Glucagon
Xét nghiệm Glucagon là gì? Một số lưu ý, quy trình thực hiện, hướng dẫn đọc kết quả. Gọi bác sĩ online 24/7
Tên kĩ thuật y tế**: **Xét nghiệm glucagon
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử**: **Máu
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm glucagon là gì?
Glucagon là hormone được sản xuất ra ở tuyến tụy. Chức năng của glucagon ngược lại so với insulin. Insulin là hormone có chức năng làm giảm nồng độ glucose trong máu, còn glucagon có tác dụng làm tăng nồng độ glucose và giữ cho nó không bị giảm xuống quá thấp. Khi nồng độ đường trong máu quá thấp, tụy sẽ tiết ra glucagon. Glucagon sẽ làm đứt gãy các chất glycogen chứa trong gan để chuyển chúng thành glucose và đưa nó vào máu, nhờ vậy mà lượng glucose trong cơ thể không bao giờ hạ xuống quá thấp và chức năng hoạt động của tế bào vẫn được đảm bảo.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm glucagon?
Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm đo nồng độ glucagon nếu bạn có các dấu hiệu của:
- Hội chứng Cushing;
- Tiểu đường;
- Thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ em;
- Xơ gan;
- Hạ đường huyết;
- Đau nội tiết tuýp 1;
- Viêm tuỵ;
- U tiết Glucagon với các triệu chứng như nổi mẩn, sụt cân, đái tháo đường nhẹ, thiếu máu, viêm dạ dày, viêm lưỡi.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm glucagon?
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:
- Kết quả xét nghiệm có thể sẽ bị sai nếu bệnh nhân đã thực hiện chiếu chụp bằng tia phóng xạ trước đó 48 tiếng;
- Kết quả sẽ quá cao so với bình thường nếu bạn nhịn ăn kéo dài hoặc tập thể dục với cường độ vừa phải đến cao;
- Thuốc có thể gây tăng nồng độ bao gồm một số axit amin (ví dụ arginine), danazol, gastrin, glucocorticoids, insulin và nifedipine;
- Những thuốc có thể gây ra giảm nồng độ bao gồm atenolol, propranolol và secretin.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm glucagon?
Bác sĩ sẽ giải thích thủ tục xét nghiệm cho bạn.
Nói chung bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm này
Bạn cần nhịn ăn trong vòng 10 – 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Bạn chỉ được phép uống ít nước.
Ngày đi lấy máu xét nghiệm, bạn nên mặc áo thun với tay ngắn để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Quy trình thực hiện xét nghiệm glucagon như thế nào?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
- Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
- Gắn một cái ống để máu chảy ra;
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm glucagon?
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ cho bạn biết thời gian lấy kết quả cũng như hẹn tư vấn chẩn đoán nếu cần thiết.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
*Kết quả bình thường: *50-100 pg/ml hoặc 50-100 ng/l (đơn vị SI)
Kết quả tăng bất thường:
- Glucagon máu cao do di truyền;
- U tiết glucagon;
- Tiểu đường;
- Suy thận mãn;
- Bệnh to đầu chi;
- Tăng mỡ máu;
- Viêm tụy cấp;
- U tuyến thượng thận;
- Những trường hợp bệnh nặng bao gồm nhiễm trùng, bỏng, phẫu thuật, và hạ đường huyết cấp tính.
Kết quả giảm bất thường:
- Thiếu glucagon tự phát;
- Xơ nang;
- Viêm tụy mạn tính;
- Bệnh nhân sau phâu thuật cắt tuyến tuỵ;
- Ung thư tuyến tụy.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Tác giả: Ban biên tập HelloBACSI - Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư.Nguồn: Hello Bác sĩ