Hồng cầu tăng cao

Tăng số lượng hồng cầu là tình trạng tăng số lượng các tế bào vận chuyển oxy trong máu. Các tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể. Nguyên nhân gây tăng lượng hồng cầu có thể là do lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị
Hồng cầu tăng cao
Hồng cầu tăng cao. (Ảnh: Health Recovery)

Định nghĩa

Tăng số lượng hồng cầu là tình trạng tăng số lượng các tế bào vận chuyển oxy trong máu. Các tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể. Nguyên nhân gây tăng lượng hồng cầu có thể là do lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị hạn chế, hoặc do một bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất hồng cầu.
Đối với người trưởng thành, lượng hồng cầu bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 0.7- 5,2 triệu tế bào/mcL máu đối với nam giới và 0,5- 4,6 triệu tế bào/mcL máu đối với phụ nữ. Ở trẻ em, ngưỡng hồng cầu được cho là cao sẽ khác nhau theo tuổi và giới tính.

Nguyên nhân

Lượng hồng cầu tăng cao có thể là do nồng độ oxy trong máu thấp, do bệnh, hoặc các vấn đề khác.

Nồng độ oxy thấp

Những nguyên nhân khiến nồng độ oxy trong máu thấp, và buộc phải gia tăng sản xuất hồng cầu:

  • Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
  • Suy tim
  • Bệnh bẩm sinh làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu
  • Độ cao
  • COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) và các bệnh phổi khác
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Hút thuốc
  • Thuốc tăng cường hiệu suất (ví dụ như thuốc kích thích trong thể thao).

Một số loại thuốc kích thích khả năng sản sinh ra tế bào hồng cầu, bao gồm:

  • Anabolic steroids (một dạng tổng hợp của testosteron)
  • Doping (thường được dùng trong thi đấu thể thao)
  • Tiêm thuốc kích thích tạo hồng cầu (erythropoietin).

Tăng nồng độ tế bào hồng cầu

Mất nước: Nếu thành phần chất lỏng trong máu (huyết tương) giảm, số lượng tế bào hồng cầu sẽ tăng lên. Nguyên nhân là do các tế bào hồng cầu có xu hướng nằm tập trung một chỗ với nhau, trong khi số lượng thì vẫn duy trì ở mức bình thường.

Bệnh thận

Thận có thể sản xuất ra nhiều erythropoietin (một loại hoóc-môn thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu) sau khi thực hiện phẫu thuật thận hoặc do ung thư thận. Và điều này trực tiếp kích thích sản xuất tế bào hồng cầu.

Tủy xương tăng sản sinh hồng cầu

  • Đa hồng cầu nguyên phát
  • Các loại bệnh cường huyết do rối loạn tủy xương khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tế bào hồng cầu tăng cao thường chỉ được phát hiện khi bác sĩ chỉ đinh xét nghiệm máu để xác định một bệnh lý nào đó của bạn. Hãy Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Huyết học hoặc Nội tổng quát để hiểu hơn về kết quả xét nghiệm. Lượng hồng cầu tăng cao và các kết quả khác kèm theo có thể chỉ ra nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm bổ sung để theo dõi tình trạng bệnh.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Tê liệt là tình trạng mất cảm giác ở một vùng bất kì nào đó trên cơ thể. Đi kèm theo cảm giác tê liệt là cảm giác châm chích như lấy kim đâm nhẹ vào da hoặc ngứa ran. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh duy nhất, ở một bên cơ thể, hoặc xảy ra
  • 21-08-2018
    Bạch cầu trong máu cao là sự gia tăng số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Thông thường đối với người trưởng thành, số lượng bạch cầu hơn 11,000 trên 1 microlit máu được xem là bạch cầu trong máu cao. Bạch cầu trong máu cao còn được gọi là chứng
  • 20-08-2018
    Thở khò khè là tiếng rít có âm vực cao khi thở qua miệng hay mũi. Triệu chứng thường xuất hiện khi thở ra, nhưng cũng có thể nghe thấy khi hít vào.
  • 21-08-2018
    Đổ mồ hôi đêm là tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, thường ra nhiều đến nỗi quần áo, chăn gối luôn trong trạng thái ướt đẫm. Đổ mồ hôi đêm nghiêm trọng thường là dấu hiệu của một số căn bệnh tiềm ẩn. Trong trường hợp bạn giật mình tỉnh dậy
  • 20-08-2018
    Nồng độ axit uric cao, hay còn gọi là tăng axit uric máu, là tình trạng thừa lượng axit uric trong máu. Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa purine. Purine được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể và trong các loại thực phẩm. Hầu hết
  • 16-08-2018
    ​Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát.