Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máy SPO2 cho người lớn
Máy đo nồng độ oxy trong máu là một thiết bị nhỏ kẹp khớp vào ngón tay của bạn, để đo nồng độ oxy trong máu một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Ghi chú: Đây là hướng dẫn dành cho người lớn, đối với trẻ em, vui lòng xem thêm tại đây.
Máy SPO2 là gì?
Máy SPO2 là một thiết bị nhỏ, không gây đau, dùng để kẹp vào ngón tay, để đo nồng độ oxy trong máu của bạn. Máy sử dụng chùm ánh sáng cảm biến để ước tính lượng oxy trong máu mà không cần phải lấy mẫu máu làm xét nghiệm. Chỉ số này sẽ hỗ trợ bác sĩ theo dõi sự hoạt động của phổi xem có tốt không.
Máy SPO2 đo chỉ số nào?
Máy đo oxy xung đo 2 thứ - mạch và mức độ bão hòa oxy trong máu.
Nhịp tim
Đây là chỉ số để biết tim của bạn đang đập nhanh thế nào. Nhịp được đo bằng nhịp đập mỗi phút (beats per minute - bpm). Trên máy đo oxy SPO2, chỉ số này có thể hiển thị dưới dạng bpm hoặc PRbpm (nhịp tim / nhịp mỗi phút - pulse rate/beats per minute).
Mức độ bão hòa oxy trong máu
Đây là chỉ số cho biết lượng oxy trong máu của bạn. Độ bão hòa oxy của bạn được đo dưới dạng phần trăm (trên thang điểm 100). Trên máy SPO2, con số này có thể hiển thị dưới dạng SPO2% (phần trăm bão hòa của oxy).
Khi nào nên đo SPO2?
Bạn có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy để theo dõi một loạt tình trạng sức khỏe, bao gồm cả COVID-19, một bệnh lý nhiễm vi rút. Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng tương đối nhẹ và một số người có thể trở nên nặng hơn trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể có các triệu chứng rất nghiêm trọng và chuyển biến xấu rất nhanh chóng.
- Các bác sĩ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho bạn sẽ kê cho bạn một máy đo nồng độ oxy để dùng tại nhà.
- Nếu bạn được khuyên nên theo dõi các triệu chứng và nhịp thở của mình, thì việc ghi chép lại nhật ký sức khỏe và triệu chứng sẽ rất có ích, có thể hỗ trợ các bác sĩ theo dõi sát sao bất kỳ thay đổi nào.
Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu?
Có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau. Bạn nên đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao vì sản phẩm. Sau đây là hướng dẫn chung. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy tham vấn thêm với bác sĩ của bạn.
Chuẩn bị
- Rửa tay
- Móng tay không sơn
- Hãy đảm bảo rằng bạn đã được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.
- Nếu bàn tay của bạn bị lạnh, hãy làm ấm bằng cách xoa chúng vào nhau.
- Giữ yên cánh tay và bàn tay khi đo.
- Vị trí của tay phải ngang với thắt lưng, gợi ý: đặt tay lên bàn hoặc tay ghế.
Đọc chỉ số
- BẬT máy SPO2 và màn hình sáng lên.
- Nếu sử dụng máy SPO2 có kẹp, bạn bóp để mở và đưa ngón tay của bạn vào cho đến khi đầu ngón tay chạm vào đoạn cuối của máy.
- Nếu sử dụng máy SPO2 có băng dính, hãy chắc chắn để cả hai mặt của miếng dính sẽ nằm ở hai phía đối diện của ngón tay, bạn giữ chúng cố định bằng cách quấn băng xung quanh.
- Máy hoạt động tốt nhất trên ngón giữa hoặc ngón trỏ của một trong hai bàn tay.
- Giữ yên tay của bạn và đợi từ 1 đến 2 phút cho đến khi nhịp tim (bpm / PRbpm) ổn định và chỉ số nồng độ bão hòa của oxy trong máu (SPO2%) trên máy không thay đổi trong ít nhất 5 giây.
- Nếu các con số không ổn định, hãy thử đo lại trên một ngón tay khác.
Ghi/Lưu lại các chỉ số
- Ghi lại chỉ số nồng độ bão hòa của oxy trong máu ‘SPO2%’ và chỉ số nhịp tim ‘PRbpm’ trong máy spo2 vào nhật ký triệu chứng của bạn.
- Các con số về nhịp tim và nồng độ bão hòa oxy trong máu của bạn rất dễ lẫn lộn - hãy lưu ý.
- Đo và ghi lại mạch (nhịp tim) và nồng độ oxy trong máu 3 lần/ngày vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Những con số này sẽ giúp các bác sĩ theo dõi sức khỏe từ xa cho bạn một cách hiệu quả.
- Có thể đo nhiều hơn, nếu bạn nhận thấy có sự chuyển biến sức khỏe của bạn.
- Để làm sạch thiết bị, hãy đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì.
Các con số trên máy SPO2 có ý nghĩa gì?
Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho bạn sẽ giải thích cụ thể hơn các thông tin chi tiết về mức độ bão hòa oxy phù hợp với thể trạng cụ thể hiện tại của bạn. Sau đây là hướng dẫn dành cho người lớn không có tiền sử bệnh lý về phổi.
Độ bão hòa oxy****SPO2% | Nhịp tim****bpm hoặc PRbpm | Việc cần làm |
95–100 | 50–99 | ✔ Bình thường |
92–94 | 100 –119 | Gọi bác sĩ / Khám từ xa |
Dưới 92 | >120 | Đến bệnh viện |
Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác của mức oxy thấp
Chúng ta không nên dựa vào máy đo SPO2 để đánh giá tình trạng sức khỏe hoặc nồng độ oxy bão hòa trong máu của bạn. Máy chỉ là một thiết bị đo lường đơn lẻ.
Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác cho thấy bạn thực sự có một nồng độ oxy thấp có thể bao gồm:
- Sắc mặt, lưỡi và móng tay tím tái
- Thở gấp, khó thở, hoặc tình trạng ho càng lúc càng tệ
- Không thể nghỉ ngơi được hoặc là rất khó ở
- Đau nhức hoặc co thắt lồng ngực
- Nhịp tim nhanh hoặc không ổn định
Nếu bạn có bất kỳ mối lo lắng hoặc thắc mắc nào, hãy gọi ngay bác sĩ của mình.****
Hạn chế trong việc sử dụng máy đo oxy xung
Máy đo nồng độ oxy trong máu là thiết bị rất hữu ích nhưng điều quan trọng cần nhớ là máy vẫn có những hạn chế cần lưu ý trong quá trình sử dụng.
Thực ra, có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo oxy. Bao gồm tuần hoàn kém, sắc tố da / màu da, độ dày da, nhiệt độ da, người đo có hút thuốc, sơn móng tay hoặc đeo móng tay giả, có hình xăm và có sử dụng thuốc nhuộm, cũng như việc bảo dưỡng và làm sạch thiết bị.
Không phải tất cả các máy đo nồng độ oxy đều có chất lượng và độ chính xác như nhau.
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về hô hấp, hãy gọi và tư vấn với bác sĩ của mình. Đừng chỉ dựa vào máy đo nồng độ oxy để đánh giá tình trạng sức khỏe hoặc mức oxy trong máu của mình, nó cũng chỉ là một thiết bị đo lường mà thôi.