Đau vùng chấn thủy là triệu chứng của bệnh gì?

Vùng chấn thủy là cách gọi theo cách dân gian, còn theo y học hiện đại đó là vùng thượng vị (vùng ngay sát dưới mỏm xương ức và trên rốn). Đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh. Triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, cấp tính như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày, viêm tụy cấp...

Vùng chấn thủy là cách gọi theo cách dân gian, còn theo y học hiện đại đó là vùng thượng vị (vùng ngay sát dưới mỏm xương ức và trên rốn).

(Ảnh minh họa)

Đau vùng thượng vị là triệu chứng của bệnh gì?

Đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh. Triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, cấp tính như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày, viêm tụy cấp... nhưng cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh mang tính chất đau âm ỉ, kéo dài như viêm, loét dạ dày - tá tràng mạn tính, viêm đại tràng, nhiễm giun, gan to, suy tim...

1. Bệnh dạ dày - tá tràng

- Những cơn đau cấp tính, biểu hiện cơn đau quằn quại, đau nhói, bụng trướng, đôi khi làm cho người bệnh vã mồ hôi, miệng khô, buồn nôn hoặc nôn... xuất hiện trong những đợt viêm cấp của dạ dày, hoặc khi chịu một tác động nào đó làm xuất hiện cơn đau cấp như sau khi ăn thức ăn có vị chua, cay, sau khi uống rượu, bia,…
- Viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính, hẹp môn vị thường gây đau vùng thượng vị kèm nóng rát, âm ỉ gây khó chịu, khiến người bệnh dễ cáu gắt.
- Thủng dạ dày: Đau như dao đâm, bụng cứng như gỗ, dáng đi của người bệnh cúi lom khom và bệnh nhân có thể bị choáng. Hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu để tránh trường hợp tử vong.

2. Bệnh gan mật 

- Áp-xe gan, viêm gan, suy tim gây ứ máu ở gan cũng làm đau vùng thượng vị. 

- Sỏi túi mật hoặc sỏi đường dẫn mật hoặc viêm đường mật cũng gây nên đau vùng thượng vị và dễ chẩn đoán nhầm là bệnh dạ dày - tá tràng. 

- Giun chui ống mật cũng gây đau vùng thượng vị với triệu chứng đau rất dữ dội, chổng mông lên, vã mồ hôi...

 - Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp trong bệnh của tụy như viêm tụy cấp, viêm tụy cấp chảy máu hoặc đôi khi đau thượng vị âm ỉ gặp trong viêm tụy mạn tính, ung thư đầu tụy. 

3. Bệnh đại tràng

Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính cũng có thể gây đau thượng vị kèm theo đầy hơi trướng bụng, mót đại tiện nhiều lần trong ngày, nhất là viêm đại tràng cấp tính. Trong một số trường hợp viêm đại tràng mạn tính có kèm theo táo bón kéo dài và gây đau vùng thượng vị một cách âm ỉ, không dữ dội. 

4. Ung thư dạ dày

Đau vùng thượng vị trong bệnh ung thư dạ dày thường âm ỉ, khó phát hiện, mức độ đau tăng dần theo tuần và tháng. Ngoài ra, còn một số triệu chứng đi kèm như: nôn mửa hoặc đi ngoài dính máu, thèm ăn bộc phát, giảm cân không rõ nguyên nhân, ợ nóng, chướng bụng tiêu chảy, táo bón…

5. Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch như bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim), suy tim nặng gây gan to, tim to... cũng có thể gây đau vùng thượng vị. 

6. Một số bệnh khác

Trong một số trường hợp người bệnh ho nhiều (cả trẻ em cả người lớn) gây co thắt cơ hoành cũng gây đau vùng thượng vị hoặc trong bệnh áp-xe cơ hoành cũng gây đau vùng thượng vị. Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp ở một số trẻ em bị nhiễm giun gây đau bụng. Đau bụng do giun thường là đau quanh rốn nhưng cũng có trường hợp ngoài đau quanh rốn có kèm theo đau vùng thượng vị. 

Viêm ruột thừa là bệnh mà nhiều người đều biết rằng triệu chứng điển hình là đau hố chậu phải nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là trẻ em thì sau khi đau ở thượng vị mới khu trú đau ở vùng hố chậu phải.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng bất thường nào đi kèm với đau thượng vị, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Hoặc khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật thông qua gọi thoại hoặc gọi video với một vài thao tác đơn giản sau: 

Bước 1: Chọn giờ khám & thanh toán phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, bằng tiền mặt tại các cửa hàng tiện lợi).

Bước 2: Tải ảnh & video mô tả triệu chứng, kết quả siêu âm, đơn thuốc cũ thông qua tin nhắn và Gọi bác sĩ.

Bước 3: Xem dặn dò, chẩn đoán và toa thuốc sau khi tư vấn hoàn tất. 

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

Bs. Nguyễn Vĩnh Tường

Tu nghiệp tại Bệnh Viện Đại học Y khoa Singapore chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật, Tu nghiệp tại Mayo Clinic Hoa Kỳ về Tiêu hóa - Gan mậT. Hiện nay bác sĩ Tường đang là Giám đốc Phòng khám Quốc tế Columbia Asia Saigon và Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.

nguyen-vinh-tuong

Bs. Mai Phan Tường Anh

Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bác sĩ tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, Cộng tác tại Bệnh viện Quốc tế Columbia Gia Định, Columbia Bình Dương, Giảng dạy Bộ môn Ngoại - Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

mai-phan-tuong-anh

Khám từ xa Wellcare

Theo Sức khỏe và đời sống

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua cảm giác đau nhức cơ bắp. Bạn có thể bị đau cơ bắp ở một phạm vi nhỏ, cũng có thể đau ở toàn bộ cơ thể, đau từ nhẹ đến dữ dội. Mặc dù phần lớn các cơn đau cơ sẽ tự hết trong một thời gian ngắn, nhưng đôi
  • 12-06-2018
    Vàng lưỡi là tình trạng lưỡi đổi màu. Triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và không gây hại gì. Dấu hiệu ban đầu của vàng lưỡi chứng rối loạn được gọi là lưỡi lông đen. Triệu chứng này hiếm khi là dấu hiệu của vàng da (mắt và da bị vàng),
  • 20-08-2018
    Khối u vú là sự tăng trưởng của mô nằm sâu bên trong vú. Tùy theo loại khối u sẽ có biểu hiện và cảm giác khác nhau. Bạn có thể cảm nhận được u ở vú nhờ độ dày, sưng, hoặc cứng. Bạn có thể nhận biết: Một khối u nằm tách biệt có đường biên rõ
  • 20-08-2018
    Tiểu buốt (khó tiểu) là cảm giác khó chịu hoặc đau rát khi đi tiểu. Cảm giác đau rát này xảy ra bên trong niệu đạo hoặc khu vực xung quanh bộ phận sinh dục (đáy chậu).
  • 24-02-2021
    Mắt cá chân là một mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó đủ mạnh để chịu được trọng lượng cơ thể và cho phép bạn di chuyển, nhưng mắt cá chân cũng rất dễ bị tổn thương và đau đớn. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài
  • 20-08-2018
    Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ hiện nay. Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.