Cách sơ cứu chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống có thể gây liệt kéo dài và các biến chứng nghiêm trọng khác. Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị chấn thương … Gọi bác sĩ trực tuyến 24/7
Wednesday, 31/01/2018
Chấn thương cột sống có thể gây liệt kéo dài và các biến chứng nghiêm trọng khác. Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị chấn thương cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, không nên di chuyển họ và làm theo các hướng dẫn dưới đây.
Bạn có thể nghi ngờ một người bị chấn thương cột sống nếu nhận thấy những biểu hiện sau:
- Có những thay đổi về ý thức như mệt mỏi, lơ mơ, thậm chí hôn mê...
- Bị đau nhiều ở lưng hoặc cổ, gáy.
- Không thể di chuyển được cổ, gáy.
- Có chấn thương mạnh vào lưng hoặc đầu
- Bị yếu, tê bì, liệt hoặc không thể điều khiển được chân tay, bàng quang, ruột.
- Cổ hoặc lưng bị xoắn vặn hay sai lệch vị trí thông thường.
Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị chấn thương cột sống, hãy:
Gọi cấp cứu ngay lập tức
**Giữ nạn nhân cố định ở tư thế hiện tại, ** đặt 2 túi cát 2 bên cổ hoặc giữ đầu và cổ không di chuyển.
Thực hiện kĩ thuật hồi sinh tim phổi (hô hấp nhân tạo) Nếu nạn nhân không có dấu hiệu của tuần hoàn và hô hấp như ngừng thở hoặc bất động, không có mạch đập... hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phồi, nhưng lưu ý không di chuyển đầu của nạn nhân để khai thông đường thở. Sử dụng các ngón tay của bạn để giữ hàm nạn nhân một cách nhẹ nhàng và đưa về phía trước. Nếu không thấy mạch đập, bắt đầu thực hiện ép tim ngoài lồng ngực.
Giữ nguyên mũ bảo hiểm: nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm, hãy giữ nguyên nó.Không tự lăn trở nạn nhân Nếu bạn phải lăn trở nạn nhân vì họ bị nôn, hoặc những chấn thương nguy hiểm khác, bạn cần thêm tối thiểu một người giúp đỡ. Một người sẽ giữ cố định đầu, một người giữ cố định thân mình và cùng di chuyển sao cho đầu, cổ, lưng của nạn nhân luôn thẳng khi lăn trở.
Theo MayoclinicViện y học ứng dụng Việt Nam