Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là tổn thương gây ra tình trạng dịch trong khớp gối quá nhiều làm cho khớp gối bị phù nề, sưng to, giảm chức năng vận động, đau khi vận động…

Tràn dịch khớp gối là tổn thương gây ra tình trạng dịch trong khớp gối quá nhiều làm cho khớp gối bị phù nề, sưng to, giảm chức năng vận động, đau khi vận động…

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng của tràn dịch khớp gối

Thông thường, một người bị tràn dịch khớp gối có các triệu chứng như: 

- Sưng nề một bên gối, đánh giá bằng cách dựa vào các mốc xương để so sánh hai bên đầu gối. 

- Hạn chế vận động khớp: khớp gối bị tràn dịch sẽ hạn chế vận động do lượng dịch trong khớp cản trở vận động của khớp. 

- Gây đau khi đi lại: đau nhiều hoặc ít tùy thuộc vào nguyên nhân gây tràn dịch khớp, có trường hợp bệnh nhân đau tới mức không đi lại được.

- Chụp X-quang có thể thấy các tổn thương như: gãy xương, trật khớp hoặc bệnh lý u xương, thoái hoá khớp… 

- Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện các tổn thương xương và phần mềm của khớp gối như sụn chêm, dây chằng, gân hay sụn khớp. 

- Xét nghiệm máu có thể xác định được tình trạng nhiễm khuẩn, viêm, viêm khớp dạng thấp, bệnh ưa chảy máu gút… Chọc hút dịch khớp để xác định bản chất của dịch khớp: có máu hay không, liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý ưa chảy máu, vi khuẩn gây tình trạng nhiễm khuẩn, các tinh thể gây bệnh gút hoặc giả gút. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tràn dịch khớp gối nếu không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng hạn chế vận động khớp; khi phải chọc hút dịch khớp nhiều lần sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, dẫn đến phá hủy khớp, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Nội cơ xương khớp trên kênh Khám từ xa Wellcare để được tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Cách đặt hẹn khám từ xa

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; làm việc tại BV Nhân dân 115.

mai-duy-linh

BS. Nguyễn Huy Toàn

Học bổng tu nghiệp tại Bệnh viện đại học quốc gia Busan, Hàn Quốc; Báo cáo viên nội soi và thay khớp hội nghị y học thể thao và nội soi khớp Đông Nam Á.

Bác sĩ Toàn hiện đang công tác tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCm.

nguyen-huy-toan

BS. Trần Văn Phong 

Theo Sức khỏe và đời sống

- 16-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Bệnh đau bao tử hay còn gọi là bệnh đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói.
  • 12-06-2018
    Vàng lưỡi là tình trạng lưỡi đổi màu. Triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và không gây hại gì. Dấu hiệu ban đầu của vàng lưỡi chứng rối loạn được gọi là lưỡi lông đen. Triệu chứng này hiếm khi là dấu hiệu của vàng da (mắt và da bị vàng),
  • 21-08-2018
    Viêm khớp là tên gọi chung của bệnh về khớp xương đặc trưng bởi tình trạng viêm một hay nhiều khớp, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
  • 24-08-2018

    Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, có thể lây qua quan hệ tình dục đường miệng, âm đạo và hậu môn. Triệu chứng của giang mai bao gồm: vết loét không đau, sốt, rụng tóc, đau cơ, chán ăn, rối loạn thị lực...

  • 20-08-2018
    Nước tiểu thường có mùi riêng biệt, và trong điều kiện bình thường, mùi của nước tiểu tương đối nhẹ và không có dấu hiệu gì đáng chú ý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, một vài vấn đề sức khỏe sẽ khiến nước tiểu của bạn có mùi bất thường