Vai trò của gia đình trong việc phát triển nhân cách của trẻ

Ai cũng biết tuổi thơ luôn là một kí ức đẹp, đối với cuộc đời của mỗi đứa trẻ lớn lên từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành (18 tuổi) là giai đọan vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ được phát triển toàn diện, có nhân cách tốt, vững vàng nếu như trẻ sống và được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có mối quan hệ tốt đẹp và có phương pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Ai cũng biết tuổi thơ luôn là một kí ức đẹp, đối với cuộc đời của mỗi đứa trẻ lớn lên từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành (18 tuổi) là giai đọan vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ được phát triển toàn diện, có nhân cách tốt, vững vàng nếu như trẻ sống và được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có mối quan hệ tốt đẹp và có phương pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
gia đình và sự phát triển nhân cách trẻ

(Ảnh minh họa)

Dưới đây là các phương pháp hỗ trợ trẻ trong việc hình thành và phát triển nhân cách:

1. Lấy sự tôn trọng và thông cảm để đối xử với trẻ

Tôn trọng tức là coi trẻ là một con người độc lập, không bị người khác chi phối hoàn toàn. Dành cho trẻ sự tôn trọng đầy đủ là phải thỏa mãn yêu cầu độc lập của trẻ.

Khi trẻ làm điều gì đó có sai sót hoặc chưa hoàn thành, người lớn phải thông cảm với trẻ. Ví dụ trẻ rót nước lỡ tay bị rớt nước ra ngoài hay trẻ làm động tác chậm thì người lớn phải có sự kiên nhẫn để thông cảm với trẻ. Nếu chúng ta không thông cảm, chỉ vừa nhìn lấy trẻ làm không vừa ý, vội vàng cằn nhằn và làm thay cho trẻ, như vậy trẻ sẽ mất hứng thú, chán nản, dần dần mất đi sự tự tin. Cha mẹ phải xuất phát từ thái độ nhã nhặn để đối xử với trẻ. Nhã nhặn là như thế nào? Nghĩa là cha mẹ luôn có những mong muốn tìm hiểu về nhu cầu của trẻ, hiểu được năng lực của con mình và từ đó có thái độ nhã nhặn giúp trẻ tiến bộ

Vậy làm thế nào để hiểu được trẻ? Đó là thông qua các hoạt động và vui chơi của trẻ. Với thái độ tích cực quan sát trẻ hoạt động để phát hiện nhu cầu và năng lực của trẻ. Từ đó có nhận thức rõ ràng về sự phát triển tính độc lập, phát triển mối quan hệ xã hội của trẻ… Ngược lại, nếu cha mẹ có thái độ không hợp tác, cố chấp, thành kiến cho rằng đối với trẻ cái gì cái gì cũng hậu đậu, trách mắng trẻ theo thói quen “Biết ngay mà”, “Đụng cái gì hư cái đó”, “Đúng là vô tích sự”... như vậy là vô tình cha mẹ đã gây trở ngại đến sự phát triển tính độc lập và hứng thú trong hoạt động của trẻ. Trẻ nhỏ phát triển và thay đổi từng ngày, năng lực của ngày hôm nay khác ngày hôm qua, cho nên chúng ta phải từ thái độ khiêm tốn, kiên nhẫn để đánh giá và hiểu trẻ hơn.

2. Cùng với trẻ vui chơi và làm việc

Hàng ngày, cha mẹ nên bố trí một chút thời gian vui chơi cùng trẻ. Khi vui chơi hoặc làm việc với trẻ phải dùng ngôn ngữ chính xác, lời nói rõ rang, lịch sự để giao tiếp với trẻ, hình thành cho trẻ thói quen dùng ngôn ngữ lành mạnh từ lúc nhỏ. Mặt khác thông qua hoạt động vui chơi và hòa đồng với trẻ có thể hiểu được tính cách, đặc điểm và năng lực trưởng thành sau này của trẻ. Ngược lại, trẻ cũng cảm thụ được sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ với minh. Đây là sự thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái và điều này rất quan trọng trong sự trưởng thành của trẻ khi trẻ lớn lên.

xây dựng mối quan hệ linh hoạt với trẻ
(Ảnh minh họa)

3. Xây dựng mối quan hệ linh hoạt với trẻ

Cha mẹ phải theo sát sự trưởng thành và phát triển của trẻ. Khi trẻ dần dần hướng đến sự độc lập bố mẹ không nên việc gì cũng giúp trẻ, không nên nhiều lời, phải nhìn thấy năng lực trưởng thành của trẻ và để trẻ tự khám phá, tự làm trong khả năng có thể của trẻ.

Có mối liên quan linh hoạt trong gia đình, cha mẹ sẽ hiểu được sự phát triển năng lực của trẻ. Yên tâm để cho trẻ làm các việc khi trẻ tự làm được, chỉ khi trẻ yêu cầu thì mới giúp đỡ, như vậy cha mẹ và trẻ mới có thể cùng sống và làm việc trong bầu không khí thoải mái và vui vẻ.

