Đau nhức chân

​Đau nhức chân là tình trạng thường gặp ở người trưởng thành. Nhiều người chủ quan cho rằng đây là biểu hiện bình thường sau một ngày hoạt động liên tục. Tuy nhiên, ẩn chứa sau triệu chứng đau chân này là những bệnh lý xương khớp rất nguy hiểm.

Đau nhức chân là tình trạng thường gặp ở người trưởng thành. Nhiều người chủ quan cho rằng đây là biểu hiện bình thường sau một ngày hoạt động liên tục. Tuy nhiên, ẩn chứa sau triệu chứng đau chân này là những bệnh lý xương khớp rất nguy hiểm.

(Ảnh minh họa)

Đau nhức chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức chân là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như:

- Loãng xương: đây là bệnh do thiếu hụt canxi với triệu chứng là đau nhức chân, thường xuyên bị chuột rút, đau ống chân, bắp chân.
- Bệnh viêm xương sụn thắt lưng: Khi thấy đau nhói ở chân, đau nhức chân, đau mắt cá chân, cơn đau tăng mạnh hơn khi cử động mạnh và kéo dài không ngừng thì rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm xương sụn.
- Viêm khớp và thoái hóa khớp: bệnh thường có các biểu hiện như đau nhói các khớp khi đi bộ, cảm giác rã rời ở các khớp khi phải đứng lâu, thấy các khớp kêu răng rắc, xung quanh khớp bị sưng, tấy đỏ.
- Bệnh xơ vữa động mạch: biểu hiện ban đầu của bệnh là đau nhức chân, chân bị co rút khi đi bộ, chạy, lên dốc, thậm chí khi ngủ. Người bệnh cảm thấy lạnh chân mọi lúc mọi nơi, không cảm nhận được mạch đập ở ngón cái.
- Viêm nội mạc động mạch: triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau nhói ở bắp hoặc bàn chân sau khi đi bộ một quãng ngắn. Sau đó, người bệnh thấy cẳng chân tê buốt, mất cảm giác và không cử động được. Cảm giác đau chỉ dừng lại khi nghỉ ngơi nhưng sau đó lại tái phát và mỗi lần lại nghiêm trọng hơn.
- Viêm tĩnh mạch huyết khối: triệu chứng ban đầu chỉ là những cơn đau bắp chân nhói lên theo từng đợt, nhiều người có thể xuất hiện tấy đỏ và phù, nhiều người bị co rút bắp chân, các tĩnh mạch ở chân co rúm, sờ vào thấy đau. - Bệnh đái tháo đường: đau nhức chân là một trong những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Khi thấy cẳng chân bị ngứa, tróc da, khô ráp, chuột rút, phù chân, tê chân, nổi da gà… thì cần đi khám ngay.

Khi nào cần đi khám bác sĩ? 

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ Nội cơ xương khớp trên kênh Khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng như: đau bàn chân, đau gan bàn chân, đau mắt cá chân, đau cổ chân, đau khớp chân, đau ống chân, thoái hóa cổ chân.

Các bước gọi bác sĩ: 

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

BS Nguyễn Quý Hoàng

Bác sĩ Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Y học thể thao; Bác sĩ duy nhất tại Việt Nam là thành viên của Ủy ban phân loại thương tật thể thao, giám sát thi đấu và chống gian lận thi đấu tại Đông Nam Á; Tham gia hỗ trợ và phục hồi chức năng thi đấu cho vận động viên khiếm khuyết; Cố vấn chuyên môn của Đại hội thể thao cho người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para game); Tham gia điều trị, phục hồi chức năng cho các nghệ sĩ tại Nhạc viện TP.HCM và các vận động viên tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia...

nguyen-quy-hoang
 

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa tại BV Nhân dân 115 TP.HCM; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch...

mai-duy-linh

Kênh Khám từ xa Wellcare tổng hợp

Theo benhviemxuongkhop.com

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Đau háng là những cơn đau ở bên trong khu vực tiếp giáp giữa phần đùi trên và bụng dưới
  • 21-08-2018
    Hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua cảm giác đau nhức cơ bắp. Bạn có thể bị đau cơ bắp ở một phạm vi nhỏ, cũng có thể đau ở toàn bộ cơ thể, đau từ nhẹ đến dữ dội. Mặc dù phần lớn các cơn đau cơ sẽ tự hết trong một thời gian ngắn, nhưng đôi
  • 20-08-2018
    Ho ra máu được gây ra bởi rất nhiều loại bệnh về phổi. Ho ra máu có nhiều hình thức khác nhau: Máu có thể màu đỏ tươi hoặc màu hồng và sủi bọt, hoặc có thể trộn lẫn với chất nhầy (đờm). Ho ra máu có thể là một dấu hiệu đáng báo động của cơ thể. Tuy nhiên,
  • 20-08-2018
    Một số đàn ông có dương vật bị cong sang một bên, cong lên hoặc cong xuống khi cương cứng. Dương vật cong là chuyện rất phổ biến trong  giới mày râu, và nó không phải là một vấn đề quá lớn. Nói chung, dương vật cong chỉ trở thành mối bận tâm khi nó mang...
  • 20-08-2018
    Đa số phụ nữ thường dựa vào việc trễ kinh để nhận biết khả năng có thai của mình. Nhưng thực chất, trễ kinh chưa chắc đã là dấu hiệu mang thai chính xác nhất. Một số triệu chứng khác xuất hiện khi mang thai như buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu nhiều... cũng sẽ báo hiệu tình trạng mang thai của bạn.