Đau đầu là thuật ngữ chung dành cho các cơn đau quanh khu vực đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên đầu hoặc ở cả hai bên, có thể đau ở một vị trí nhất định, đau xuất phát từ một điểm nằm trong đầu, đau như kiểu đầu đang bị bóp lại, kẹp lại (viselike)

Định nghĩa

Đau đầu
Đau đầu. (Ảnh minh họa)

Đau đầu là thuật ngữ chung dành cho các cơn đau quanh khu vực đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên đầu hoặc ở cả hai bên, có thể đau ở một vị trí nhất định, đau xuất phát từ một điểm nằm trong đầu, đau như kiểu đầu đang bị bóp lại, kẹp lại (viselike pain).
Những kiểu đau ở đầu cũng khá đa dạng, có thể là đau nhói, đau dữ dội hoặc đau âm ỉ. Cơn đau đầu có thể đến từ từ hoặc đột ngột, và có thể kéo dài từ ít hơn một giờ đến vài ngày.

Nguyên nhân gây đau đầu

Hầu hết đau đầu không phải là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng một số ít các loại đau đầu lại liên quan đến các căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nhức đầu thường được phân loại theo nguyên nhân:

Đau đầu nguyên phát (đau đầu tiên phát)

Đau đầu nguyên phát là do tăng mức hoạt động hoặc do cấu trúc nhạy cảm đau ở đầu gặp vấn đề. Đau đầu nguyên phát không phải là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn.
Hoạt động hóa học trong não, các dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh hộp sọ, hay các cơ bắp ở đầu và cổ có thể là nguyên nhân cơ bản gây đau đầu nguyên phát. Ngoài ra, một số cơn đau ở đầu còn liên qua đến gen di truyền.
Các cơn đau đầu nguyên phát thường gặp nhất là:

  • Đau đầu từng cơn
  • Đau nửa đầu
  • Đau đầu căng thẳng
  • Đau đầu thần kinh sinh ba (Trigeminal autonomic cephalalgia).

Một vài loại đau đầu cũng được xếp vào nhóm đau đầu nguyên phát, song chúng lại ít phổ biến và hiếm gặp. Những cơn đau đầu này mang các đặc tính riêng biệt như: cơn đau không diễn ra thường xuyên, cơn đau có liên quan đến một hoạt động nhất định.
Mặc dù nằm trong nhóm đau đầu nguyên phát, nhưng những cơn đau đầu dưới đây có thể trở thành triệu chứng cho những căn bệnh nguy hiểm:

  • Đau đầu mạn tính hằng ngày (ví dụ, đau nửa đầu mạn tính, hoặc đau nửa đầu liên tục)
  • Đau đầu do ho
  • Đau đầu khi tập thể dục
  • Đau đầu khi quan hệ tình dục mạnh.

Đau đầu thứ phát

Nguyên nhân có thể gây ra đau đầu thứ phát bao gồm:

  • Viêm xoang cấp tính
  • Rách động mạch
  • Có cục máu đông trong não (huyết khối tĩnh mạch)
  • Phình động mạch não
  • Dị dạng thông động tĩnh mạch não
  • U não
  • Ngộ độc khí CO
  • Dị dạng Chiari
  • Chấn động não
  • Mất nước
  • Các vấn đề về răng
  • Viêm tai giữa
  • Viêm não
  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ (viêm niêm mạc động mạch)
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Đau sau khi say rượu bia
  • Cao huyết áp
  • Cảm cúm và sốt
  • Tụ máu não (vỡ mạch máu gây chảy máu trong)
  • Các loại thuốc điều trị rối loạn
  • Viêm màng não (viêm màng và chất lỏng xung quanh não và tủy sống)
  • Bột ngọt
  • Lạm dụng thuốc giảm đau
  • Cảm giác lo lắng, hoảng loạn
  • Hội chứng hậu chấn động
  • Đau bị ép chặt, chẳng hạn như đội mũ bảo hiểm quá chật
  • Do lực mạnh tác động từ bên ngoài (cú đánh...)
  • Bệnh nhiễm kí sinh trùng toxoplasma
  • Đau thần kinh sinh ba.

Một số loại đau đầu thứ cấp:

  • Đau đầu do bị ép chặt từ bên ngoài
  • Đau đầu hồi ứng (do lạm dụng thuốc giảm đau, đau đầu tái phát ngay sau khi ngưng thuốc)
  • Đau đầu do xoang
  • Đau đầu do thoát hóa đốt sống
  • Đau đầu “sét đánh” (một loại đau dữ dội, đột ngột và nghiêm trọng với nhiều nguyên nhân).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu cơn đau đầu của bạn có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ, viêm màng não hoặc viêm não.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ và đến bệnh viện ngay lập tức nếu cơn đau đầu đến đột ngột và trở nên dữ dội hơn bao giờ hết, đồng thời kèm theo các dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm khác như:

  • Bắt đầu nói năng lẫn lộn khó hiểu
  • Ngất xỉu
  • Sốt cao từ 39 - 40 độ C
  • Tê, yếu hoặc liệt một bên cơ thể
  • Đau cổ
  • Khó nhìn, khó nói, khó đi
  • Buồn nôn hoặc nôn không rõ nguyên nhân.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát với bác sĩ nếu cơn đau đầu của bạn:

  • Xảy ra thường xuyên hơn so với bình thường
  • Nghiêm trọng hơn so với bình thường
  • Cơn đau không được cải thiện, thậm chí là trở nên tệ hơn mặc dù đã uống thuốc giảm đau (không được kê toa từ bác sĩ).

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 18-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Đi tiểu thường xuyên có thể xảy ra ban ngày cũng như ban đêm (tiểu đêm), triệu chứng này rất phổ biến ở người lớn tuổi và phụ nữ. Tiểu thường xuyên đặc biệt là tiểu đêm có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, công việc và sức khỏe.
  • 11-06-2018
    Cực khoái khô là hiện tượng nam giới đạt đến cao trào tình dục nhưng không xuất tinh hoặc xuất tinh rất ít. (Tinh dịch là chất dịch màu trắng dày có chứa tinh trùng.) Cực khoái khô thường không gây hại, nhưng có thể cản trở khả năng có con.
  • 11-06-2018
    Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Đây là một loại sắc tố chứa chất sắt. Lượng huyết sắc tố khác nhau nếu nằm ở tế bào hồng cầu khác nhau, vì vậy sẽ có trường hợp
  • 20-08-2018
    Nóng rát bàn chân: chân có cảm giác nóng kèm theo đau đớn, cơn đau này có thể nhẹ hoặc nặng. Trong một số trường hợp, nóng rát bàn chân có thể gây đau đớn đến nỗi bạn không thể ngủ được. Trong những điều kiện nhất định, nóng bàn chân cũng có thể đi kèm
  • 20-08-2018
    Nghẹt mũi xảy ra khi mũi cùng các mô lân cận và mạch máu sưng lên đi kèm với chất lỏng dư thừa, gây ra cảm giác “nghẹt”. Nghẹt mũi có thể có hoặc không đi kèm với triệu chứng chảy nước mũi. Nghẹt mũi thường chỉ gây ra ít phiền toái cho trẻ lớn và người
  • 21-08-2018
    Đa số mọi người đều nghĩ đi ngoài vài lần một ngày là dấu hiệu bất thường, đặc biệt là khi trước đây chưa hề xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, nếu đi ngoài thường xuyên mà không kèm theo những triệu chứng khác như đi phân lỏng, phân nước, đau bụng hoặc