4. Chú trọng xây dựng lòng tự tin cho trẻ

Lòng tự tin vô cùng quan trọng đối với trẻ, có lòng tự tin thì tính tự phát và tính độc lập mới có thể phát triển được. Làm thế nào để phát triển lòng tự tin của trẻ? Cha mẹ và mọi người trong gia đình phải có thái độ khích lệ, chấp nhận trẻ, không nên lúc nào cũng nói trẻ thế này là không đúng, thế kia là không đúng. Những lời lẽ có ý không tốt đều không có lợi cho việc xây dựng lòng tự tin của trẻ. Nếu trẻ có việc làm không tốt cũng phải thừa nhận nguyện vọng tốt đẹp của trẻ. Chẳng hạn khi trẻ làm việc gì đó chưa được thành thạo thì phải thông cảm cho trẻ, để trẻ có cơ hội làm lại, trẻ sẽ từng bước từng bước chỉnh sửa cái chưa hoàn thiện của mình khi trẻ càng lớn lên. Vì vậy cha mẹ không nên xúc phạm chê bai trẻ mà phải kiên nhẫn giúp đỡ trẻ.

5. Để cho trẻ có cơ hội độc lập làm việc

Khi trẻ muốn bắt chước người lớn làm việc gì đó thì phải tạo cơ hội cho trẻ làm. Nếu trẻ làm chậm mất nhiều thời gian ta cũng nên kiên nhẫn để cho trẻ có đủ thời gian hoàn thành công việc, đừng nên trách trẻ chậm chạp hoặc tỏ ra coi thường trẻ... Trên thực tế mục đích làm việc của trẻ và người lớn rất khác nhau. Mục đích làm việc của người lớn là mong giành được kết quả nên phải nhanh chóng hoàn thành công việc. Mục đích làm việc của trẻ là vì quá trình khám phá, tích lũy kinh nghiệm cho nên trẻ làm việc chậm. Người lớn cảm thấy trẻ chậm chạp là vì trẻ đang thí nghiệm sự sáng tạo của mình, nên cần cho trẻ có thêm thời gian, không gian, vật liệu và sự kiên nhẫn để trẻ độc lập làm việc. Chỉ có thông qua làm việc độc lập, trẻ mới có thể trưởng thành.

6. Để trẻ sinh hoạt có quy luật từ nhỏ

Phải dành cho trẻ một môi trường không gian trật tự mà không phái là một không gian bừa bộn. Phải tạo cho trẻ một quy tắc sinh hoạt trong gia đình như ăn cơm ăn ở đâu? Uống nước ở chỗ nào? Đi vệ sinh lịch sự ra làm sao, vui chơi ở khu vực nào, những đồ vật nào không được chơi?… Như vậy sinh hoạt nề nếp của trẻ sẽ có quy luật, đồng thời cũng hình thành cho trẻ thói quen kỷ luật và ý thức trật tự ngăn nắp.

7. Cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với lớp trẻ cùng tuổi

Ngày nay đa số gia đình có con một hoặc ở thành phố đông đúc, trẻ nhỏ hàng ngày chỉ tiếp xúc với người lớn và bốn bức tường nên trẻ rất muốn tiếp xúc, vui chơi với trẻ cùng lứa bên ngoài. Trong mọi điều kiện, ở mọi nơi, chúng ta nên tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với lớp trẻ cùng tuổi hoặc trẻ xấp xỉ tuổi để con mình phát triển năng lực giao tiếp, biết cách quan hệ với người khác. Không nên trói buộc trẻ trong một gia đình cửa đóng then cài làm trẻ mất đi cơ hội và hứng thú trong quan hệ giao tiếp.

Theo Kiều Thanh Hà

Chuyên viên tâm lý - Bệnh viện Nhi Đồng 2

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Group therapy (trị liệu theo nhóm) là một phương thức trị liệu tâm lý đặc biệt hiệu quả trong một số tình huống cụ thể như trầm cảm, rối loạn lo sợ...

  • Hầu hết những stress đến từ nhà trường đều phát sinh từ ba lĩnh vực: những vấn đề về học tập, áp lực từ bạn bè, và mâu thuẫn với thầy, cô giáo. 

  • Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders) là một loại bệnh lý tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân một cách rõ rệt. Lúc thì phấn chấn, vui vẻ, hào hứng (hưng cảm) nhưng có khi trầm uất, buồn chán, thờ ơ (trầm cảm)... Đối với bệnh nhân, việc điều khiển hoạt động sống là điều không hề dễ dàng. Hầu hết mỗi ngày đều là một cuộc chiến. 

  • Ở Mỹ, có hơn 40 triệu người trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu. Rất khó để diễn tả được cuộc sống luôn lo âu như thế nào, trừ khi bạn tự mình trải nghiệm nó. Nhưng với mỗi người phụ nữ (và đàn ông) đang ngày ngày sống cùng sự lo âu, luôn có một nhóm những người xung quanh muốn hiểu và quan tâm đến họ.

  • Nhạy cảm là hoàn toàn bình thường, nhưng nhạy cảm quá mức lại trở nên có hại. Quá nhạy cảm có thể làm bạn tin rằng những điều bạn tưởng tượng hoặc những hành động không cố ý là đúng. Giải nghĩa sai những tương tác xảy ra hàng ngày có thể ngăn bạn có một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh.  Kiểm soát sự nhạy cảm với những kiến thức cơ bản, sự tự tin và khả năng tự phục hồi sẽ giúp bạn không phản ứng thái quá với những sự kiện hàng ngày trong cuộc sống.

  • Cách tốt nhất là thảo luận với một chuyên gia. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi sử dụng thuật ngữ trầm cảm, hãy nói với bác sĩ rằng bạn “cảm thấy buồn” hoặc “xuống tinh thần”, và mô tả trải nghiệm cá nhân. Càng cụ thể & càng thành thật thì càng tốt, bác sĩ càng có thể giúp bạn tốt hơn.