Xuất tinh máu

Xuất tinh máu có thể gây lo lắng và sợ hãi, nhưng bản thân nó lại là hiện tượng phổ biến và lành tính. Thông thường xuất tinh máu có thể tự khỏi.
Xuất tinh máu
Xuất tinh máu. (Hình minh họa)

Định nghĩa

Xuất tinh máu có thể gây lo lắng và sợ hãi, nhưng bản thân nó lại là hiện tượng phổ biến và lành tính. Thông thường xuất tinh máu có thể tự khỏi.

Nguyên nhân gây xuất tính máu

Xuất tinh máu thường không dễ tìm thấy nguyên nhân. Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở nam giới dưới 40 tuổi, nguyên nhân dẫn đến xuất tinh máu có thể là do nhiễm trùng. Nhiễm trùng thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như đau đớn khi đi tiểu.
Đối với nam giới 40 tuổi trở lên, nếu xuất tinh máu có dấu hiệu nghiêm trọng hoặc tái phát nhiều lần, thì trường hợp hiếm hoi này có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Nhưng nguy cơ là khá thấp. Trong một nghiên cứu theo dõi 200 người, chủ yếu là nam trên 40 tuổi thường xuất tinh máu, kết quả cho thấy chỉ có khoảng 4% là mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân gây xuất tinh máu:

  • Các liệu pháp phóng xạ
  • Bệnh Chlamydia lây qua đường tinh dục
  • Viêm mào tinh hoàn
  • Quan hệ hoặc thủ dâm quá mức
  • Bức xạ tia bên ngoài trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt
  • Mụn rộp sinh dục
  • Chứng dễ xuất huyết
  • Bị gián đoạn khi quan hệ tình dục
  • Viêm tinh hoàn
  • Kiêng khem tình dục kéo dài
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Chấn thương tinh hoàn
  • Cắt ống dẫn tinh.

Nguyên nhân hiếm gặp của xuất tinh máu:

  • Bệnh thoái hóa tinh bột
  • U lành tính (u nang) trong bàng quang, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt
  • Bệnh sán máng
  • Ung thư tinh hoàn
  • Lao
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng đông máu Warfarin.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn dưới 40 tuổi và bị xuất tinh máu, bạn có thể không cần đến gặp bác sĩ miễn là:

  • Bạn không có các triệu chứng khác
  • Bạn đã đi khám tuyến tiền liệt gần đây hoặc thắt ống dẫn tinh
  • Không có nhiều máu trong tinh dịch và nó xảy ra thường xuyên, rồi tự khỏi.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nam khoa nếu:

  • Bạn 40 tuổi trở lên
  • Xuất tinh máu kéo dài hơn 3 - 4 tuần
  • Xuất tinh máu tái phát liên tục
  • Bạn có các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như đi tiểu đau
  • Bạn có tiền sử ung thư, rối loạn chảy máu, bộ phận sinh dục hoặc hệ tiết niệu bị dị tật, có nguy cơ cao gặp các bệnh lây qua đường tình dục.

Hướng dẫn Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nam khoa

Các bước gọi bác sĩ

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS. CKI. Nguyễn Trí Quang

Tu nghiệp chuyên sâu về tiết niệu tại bệnh viện Seoul National University Hospital; Giám đốc Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare - 135A Nguyễn Văn Trỗi; Hội viên hội Niệu khoa Châu Âu (EAU), Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam (VUNA), Hội Tiết niệu – Thận học TP.HCM, Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM...

Chuyên khám và điều trị: xuất tinh ngược, xuất tinh sớm, xuất tinh máu, vô sinh nam, cong dương vật, hẹp bao quy đầu...

nguyen-tri-quang

ThS. BS. Lê Anh Tuấn

Bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh Tiết niệu – Nam khoa. Thành viên của các tổ chức chuyên môn uy tín tại Việt Nam và thế giới.

Chuyên khám và điều trị: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược; thân dương vật mọc mụn, có u nhú màu hồng, có vết loét; viêm bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, đau nhức bìu...
le-anh-tuan

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-09-2018

    Bệnh đau nhức trong xương thường gây cho người bệnh những cơn đau dai dẳng, nhức mỏi ở ống chân, cánh tay, cổ hay vai gáy, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh xuất hiện ở thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy, khiến người bệnh mất ngủ, người có cảm giác mệt mỏi, uể oải. 

  • 20-08-2018
    Thiếu oxy máu là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường, đặc biệt trong các động mạch. Thiếu oxy là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hô hấp, lưu thông, và có thể dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn
  • 20-08-2018
    Men gan tăng chứng tỏ có hiện tượng bất thường xảy ra với các tế bào gan. Các tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương sẽ rò rỉ một lượng chất (chủ yếu là men gan) vào dòng máu cao hơn mức bình thường. Chính vì vậy, men gan tăng có thể phát hiện được thông
  • 21-08-2018
    Triệu chứng thường gặp của đau thắt lưng bao gồm: đau lưng; đau hông hoặc mông; yếu cơ hoặc căng cơ; cong vẹo cột sống; dấu hiệu “buông chân” - một cảm giác chân kéo lê trên mặt đất; cứng cổ và đau cổ; tê hoặc ngứa ở chân hoặc mông; đau vai hoặc cánh tay; cứng cột sống. Một số có thể gặp các triệu chứng về thần kinh như đau đầu, đặc biệt là ở phần sau của đầu hoặc đau thần kinh tọa.
  • 20-08-2018
    Khối u vú là sự tăng trưởng của mô nằm sâu bên trong vú. Tùy theo loại khối u sẽ có biểu hiện và cảm giác khác nhau. Bạn có thể cảm nhận được u ở vú nhờ độ dày, sưng, hoặc cứng. Bạn có thể nhận biết: Một khối u nằm tách biệt có đường biên rõ
  • 21-08-2018
    Đau khuỷu tay thường không nghiêm trọng, nhưng vì bạn sử dụng khuỷu tay thường xuyên nên cơn đau có thể gây khó khăn trong công việc. Khuỷu tay là một cấu trúc các khớp nối phức tạp; cho phép bạn duỗi và gập tay lại, cũng như xoay tay và cẳng tay.