Chứng tê liệt

Tê liệt là tình trạng mất cảm giác ở một vùng bất kì nào đó trên cơ thể. Đi kèm theo cảm giác tê liệt là cảm giác châm chích như lấy kim đâm nhẹ vào da hoặc ngứa ran. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh duy nhất, ở một bên cơ thể, hoặc xảy ra
Chứng tê liệt
Chứng tê liệt. (Ảnh: Numbness in hand)

Định nghĩa

Tê liệt là tình trạng mất cảm giác ở một vùng bất kì nào đó trên cơ thể. Đi kèm theo cảm giác tê liệt là cảm giác châm chích như lấy kim đâm nhẹ vào da hoặc ngứa ran. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh duy nhất, ở một bên cơ thể, hoặc xảy ra đối xứng ở cả hai bên.

Nguyên nhân gây tê liệt

Nguyên nhân gây tê liệt thường là do tổn thương, kích thích hoặc căng thẳng thần kinh. Nó có thể ảnh hưởng đến một nhánh thần kinh đơn lẻ, cũng có thể gây tác động lên một số dây thần kinh cùng lúc. Một số bệnh như tiểu đường, làm tổn thương các sợi thần kinh dài nhất, nhạy cảm nhất, cũng là một nguyên nhân gây chứng tê liệt.
Tê liệt thường xảy ra ở các dây thần kinh ngoại biên của cơ thể. Các vấn đề trong não và tủy sống gây tê liệt là cực kỳ hiếm. Bản thân chứng tê liệt nếu không đi kèm những triệu chứng khác, thì cũng rất ít khi liên quan đến những rối loạn tiềm ẩn đe dọa đến mạng sống như đột quỵ hoặc khối u.
Nguyên nhân gây tê:

  • U dây thần kinh thính giác
  • Rối loạn sử dụng rượu
  • Bệnh thoái hóa tinh bột
  • Tổn thương tùng thần kinh cánh tay
  • Phình động mạch não
  • Dị dạng thông động tĩnh mạch não (Brain AVM)
  • U não
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Bệnh Charcot-Marie-Tooth (bệnh teo cơ Mác)
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh Fabry (Bệnh Fabry là một rối loạn di truyền, gây ra do sự thiếu hụt gen. Căn bệnh này gây tích tụ mỡ ở một số bộ phận của cơ thể.)
  • Hội chứng Guillain Barre (là một chứng rối loạn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên)
  • Tiếp xúc kim loại nặng
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh ho gà
  • Bệnh Lyme (bệnh lây truyền từ động vật sang người (do bọ ve đốt), và tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b))
  • Đa xơ cứng
  • Hội chứng cận ung thư
  • Chèn ép dây thần kinh ngoại biên
  • Bệnh thần kinh ngoại biên
  • Porphyria (bệnh ma cà rồng)
  • Bệnh Raynaud (là tình trạng bệnh lý do rối loạn vận mạch, co thắt các mạch máu làm giảm lượng máu tới mô gây thiếu máu cục bộ)
  • Bệnh Zona-thần kinh (Shingles)
  • Tác dụng phụ của hóa trị hoặc thuốc chống HIV
  • Hội chứng Sjogren (bệnh gây ra do viêm các tuyến tiết nước mắt (tuyến lệ), nước bọt và các chất khác)
  • Chấn thương tủy sống
  • U tủy sống
  • Chấn thương
  • Bệnh giang mai
  • Ung thư thận
  • Tai biến mạch máu não (TIA)
  • Viêm mạch (viêm mạch máu)
  • Thiếu vitamin B-12.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến bác sĩ hoặc bệnh viện ngay lập tức nếu :

  • Chứng tê liệt xảy ra đột ngột
  • Tê liệt do một chấn thương đầu gần đây
  • Tê liệt toàn bộ cánh tay hoặc chân.

