Cục máu đông

Cục máu đông là khối máu trông như thạch. Nó có tác dụng làm máu ngừng chảy trong trường hợp bạn bị đứt tay, đứt chân hay một vết xước lớn khiến máu chảy ra ngoài khá nhiều. Một số cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch không phải do tác động từ
Cục máu đông
(Hình minh họa)

Định nghĩa

Cục máu đông là khối máu trông như thạch. Nó có tác dụng làm máu ngừng chảy trong trường hợp bạn bị đứt tay, đứt chân hay một vết xước lớn khiến máu chảy ra ngoài khá nhiều.
Một số cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch không phải do tác động từ bên ngoài và không thể hòa tan tự nhiên. Đây là trường hợp khá nghiêm trọng, cần có sự can thiệp của bác sĩ, đặc biệt là đối với những nơi trọng yếu như phổi và não.

Nguyên nhân 

Cục máu đông hình thành khi các tiểu cầu (thành phần của máu) và các protein huyết tương dày lên, tạo thành một khối nửa rắn. Quá trình này có thể được kích hoạt bởi một vết thương hoặc đôi khi có thể xảy ra bên trong các mạch máu mà không có bất kì một lý do nào rõ ràng.
Một khi những cục máu đông bên trong mạch máu được hình thành, nó có thể đi đến các bộ phận khác của cơ thể và gây hại. Các yếu tố và điều kiện hình thành cục máu đông nghiêm trọng và nguy hiểm bao gồm:

  • Hội chứng kháng phospholipid
  • Xơ cứng động mạch/xơ vữa động mạch
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc điều trị hooc-môn và một số loại thuốc ung thư vú
  • Sâu huyết khối tĩnh mạch (DVT)
  • Yếu tố V Leiden (Thiếu yếu tố V Leiden là một rối loạn di truyền dẫn đến tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong trong cơ thể)
  • Di truyền
  • Rối loạn nhịp tim
  • Thoát vị
  • Suy tim
  • Béo phì
  • Bệnh động mạch ngoại vi
  • Đa hồng cầu nguyên phát
  • Mang thai
  • Ngồi hoặc nằm quá lâu
  • Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong động mạch ở phổi)
  • Hút thuốc
  • Phẫu thuật
  • Chấn thương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ ngay khi bạn gặp phải những trường hợp sau:

  • Ho ra đờm lẫn máu
  • Nhịp tim nhanh
  • Trong người có cảm giác lâng lâng
  • Khó thở hoặc đau đớn
  • Đau hoặc tức ngực
  • Đau kéo dài đến vai, cánh tay, lưng hoặc hàm
  • Suy yếu đột ngột hoặc tê mặt, tay hay chân
  • Khả năng nói và hiểu gặp khó khăn một cách đột ngột (mất ngôn ngữ)
  • Tầm nhìn đột ngột thay đổi.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ giỏi trên kênh Khám từ xa Wellcare để được tư vấn nếu những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau xuất hiện phát triển trên một cánh tay hoặc chân:

  • Sưng tấy và xuất hiện các vết đỏ
  • Đau đớn.

Để giảm nguy cơ phát triển các cục máu đông, hãy thử làm theo những lời khuyên dưới đây:

  • Tránh ngồi trong thời gian dài. Nếu đi du lịch bằng máy bay, cố gắng tranh thủ đi bộ trên lối đi sau một thời gian ngồi quá lâu.
  • Sau khi bạn vừa trải qua phẫu thuật hoặc đã nghỉ ngơi trên giường khá lâu, hãy cố gắng dậy sớm và đi bộ xung quanh.
  • Uống nhiều nước khi đi du lịch, vì mất nước cũng góp phần khiến cho các cục máu đông phát triển.
  • Duy trì lối sống lành mạnh. Giữ cân nặng vừa phải, ngừng hút thuốc và tập thể dục thường xuyên.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Huyết học, Nội Tổng Quát

Các bước khám từ xa

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

BS Võ Hữu Tín

Bác sĩ Tín hiện đang làm việc tại khoa Huyết học - Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Chuyên khám và tư vấn: Chảy máu cam, xuất huyết dưới da, các triệu chứng của bệnh ung thư máu…; Xét nghiệm máu, ADN; Ý nghĩa các chỉ số huyết học; Các vấn đề tăng giảm hồng cầu máu, tăng giảm bạch cầu; Thiếu máu, suy tủy, viêm tủy...

vo-huu-tin

ThS. BS. Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

tran-thi-hong-an

BS Lương Võ Quang Đăng

Chuyên khoa II Nội - Tim mạch tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch với hơn 10 năm kinh nghiệm và đạt nhiều thành tựu trong ngành y; Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM Bộ môn Nội Tổng Quát.
Công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám quốc tế Victoria, Phòng khám quốc tế Yersin, Bệnh viện quốc tế City, Phòng khám quốc tế SOS, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh (Campuchia).

luong-vo-quang-dang

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Triệu chứng thường gặp của đau thắt lưng bao gồm: đau lưng; đau hông hoặc mông; yếu cơ hoặc căng cơ; cong vẹo cột sống; dấu hiệu “buông chân” - một cảm giác chân kéo lê trên mặt đất; cứng cổ và đau cổ; tê hoặc ngứa ở chân hoặc mông; đau vai hoặc cánh tay; cứng cột sống. Một số có thể gặp các triệu chứng về thần kinh như đau đầu, đặc biệt là ở phần sau của đầu hoặc đau thần kinh tọa.
  • 21-08-2018
    Các triệu chứng của tắc vòi trứng như kinh nguyệt không đều, khó chịu ở bụng, khó thụ thai, tăng tiết dịch âm đạo... dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh khác nếu không được chụp X-quang, khám, xét nghiệm cẩn thận.
  • 20-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là quá trình âm đạo thải ra đồng thời dịch nhờn và các tế bào. Dịch âm đạo bình thường có nhiệm vụ giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, cung cấp chất bôi trơn và bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm và kích ứng. Số lượng, màu sắc và độ dính của
  • 21-08-2018
    Đốm xuất huyết (Petechiae) là những chấm hay nốt tròn màu đỏ, nâu hoặc tím hiện trên da do xuất huyết. Đốm xuất huyết thường xảy ra trên một vùng da khá rộng và nhìn ban đầu thì có vẻ giống như chứng phát ban. Đốm xuất huyết không biến mất khi bạn dùng
  • 21-08-2018
    Bàn chân là một mạng lưới phức tạp bao gồm xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Chân tuy là đủ mạnh để chịu trọng lượng cơ thể, nhưng nó lại dễ bị tổn thương và đau đớn. Đau bàn chân có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của bàn chân, từ ngón chân đến gân
  • 12-06-2018
    Vôi hóa tuyến vú là hiện tượng canxi đóng thành cặn bên trong mô vú. Chúng xuất hiện dưới dạng những đốm hay chấm trắng trong một tuyến vú. Vôi hóa tuyến vú thường được phát hiện qua chụp X-quang tuyến vú, và chúng đặc biệt phổ biến sau giai đoạn mãn