Hội chứng Hậu Covid-19 và cách phòng ngừa

Hội chứng Hậu Covid-19 thường kéo dài, với nhiều triệu chứng và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Người bệnh cần trang bị những kiến thức xung quanh vấn đề này và tránh hoang mang, lo lắng quá mức

Tại Việt Nam đã có hơn 3 triệu người mắc Covid-19 và tiếp tục gia tăng. Ngay cả sau khi âm tính, có tới 20% bệnh nhân mắc các hội chứng hậu Covid kéo dài với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay trên các trang báo điện tử, mạng xã hội đưa ra nhiều thông tin sai lệch, gây nhiễu về những di chứng hậu Covid, gây hoang mang, lo lắng quá mức cho người bệnh.

Hội chứng hậu Covid-19 là gì?

Đầu tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã công bố định nghĩa chính thức về hội chứng hậu Covid-19. Theo đó, hội chứng này xảy ra với những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2. Thông thường, sau khi mắc Covid-19 khoảng 3 tháng thì người bệnh bắt đầu có triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng, thậm chí là 6 tháng. Hội chứng hậu Covid-19 có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài. Nó tác động đáng kể đến khả năng làm việc cũng như tham gia các hoạt động xã hội của con người. Người mắc các hội chứng hậu Covid có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Theo WHO, có khoảng từ 10-20% bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 phải trải qua nhiều triệu chứng kéo dài, thường gặp nhất là: đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, khó thở (đặc biệt là khi vận động quá sức), rụng tóc, giảm tập trung,.. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều bệnh nhân gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng khác như giảm khả năng nhận thức, rối loạn giấc ngủ, tâm lý (trầm cảm, lo âu),..

Ngoài các triệu chứng lâm sàng nói trên, người bệnh mắc hội chứng hậu Covid-19 còn có thể xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường cận lâm sàng. Điển hình là:

  • Rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, tăng men tim kéo dài, giảm độ lọc cầu thận
  • Rối loạn chức năng hô hấp: hạn chế dung tích phổi, giảm độ khuếch tán phổi
  • Bất thường hình ảnh học: xơ phổi, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim, giãn phế quản trên CT scan ngực,..

Thực trạng “Hậu Covid” ở Việt Nam

Thực tế, hội chứng hậu Covid-19 không chỉ xảy ra với những người bệnh có triệu chứng nặng và lớn tuổi, mà còn cả những người mắc Covid-19 nhẹ, trẻ tuổi, thậm chí là ở trẻ em.

Sau khi ghi nhận nhiều bệnh nhân có di chứng phổi, tim, rối loạn tâm thần sau khi mắc Covid, một số bệnh viện tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã thành lập khoa Điều trị hậu Covid-19 như Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhi Đồng 1, Bệnh viện Phục hồi chức năng,.. nhằm theo dõi, chăm sóc và khôi phục sức khỏe, tinh thần cho bệnh nhân đã khỏi Covid. Tuy nhiên, tính đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra thống kê về tình hình hậu Covid-19 trong cộng đồng, cũng như chưa có phác đồ điều trị cụ thể.

F0 khỏi bệnh cần làm gì để tránh hội chứng hậu Covid-19?

Sau khi khỏi Covid-19, người bệnh không được chủ quan mà vẫn phải luôn theo dõi, lắng nghe cơ thể mình. Để khôi phục sức khỏe, tinh thần, bạn cần chú trọng việc tập luyện, nâng cao hồi phục chức năng, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, chăm sóc giấc ngủ và tinh thần.

Tập thở: Là một bài tập đơn giản, nhẹ nhàng nhưng thực sự cần thiết. Bạn có thể thực hiện hành động hít sâu vào và thở nhẹ ra mỗi ngày.

Tập thể dục: Hàng ngày bạn có thể vận động nhẹ nhàng như đi tập thể dục, tập dưỡng sinh,.. Hãy đảm bảo bạn dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện và duy trì thói quen này thường xuyên.

Đi bộ: Theo một nghiên cứu năm 2011, người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi bộ từ 4.000 - 18.000 bước/ngày. Nếu bạn bị nhiễm Covid-19 và đã khỏi bệnh, hãy đặt mục tiêu 10.000 bước/ngày để duy trì sức khỏe.

Dinh dưỡng đúng: chia nhỏ bữa ăn từ 3-5 lần mỗi ngày, kết hợp thực phẩm đa dạng trong từng khẩu phần ăn.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc và đúng giờ. Bạn có thể nghe nhạc, thư giãn hoặc trò chuyện với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Khám từ xa Wellcare

- 28-02-2022 -

Bài viết liên quan

  • 10-11-2021

    Khi dịch bệnh covid-19 bùng phát mạnh, các bệnh viện, cơ sở y tế đóng vai trò là nơi chăm sóc sức khỏe người dân bỗng chốc lại trở thành điểm nóng có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Và đây là lý do chính khiến hình thức khám bệnh trực tuyến trở thành công cụ hữu hiệu để bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người dân từ xa. Cũng từ đây, mọi người dần nhận ra, hóa ra khám bệnh trực tuyến lại dễ dàng và hiệu quả đến vậy.

  • 19-11-2021

    Trong chăm sóc sức khỏe thai sản, việc kết hợp thăm khám trực tiếp với y tế từ xa đã được chứng minh lâm sàng là mang lại hiệu quả tốt hơn, đồng thời khiến cho thai kỳ của phụ nữ diễn ra thoải mái và dễ dàng hơn.

  • 18-05-2021

    Theo nhu cầu của bác sĩ và bệnh nhân, Wellcare đã hoàn tất đầu tư và đưa vào sử dụng ứng dụng di động Wellcare hoạt động trên cả nền tảng iOS và Android.

  • 18-05-2021

    Đối phó với rủi ro dịch bùng phát, Momo và Wellcare kết hợp đưa ra gói ‘Gia đình Momo’ giúp khách hàng Momo khám bác sĩ online mà không cần tới bệnh viện.

  • 02-02-2023

    Mùa Valentine 14/2 năm nay, TLG Đặng Khánh An sẽ giúp các cặp đôi gỡ rối các vấn đề tình cảm. Tất cả những vun đắp đều sẽ được đền đáp và chúng ta xứng đáng có được cuộc sống lứa đôi viên mãn.

  • 18-05-2021

    Câu hỏi ngắn là mô hình dịch vụ bạn có thể tham vấn với một trong những bác sĩ Wellcare mà không cần đặt hẹn trước, bác sĩ sẽ thu xếp trả lời trong vòng 24 giờ bằng tin nhắn hoặc lời nhắn thoại.