Khí đường ruột

Khí đường ruột, hoặc khí trong đường tiêu hóa, thường không được chú ý cho đến khi chúng ta ợ hoặc thải khí qua hậu môn. Bộ máy tiêu hóa, từ dạ dày đến trực tràng, chứa khí đường ruột như là hệ quả tự nhiên của việc nuốt và tiêu hóa. Thực tế, các loại
Khí đường ruột
Khí đường ruột. (Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Khí đường ruột, hoặc khí trong đường tiêu hóa, thường không được chú ý cho đến khi chúng ta ợ hoặc thải khí qua hậu môn. Bộ máy tiêu hóa, từ dạ dày đến trực tràng, chứa khí đường ruột như là hệ quả tự nhiên của việc nuốt và tiêu hóa.
Thực tế, các loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như đậu, không hoàn toàn được tiêu hóa cho đến khi chúng đến ruột già (đại tràng), nơi mà vi khuẩn phân hủy (lên men) chúng.
Dư khí đường ruột đôi khi là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa, nhưng tất cả mọi người đều thải khí vài lần mỗi ngày, và thỉnh thoảng ợ nóng hay ợ hơi là chuyện rất bình thường.

Nguyên nhân gây khí đường ruột

Nếu chúng ta nuốt vào một lượng khí nhiều hơn mức bình thường từ những hoạt động như ăn quá nhiều, hút thuốc hoặc nhai kẹo cao su có thể gây dư nhiều khí ở đường ruột. Dư ít khí đường ruột có thể là do ăn nhiều một số loại thực phẩm nhất định, không có khả năng tiêu hóa hết chúng hoặc do cản trở các vi khuẩn trong ruột già.
Các loại thực phẩm gây ra khí đường ruột

  • Đậu và đậu lăng
  • Các loại rau như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, cải thìa…
  • Một số loại yến mạch
  • Sản phẩm sữa có chứa lactose
  • Fructose, có trong một số loại trái cây và sử dụng như một chất làm ngọt trong nước giải khát...
  • Sorbitol, một chất  thay thế đường có trong kẹo không đường, kẹo cao su và các chất làm ngọt nhân tạo
  • Đồ uống có ga, như soda hay bia.

Rối loạn tiêu hóa
Dư thừa khí đường ruột - ợ hơi hoặc đầy hơi hơn 20 lần một ngày là triệu chứng của một số các bệnh sau:

  • Viêm tụy tự miễn
  • Bệnh celiac (không dung nạp gluten)
  • Viêm ruột
  • Tiểu đường
  • Hội chứng Dumping
  • Rối loạn ăn uống
  • GERD (chứng trào ngược dạ dày)
  • Liệt dạ dày
  • Viêm đường ruột (IBD)
  • Tắc ruột
  • Viêm tá tràng (viêm phần đầu của ruột non)
  • Không dung nạp lactose
  • Loét dạ dày
  • Viêm loét đại tràng.

Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Khí đường ruột hiếm khi báo hiệu một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây bất tiện và khó chịu, nhưng đây chỉ là một dấu hiệu cho thấy chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Nếu bạn cảm thấy khó chịu do khí đường ruột, hãy thử thay đổi chế độ ăn uống.
Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa và Gan mật nếu tình trạng của bạn kéo dài hoặc nghiêm trọng, hoặc nếu triệu chứng này đi kèm với nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, giảm cân không chủ ý, có máu trong phân hoặc ợ nóng.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Tiêu hóa - Gan mật

Các bước khám từ xa

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

>>> Hỗ trợ: (028) 3622 6822.

Bs. Nguyễn Vĩnh Tường

Tu nghiệp tại Bệnh Viện Đại học Y khoa Singapore chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật, Tu nghiệp tại Mayo Clinic Hoa Kỳ về Tiêu hóa - Gan mật, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Columbia Asia Saigon; Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.

nguyen-vinh-tuong

Bs Trần Quang Trung

Tu nghiệp Nội soi Tiêu hóa can thiệp, chẩn đoán và điều trị tiệt căn ung thư sớm ống tiêu hóa qua nội soi tại Nhật Bản; Đạt giải thưởng Top nghiên cứu xuất sắc và báo cáo tại Hội nghị bệnh Đường ruột Quốc tế tại Seoul Hàn Quốc 2016... 

Chuyên khám và tư vấn: Viêm gan; chậm tiêu chức năng; táo bón mạn; bệnh lí trào ngược; bệnh lý tiêu hóa, gan mật như: ung thư ống tiêu hóa sớm, viêm dạ dày do Hp...

tran-quang-trung

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Chảy máu âm đạo bất thường là loại chảy máu trong âm đạo không liên quan đến kinh nguyệt. Đây là loại xuất huyết có dạng đốm máu nhỏ xuất hiện giữa chu kì kinh nguyệt, thường được phát hiện thông qua vết máu dính vào giấy vệ sinh sau khi lau. 
  • 21-08-2018
    Đau khuỷu tay thường không nghiêm trọng, nhưng vì bạn sử dụng khuỷu tay thường xuyên nên cơn đau có thể gây khó khăn trong công việc. Khuỷu tay là một cấu trúc các khớp nối phức tạp; cho phép bạn duỗi và gập tay lại, cũng như xoay tay và cẳng tay.
  • 20-08-2018
    Protein trong máu cao (hyperproteinemia) là sự gia tăng nồng độ protein trong máu. Protein trong máu cao không phải là bệnh, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Protein trong máu tăng cao có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
  • 24-02-2021
    Mắt cá chân là một mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó đủ mạnh để chịu được trọng lượng cơ thể và cho phép bạn di chuyển, nhưng mắt cá chân cũng rất dễ bị tổn thương và đau đớn. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài
  • 20-08-2018
    Khô âm đạo là vấn đề chung của phụ nữ ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên nó thường phổ biến ở phụ nữ có tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn hậu mãn kinh.
  • 21-08-2018
    ​Đau nhức chân là tình trạng thường gặp ở người trưởng thành. Nhiều người chủ quan cho rằng đây là biểu hiện bình thường sau một ngày hoạt động liên tục. Tuy nhiên, ẩn chứa sau triệu chứng đau chân này là những bệnh lý xương khớp rất nguy hiểm.