Đau nhức cơ bắp

Hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua cảm giác đau nhức cơ bắp. Bạn có thể bị đau cơ bắp ở một phạm vi nhỏ, cũng có thể đau ở toàn bộ cơ thể, đau từ nhẹ đến dữ dội. Mặc dù phần lớn các cơn đau cơ sẽ tự hết trong một thời gian ngắn, nhưng đôi
Đau nhức cơ bắp
Đau nhức cơ bắp. (Ảnh: Fox news)

Định nghĩa

Hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua cảm giác đau nhức cơ bắp. Bạn có thể bị đau cơ bắp ở một phạm vi nhỏ, cũng có thể đau ở toàn bộ cơ thể, đau từ nhẹ đến dữ dội.
Mặc dù phần lớn các cơn đau cơ sẽ tự hết trong một thời gian ngắn, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong nhiều tháng. Đau cơ có thể xảy ra hầu khắp các vùng trên cơ thể, bao gồm cả cổ, lưng, chân và thậm chí cả bàn tay của bạn.

Nguyên nhân gây đau nhức cơ bắp

Nguyên nhân đau cơ thường gặp:

  • Hội chứng ngăn do gắng sức mãn tính (Chronic exertional compartment syndrome)
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Đau chân cách hồi
  • Viêm bì cơ
  • Loạn trương lực cơ
  • Hội chứng đau xơ cơ (Fibromyalgia)
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Bệnh cúm
  • Bệnh Lupus (là một loại  bệnh tự miễn gây viêm, phù và rất nhiều triệu chứng đa dạng khác)
  • Bệnh Lyme (là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b)
  • Thuốc, đặc biệt là các thuốc hạ cholesterol được gọi là statin
  • Chuột rút
  • Hội chứng đau cân cơ
  • Đau đa cơ do thấp khớp
  • Viêm đa cơ
  • Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Sốt màng não miền núi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị đau cơ đi kèm với những triệu chứng sau:

  • Khó thở hoặc chóng mặt
  • Cơ thể suy yếu
  • Sốt cao và cứng cổ.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp nếu:

  • Phát ban
  • Đau cơ, đặc biệt là đau ở bắp chân
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như bị đỏ và sưng, xung quanh vùng cơ bắp bị đau
  • Đau nhức cơ sau khi bắt đầu uống hoặc tăng liều lượng thuốc (đặc biệt là statin - loại thuốc được sử dụng để kiểm soát cholesterol trong máu)
  • Đau cơ tiếp tục kéo dài mặc dù đã áp dụng biện pháp tự chăm sóc.

Tự chăm sóc

  • Nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức ở những vùng cơ bị đau
  • Chườm túi nước đá lên vùng sưng trong 20 phút vài lần trong ngày
  • Sử dụng băng nén để giảm sưng
  • Nâng cao chân bằng gối để giảm tình trạng sưng và đau.

Hướng dẫn Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp

Các bước gọi bác sĩ

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa tại BV Nhân dân 115 TP.HCM; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch...

mai-duy-linh

BS Nguyễn Quý Hoàng

Bác sĩ Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Y học thể thao; Bác sĩ duy nhất tại Việt Nam là thành viên của Ủy ban phân loại thương tật thể thao, giám sát thi đấu và chống gian lận thi đấu tại Đông Nam Á; Tham gia hỗ trợ và phục hồi chức năng thi đấu cho vận động viên khiếm khuyết; Cố vấn chuyên môn của Đại hội thể thao cho người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para game); Tham gia điều trị, phục hồi chức năng cho các nghệ sĩ tại Nhạc viện TP.HCM và các vận động viên tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia.

nguyen-quy-hoang
 

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Ung thư xương thường xuất hiện ở gần gối, xa khuỷu, hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu gối, đầu trên xương cánh tay. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau mơ hồ trong xương, sau đó đau rõ từng đợt ngắn, rất khó chịu dẫn đến chán nản, mệt mỏi...
  • 16-08-2018
    ​Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát.
  • 28-09-2018

    Bệnh đau nhức trong xương thường gây cho người bệnh những cơn đau dai dẳng, nhức mỏi ở ống chân, cánh tay, cổ hay vai gáy, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh xuất hiện ở thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy, khiến người bệnh mất ngủ, người có cảm giác mệt mỏi, uể oải. 

  • 20-08-2018
    Triệu chứng đau, nhức, mỏi xương khớp có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như: chấn thương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh mạch máu hoặc nguy hiểm hơn là các bệnh u ác tính khớp gối.
  • 21-08-2018
    Các triệu chứng của tắc vòi trứng như kinh nguyệt không đều, khó chịu ở bụng, khó thụ thai, tăng tiết dịch âm đạo... dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh khác nếu không được chụp X-quang, khám, xét nghiệm cẩn thận.
  • 20-08-2018
    Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một hay cả hai bên mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị mở rộng bởi một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.