trì độ cân bằng axit-base trong máu. Bệnh về đường hô hấp, rối loạn thận, nôn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng, và những nhiễm trùng khác có thể dẫn tới nồng độ bất thường.
  • *Ure máu (BUN) *cung cấp số đo độ lọc cầu thận. Nồng độ urea máu cao có thể gây ra do tình trạng mất chức năng thận.
  • *Creatinine *– hoặc sản phẩm tách nhỏ của creatine, một thành tố quan trọng của cơ – chỉ được bài tiết do thận. Nồng độ creatinine huyết thanh được xem bài xét nghiệm máu nhạy với chức năng thận.

Sàng lọc sinh hoá máu sâu vào những hợp chất trong máu hơn những bài xét nghiệm khác. Xét nghiệm sinh hoá máu hoàn chỉnh (gọi chem-20, SMA-20, hay SMAC-20) theo dõi 20 chất khác nhau trong máu. Những loại xét nghiệm sinh hoá máu khác (như SMA-6, SMA-7, hay SMA-12) không kiểm tra nhiều chất như vậy. Bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp với nhu cầu.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc sinh hoá máu?

Xét nghiệm sinh hóa máu được thực hiện khi:

  • Bạn khám sức khỏe tổng quát
  • Giúp bác sĩ xem xét thử lối sống và chế độ ăn của bạn có lành mạnh và hợp lý hay không
  • Tầm soát một số bệnh như tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết
  • Nếu bạn đang mắc bệnh, xét nghiệm này được dùng để xem phương pháp điều trị cho bạn có hiệu quả hay không
  • Xét nghiệm này còn được làm trước khi bạn tiến hành phẫu thuật.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện sàng lọc sinh hoá máu?

Rất nhiều quá trình điều trị có thể thay đổi nồng độ các chất điện phân, urea máu, và creatinine và ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Uống quá nhiều cam thảo hay tiêu thụ ethylene glycol hoaặc methyl alcohol có thể ảnh hưởng đến độ cân bằng axit-bazo và thay đổi nồng độ CO2.

Chế độ ăn giàu thịt có thể gây ra tăng tạm thời nồng độ creatinine huyết thanh.

Chế độ dinh dưỡng giày protein, xuất hiếu tiêu hoá, hay mất nước sẽ tăng nồng độ urea máu (BUN), trong khi chế độ dinh dưỡng ít protein hay hấp thu nước quá mức có xu hướng giảm nồng độ BUN.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện sàng lọc sinh hoá máu?

Trước khi xét nghiệm, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ về tất cả phương pháp trị liệu, thảo dược hay thực phẩm chức năng bạn đang dùng. Bác sĩ có thể khuyên ngưng dùng trước khi xét nghiệm.
  • Tránh chế độ ăn nhiều thịt trước bài xét nghiệm ure máu (BUN).
  • Không cần thận trọng nhiều trước khi xét natri, kali, clo, CO2, hoặc creatinine.
  • Không dùng chất có cồn trước khi xét nghiệm.

Quy trình thực hiện sàng lọc sinh hoá máu như thế nào?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.
  • Sát trùng chỗ lấy máu bằng cồn.
  • Đưa kim vào tĩnh mạch. Có thể đâm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.
  • Kéo nòng để lấy máu
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
  • Ép gạc hoặc bông gòn lên chỗ vừa lấy máu.
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa lấy máu.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện sàng lọc sinh hoá máu?

Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, ở một số người có thể có cảm giác đau như bị kim chích khi kim đâm qua da. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Gía trị bình thường sẽ khác nhau từ phòng xét nghiệm này sang phòng xét nghiệm khác. Kết quả sẽ có trong 1-2 ngày.

Một vài trường hợp sẽ thay đổi kết quả sàng lọc sinh hoá máu. Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về kết quả bất thường liên quan đến những triệu chứng và bệnh sử.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Tác giả: Giang Lê - Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư.Nguồn: Hello Bác sĩ

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved