Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp

Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp là nguyên nhân thường gặp nhất của hạ natri máu có thể tích máu bình thường... Gọi bác sĩ trực tuyến 24/7
Wednesday, 31/01/2018

Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp là nguyên nhân thường gặp nhất của hạ natri máu có thể tích máu bình thường.

Hormon chống bài niệu (ADH) hay còn gọi là vasopressin được lưu trữ và giải phóng bởi thùy sau tuyến yên. ADH có tác dụng trực tiếp chống lợi tiểu nên được gọi là hormon chống bài niệu.

Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp (Syndrome of inappropriate antidiuretic hormone – SIADH) là nguyên nhân thường gặp nhất gây hạ natri máu, do tiết không thích hợp ADH từ thùy sau tuyến yên hoặc từ ngoài tuyến yên. Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ bao gồm chuột rút và buồn nôn. Trong trường hợp nặng, SIADH có thể gây lú lẫn, co giật và hôn mê.

Rất nhiều căn bệnh có thể khiến cơ thể tăng tiết ADH một cách bất thường nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là ung thư. Đây thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi.

Việc điều trị khởi đầu bằng việc hạn chế lượng chất lỏng nạp vào cơ thể để phòng ứ nước. Ngoài ra điều trị cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên hôi chứng này.

Các triệu chứng của SIADH

Hội chứng SIADH khiến nước không được bài tiết ra ngoài cơ thể, gây ứ nước và hạ natri máu.

Các triệu chứng ban đầu thường nhẹ và khá mơ hồ nhưng có xu hướng tiến triển nặng dần. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể có những biểu hiện như:

  • Cáu kỉnh và bồn chồn
  • Mất vị giác
  • Chuột rút
  • Yếu cơ
  • Hay nhầm lẫn
  • Ảo giác
  • Co giật
  • Lơ mơ
  • Hôn mê

Nguyên nhân gây hội chứng SIADH

Ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, là nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng SIADH. SIADH cũng có thể gây ra do khối u ở phần đầu và cổ. Những nguyên nhân khác có thể gây tăng tiết ADH không thích hợp bao gồm:

  • Tổn thương tại vùng dưới đồi
  • Viêm não
  • Hội chứng Guillain-Barré (một rối loạn hệ thống miễn dịch)
  • Suy tim
  • Bệnh phổi
  • Viêm màng não
  • Chấn thương đầu

Chẩn đoán SIADH

Bác sỹ sẽ hỏi về tiền sử bệnh cũng như các triệu chứng hiện đang gặp phải. Bạn cũng cần cung cấp thông tin về các loại thuốc kê đơn và không kê đơn cũng như thực phẩm chức năng đang sử dụng. Việc chẩn đoán thường bắt đầu bằng việc thăm khám lâm sàng. Thu mẫu nước tiểu có thể cần thiết trong trường hợp này.

Xét nghiệm máu đo nồng độ hormon ADH lưu thông trong máu là xét nghiệm quan trọng. Theo Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH), giá trị bình thường của ADH dao động từ 1-5 picogram/ml (NIH, 2011). Nồng độ ADH tăng cao có thể là dấu hiệu của SIADH.

Bước tiếp theo đó là chẩn đoán nguyên nhân gây ra hội chứng SIADH.

Điều trị

Chỉ định điều trị đầu tiên đó là hạn chế lượng dịch lỏng đưa vào cơ thể để giảm phù. Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm các thuốc lợi tiểu furosemide (Lasix) và thuốc ức chế ADH như demeclocycline.

Ngoài ra cần chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư, chỉ định điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Tiên lượng bệnh

Triển vọng điều trị của hội chứng này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh.

Theo HealthlineViện y học ứng dụng Việt Nam

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved