Chân có thể bị sưng ở bất kì phần nào: bàn chân, mắt cá chân, bắp chân và đùi. Sưng chân là do sự tích tụ chất lỏng (giữ nước) hoặc viêm bên trong các mô hoặc khớp bị thương. Các nguyên nhân như chấn thương, đứng hoặc ngồi lâu thì có thể dễ dàng xác
Sưng chân
Sưng chân. (Hình minh họa)

Định nghĩa

Chân có thể bị sưng ở bất kì phần nào: bàn chân, mắt cá chân, bắp chân và đùi. Sưng chân là do sự tích tụ chất lỏng (giữ nước) hoặc viêm bên trong các mô hoặc khớp bị thương.
Các nguyên nhân như chấn thương, đứng hoặc ngồi lâu thì có thể dễ dàng xác định. Nhưng đôi khi sưng chân lại là dấu hiệu của những rối loạn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh tim hoặc huyết khối (cục máu đông).
Đến bệnh viện ngay nếu bị sưng chân mà không biết lý do hoặc khi bạn cảm thấy khó thở, đau ngực và có những dấu hiệu cảnh báo khác của bệnh huyết khối ở phổi và bệnh tim nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây sưng chân

Sưng chân do tích tụ chất lỏng

Sưng chân do tích tụ chất lỏng trong các mô chân được gọi là phù ngoại biên. Sưng chân có thể được gây ra bởi một vấn đề liên quan đến hệ thống tuần hoàn, hệ thống bạch huyết hoặc thận. Đồng thời đứng hoặc ngồi quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến sưng chân.
Các yếu tố dẫn đến tích tụ chất lỏng gây sưng chân:

  • Suy thận cấp
  • Bệnh cơ tim (bệnh của mô tim)
  • Bệnh thận mãn tính
  • Xơ gan (sẹo gan)
  • Sâu huyết khối tĩnh mạch (DVT)
  • Suy tim
  • Liệu pháp Hoóc-môn
  • Phù bạch huyết (tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết)
  • Hội chứng thận hư (tổn thương mạch máu lọc nhỏ trong thận)
  • Tác dụng phụ  của thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen
  • Viêm màng ngoài tim (sưng màng bao quanh tim)
  • Có thai
  • Thuốc chữa bệnh tiểu đường và huyết áp cao
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Suy tĩnh mạch mãn tính.

Sưng chân liên quan đến viêm

Sưng chân có thể là do tình trạng viêm ở mô chân. Viêm là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị chấn thương hoặc bệnh lý, hoặc nó có thể là do viêm khớp dạng thấp hoặc rối loạn viêm. Bạn thường sẽ có cảm hơi đau khi bị viêm.
Các yếu tố dẫn đến tình trạng viêm ở chân bao gồm:

  • Đứt gân gót chân
  • Chấn thương ACL (chấn thương dây chằng phía trước)
  • U nang Baker (U nang bao hoạt dịch khoeo)
  • Vỡ mắt cá chân
  • Gãy chân
  • Viêm mô tế bào (nhiễm trùng da)
  • Gút (viêm khớp liên quan đến việc dư thừa axit uric)
  • Nhiễm trùng hoặc vết thương ở chân
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối (viêm túi dịch ở khớp đầu gối)
  • Viêm xương khớp
  • Viêm khớp dạng thấp (bệnh viêm khớp)
  • Trật mắt cá chân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến bệnh viện ngay nếu chân sưng to và kèm theo bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây:

  • Đau ngực kéo dài hơn một vài phút
  • Khó thở
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt
  • Đầu óc không còn minh mẫn.

Ngoài ra, nếu sưng chân không có lý do rõ ràng hoặc có liên quan đến các chấn thương về thể chất như chấn thương do thể thao hay tai nạn xe… thì cũng phải đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để. Đôi khi, sưng chân là do tác dụng phụ của thuốc. Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán các vấn đề hoặc bệnh tiềm ẩn.
Trước khi tìm đến bác sĩ, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc sau:

  • Kê chân bị sưng lên một chiếc gối mềm cao, việc này có thể giúp giảm sưng.
  • Nếu công việc buộc bạn phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, hãy tranh thủ nghỉ ngơi và di chuyển xung quanh bất cứ khi nào có thể.
  • Đừng tự ý ngưng dùng thuốc kê toa mà không có sự đồng ý của bác sĩ, mặc dù bạn nghi ngờ thuốc có thể là nguyên nhân gây sưng chân.
  • Uống thuốc giảm đau (không kê toa).

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 09-01-2019

    Giai đoạn đầu nhiễm sán chó rất khó phát hiện, chỉ khi có các biến chứng, tổn thương, viêm nhiễm một cơ quan nào đó trên cơ thể và xét nghiệm máu mới phát hiện được.

  • 20-08-2018
    Khứu giác là một trong những giác quan vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó không những giúp bạn phân biệt và thưởng thức nhiều loại hương liệu khác nhau, mà còn cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm tàng như khói hoặc bị rò rỉ gas. Khứu giác có thể bị mất
  • 13-04-2024
    Hầu như tất cả mọi người đều đã trải qua cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức ít nhất một lần trong đời. Trường hợp mệt mỏi tạm thời thường có nguyên nhân xác định và có thuốc điều trị. Trái lại, tình trạng mệt mỏi và kiệt sức dai dẳng lại diễn ra lâu hơn
  • 20-08-2018
    Thở khò khè là tiếng rít có âm vực cao khi thở qua miệng hay mũi. Triệu chứng thường xuất hiện khi thở ra, nhưng cũng có thể nghe thấy khi hít vào.
  • 20-08-2018
    Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ hiện nay. Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
  • 21-08-2018
    Đổ mồ hôi đêm là tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, thường ra nhiều đến nỗi quần áo, chăn gối luôn trong trạng thái ướt đẫm. Đổ mồ hôi đêm nghiêm trọng thường là dấu hiệu của một số căn bệnh tiềm ẩn. Trong trường hợp bạn giật mình tỉnh dậy