Đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì?

​Đau xương cụt là triệu chứng phổ biến ở người cao tuổi, nữ giới, nhân viên văn phòng, tình trạng này thường khởi phát đột ngột và tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí vài ngày hoặc vài tháng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau xương cụt là triệu chứng phổ biến ở người cao tuổi, nữ giới, nhân viên văn phòng, tình trạng này thường khởi phát đột ngột và tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí vài ngày hoặc vài tháng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì? 

Tình trạng đau xương cụt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: 

- Gai đôi cột sống: Đây là một dạng bệnh lý bẩm sinh do phần cột sống khi vừa sinh không được đóng kín hoàn toàn. Nếu không khắc phục từ nhỏ, bệnh sẽ phát triển và gây đau cột sống, trong đó có đau xương cụt.

- Thoát vị đĩa đệm: Nếu cột sống thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm có thể gây đau nhức và lan đến vùng xương cụt, khi chèn ép thần kinh tọa còn gây đau chân và phát sinh nhiều biến chứng khác.
- Thoái hóa xương khớp: Cột sống thắt lưng và xương cụt là những vị trí thường bị thoái hóa sớm do phải vận động nhiều và chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể, vì thế sẽ thường xuyên bị đau nhức và khó chịu.
- Bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm cơ quan sinh dục, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, có khối u ở khoang chậu…
Ngoài ra, tình trạng ngồi đau xương cụt còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: phụ nữ khi mang thai có trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực lên cột sống và xương cụt khi ngồi, đặt vòng tránh thai không đúng kỹ thuật, các bệnh lý ở hệ tiết niệu, làm việc nặng nhọc không nghỉ ngơi hợp lý, thiếu hụt canxi, chấn thương…

Bạn nên làm gì khi bị đau xương cụt?

Đau xương cụt thường tự biến mất trong vòng vài tuần hay vài tháng. Tuy nhiên, để hạn chế cơn đau, bạn nên:
- Hơi ngả người về trước khi ngồi;
- Ngồi lên gối hay nệm hình chữ V;
- Chườm nóng hay lạnh vào khu vực đau;
- Sử dụng thuốc giảm đau như nhóm thuốc NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid).
Nếu cơn đau không cải thiện và biến thành mạn tính, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay. Họ sẽ tiến hành chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ để phát hiện dấu hiệu tổn thương như gãy nứt xương hay khối u đè lên xương.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng như đau vùng xương cụt kéo dài, đau lan đến vùng hông, đùi, cứng cơ, khớp háng... làm hạn chế vận động thì nên khám bác sĩ.

Khám từ xa với các bác sĩ giỏi chuyên khoa Nội cơ xương khớp 

- Bạn có thể lựa chọn Gọi thoại hoặc Gọi video ngay tại nhà cho các bác sĩ trên kênh Khám từ xa Wellcare để được tư vấn và hướng dẫn điều trị khi xuất hiện các triệu chứng kể trên. 

- Trước khi khám, bác sĩ sẽ xem trước hình ảnh hoặc video các xét nghiệm, x-quang, đơn thuốc mà bạn gửi và triệu chứng mà bạn mô tả để đưa ra lời khuyên chính xác nhất. 

- Sau khi tư vấn xong, bác sĩ sẽ dặn dò, chẩn đoán và kê toa cho bạn. 

>> Chọn bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp khám từ xa 

>> Xem hướng dẫn Khám từ xa

Kênh Khám từ xa Wellcare tổng hợp

Theo coxuongkhoppcc.com

- 13-04-2024 -

Bài viết liên quan

  • 11-06-2018
    Không thể thở được là một trong những cảm giác rất đáng sợ. Hụt hơi, hay còn gọi là khó thở, thường được mô tả là tình trạng thắt chặt trong lồng ngực, thiếu không khí, hoặc cảm giác nghẹt thở. 
  • 21-08-2018
    Đau vùng chậu là những cơn đau ở phần dưới bụng và xương chậu. Ở phụ nữ, đau vùng xương chậu có thể là triệu chứng liên quan đến cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu, hệ thống tiêu hoá, hoặc từ các cơ xương. Tùy thuộc vào nguồn gốc, đau vùng chậu có thể là
  • 12-06-2018
    Vàng lưỡi là tình trạng lưỡi đổi màu. Triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và không gây hại gì. Dấu hiệu ban đầu của vàng lưỡi chứng rối loạn được gọi là lưỡi lông đen. Triệu chứng này hiếm khi là dấu hiệu của vàng da (mắt và da bị vàng),
  • 21-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ trưởng thành. Thông thường dịch âm đạo có mùi nhẹ. Nhưng nếu vùng kín nặng mùi, chẳng hạn như mùi tanh, thì đó là dấu hiệu bất thường và cảnh báo nguy cơ sức khỏe. Mùi âm đạo khác lạ thường đi
  • 21-08-2018
    Các triệu chứng của tắc vòi trứng như kinh nguyệt không đều, khó chịu ở bụng, khó thụ thai, tăng tiết dịch âm đạo... dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh khác nếu không được chụp X-quang, khám, xét nghiệm cẩn thận.
  • 20-08-2018
    Tê liệt là tình trạng mất cảm giác ở một vùng bất kì nào đó trên cơ thể. Đi kèm theo cảm giác tê liệt là cảm giác châm chích như lấy kim đâm nhẹ vào da hoặc ngứa ran. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh duy nhất, ở một bên cơ thể, hoặc xảy ra