Những thủ phạm gây đau dạ dày ở thanh thiếu niên
Đau dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở thanh thiếu niên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập. Nguyên nhân chính bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh, stress, sử dụng thuốc không đúng cách, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, và thói quen sinh hoạt không tốt. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng, buồn nôn, chướng bụng, và khó tiêu. Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả, thanh thiếu niên cần duy trì lối sống lành mạnh và tìm kiếm tư vấn y tế khi cần. Khám từ xa Wellcare cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, giúp bạn giải quyết các vấn đề về đau dạ dày một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Tuy nhiên, ngày nay, do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ trẻ đau dạ dày đang ngày càng gia tăng.
Mê mải game trực tuyến
Ảnh minh họa.
Một bác sỹ ở bệnh viện Nhi hàng đầu tại TP.HCM cho biết: Khoa ngoại đã phải xử lý một ca thủng dạ dày ở bệnh nhân 15 tuổi, nhập viện trong tình trạng bụng đau, cứng, toàn thân mồ hôi vã như tắm. Em Trần Tiến Hùng (15 tuổi ở Quận 3, TP.HCM bị đau bụng dữ dội), gồng cứng, toàn thân toát mồ hôi khi nhập viện . Trước đó, Hùng có biểu hiện đau bụng không ngừng. Thấy Hùng quá đau đớn, gia đình đưa em đi viên sau khi thấy bệnh tình không giảm.
Hùng được nhập viện, thăm khám, chụp X quang và làm các xét nghiệm về máu. Kết quả cho thấy bạch cầu tăng cao. Phim chụp X quang có liềm hơi. Hơn nữa, tiền sử, Hùng bị đau dạ dày có vết loét. Vì vậy, các bác sỹ tại đây quyết định mổ nội soi. Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ thấy dạ dày em bị thủng gần 2cm nên lập tức khâu lại chỗ thủng. Sau cuộc phẫu thuật, dần dần, sức khỏe Hùng được ổn định.
Gia đình Hùng cho biết, em có đam mê chơi game trực tuyến. Vì vậy, em chơi ngày chơi đêm, quên ăn quên ngủ. Các bác sỹ cho rằng, chính nguyên nhân sinh hoạt không điều độ, dạ dày trống, lại thức thâu đêm dẫn đến vết loét vốn có trước đó bị thủng.
Dùng thuốc corticoid quá nhiều
Cháu Hà Thị Quỳnh (12 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội) hay kêu đau bụng. Gia đình đưa đi khám, làm các xét nghiệm và tiến hành nội soi dạ dày. Các bác sỹ cho biết Quỳnh bị trợt thành dạ dày, nên phải điều trị hơn 1 tháng dùng kháng sinh kết hợp vài loại thuốc chống tiết axit dạ dày.
Mẹ bé Quỳnh cho biết: Cháu nhà tôi bị viêm xoang mãn tính. Mũi xanh thường xuyên chảy ra nhất là khi thay đổi thời tiết, vì vậy, khi cháu có dấu hiệu ngạt mũi, tôi liền cho uống thuốc kháng viêm để ngăn chặn viêm xoang. Nhưng tôi cũng không ngờ, việc cho uống thuốc kháng viêm đó lại gây hại đến dạ dày của cháu. Ngoài ra, cháu hay đọc sách khuya lắm, đây có thể là nguyên nhân khiến cháu bị dạ dày.
Khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Còn bé Nguyễn Hải Long (8 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) lại thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng trước và sau ăn. Do trong nhà đã có người mắc bệnh đau dạ dày nên ngay lập tức cháu được đưa đi khám. Kết quả test HP qua hơi thở cho thấy cháu nhiễm khuẩn HP và cần phải điều trị kháng sinh.
Theo nhiều thống kê, Helicobacter pylori (HP) đã được tìm thấy trong 80% bệnh nhân có loét dạ dày, và 90% có loét tá tràng. Phác đồ điều trị phối hợp 2 kháng sinh với thuốc ức chế bơm proton và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày đã có hiệu quả làm lành vết loét tới 80 - 90% sau vài tuần điều trị. Ngoài ra, Curcumin cũng được nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.
Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm.
Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.
Tuy nhiên, do bột nghệ chỉ có 3-10% curcumin, mà Curcumin còn không tan trong nước, khi dùng đường uống chỉ hấp thu 2-3%, nên với liều 2-3 thìa bột nghệ, tương đương 10g/ngày không thể đạt liều khuyến cáo của các chuyên gia y tế (4-8g curcumin/ngày) nên nhiều bệnh nhân dạ dày uống tới hàng chục kg bột nghệ mà vẫn không thấy cải thiện.
Và việc các nhà khoa học sản xuất thành công tinh nghệ nano – Nano Curcumin, kích thước siêu nhỏ, hấp thu vào máu tới trên 95%, đã giúp phát huy được tối đa hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày của tinh chất nghệ.
Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN là đơn vị đầu tiên và duy nhất sản xuất thành công Nano Curcumin từ dịch chiết cây nghệ vàng trong nước, với kích thước 50-70nm, đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương các chế phẩm của Mỹ, được chuyển giao thành TPCN viên nang mềm CumarGold và bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Theo yhocduphong.com