Đến bệnh viện ngay nếu tê liệt có kèm theo:

  • Cơ thể yếu và bị “bóng đè”
  • Đầu óc không còn minh mẫn
  • Trở ngại trong việc nói
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu nặng và đột ngột.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp CT hoặc MRI nếu:

  • Bạn bị chấn thương ở đầu
  • Bác sĩ nghi ngờ bạn có một khối u trong não hoặc có nguy cơ đột quỵ não.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ nếu chứng tê liệt:

  • Ngày càng trở nên tồi tệ
  • Ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể
  • Bị và khỏi liên tục
  • Liên quan đến những hoạt động nhất định, đặt biệt là những hoạt động được lặp đi lặp lại
  • Chỉ ảnh hưởng đến một phần của chi, chẳng hạn như ngón chân hoặc ngón tay.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh, Nội thần kinh

Các bước khám từ xa

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

>>> Hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Nguyễn Cảnh Nam

Bác sĩ Cảnh Nam hiện đang công tác tại khoa Nội thần kinh - Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.
Chuyên khám và điều trị: sa sút trí tuệ sau đột quỵ, Alzheimer, đau nửa đầu, parkinson, rối loạn tiền đình, động kinh, rối loạn giấc ngủ, đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, tai biến mạch máu não...

nguyen-canh-nam

BS Trần Thị Mai Linh

Bác sĩ Mai Linh đang làm việc tại Khoa Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chuyên khám và điều trị: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng, tai biến mạch máu não; u não, bệnh động kinh, bệnh Parkinson; đau nhức đầu đột ngột và dữ dội; đau nhức đầu khi quan hệ tình dục; đau nhức đầu do viêm xoang; đau nhức đầu mãn tính; đau nửa đầu; run tay...

tran-thi-mai-linh

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Đi tiểu thường xuyên có thể xảy ra ban ngày cũng như ban đêm (tiểu đêm), triệu chứng này rất phổ biến ở người lớn tuổi và phụ nữ. Tiểu thường xuyên đặc biệt là tiểu đêm có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, công việc và sức khỏe.
  • 16-08-2018
    ​80% phụ nữ khi sắp đến ngày “đèn đỏ” đều trải qua các dấu hiệu cảnh báo sắp có kinh nguyệt, những dấu hiệu này thường xảy ra trước khi có kinh khoảng 1 tuần. ​Nếu tinh ý, người phụ nữ hoàn toàn có thể nhận biết những dấu hiệu sắp có kinh như căng tức, đau ngực, đau vùng bụng dưới, mệt mỏi, mất ngủ, đau mỏi lưng, vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón...
  • 21-08-2018
    Đau vai còn được gọi là đau khớp vai, đau xương bả vai, đau vai mãn tính. Cơn đau  ở vai có thể xuất phát từ khớp vai hoặc cơ bắp, dây chằng, và gân xung quanh. Đau khớp vai thường sẽ tệ hơn khi hoạt động và di chuyển cánh tay hoặc vai. Nhiều bệnh và
  • 20-08-2018
    Chân có thể bị sưng ở bất kì phần nào: bàn chân, mắt cá chân, bắp chân và đùi. Sưng chân là do sự tích tụ chất lỏng (giữ nước) hoặc viêm bên trong các mô hoặc khớp bị thương. Các nguyên nhân như chấn thương, đứng hoặc ngồi lâu thì có thể dễ dàng xác
  • 16-08-2018
    Tràn dịch khớp gối là tổn thương gây ra tình trạng dịch trong khớp gối quá nhiều làm cho khớp gối bị phù nề, sưng to, giảm chức năng vận động, đau khi vận động…
  • 20-08-2018
    Khí đường ruột, hoặc khí trong đường tiêu hóa, thường không được chú ý cho đến khi chúng ta ợ hoặc thải khí qua hậu môn. Bộ máy tiêu hóa, từ dạ dày đến trực tràng, chứa khí đường ruột như là hệ quả tự nhiên của việc nuốt và tiêu hóa. Thực tế, các loại