Cần làm gì khi nghi ngờ trầm cảm?

Cách tốt nhất là thảo luận với một chuyên gia. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi sử dụng thuật ngữ trầm cảm, hãy nói với bác sĩ rằng bạn “cảm thấy buồn” hoặc “xuống tinh thần”, và mô tả trải nghiệm cá nhân. Càng cụ thể & càng thành thật thì càng tốt, bác sĩ càng có thể giúp bạn tốt hơn.

👩‍⚕️👨‍⚕️ Điều trị như thế nào?

Bước đầu tiên là gặp một chuyên gia sức khỏe tâm thần (bác sĩ), hoặc một chuyên gia tâm lý có giấy phép trên Khám từ xa Wellcare: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly. Cùng lúc đó, hãy lên lịch kiểm tra sức khỏe toàn diện. Bởi vì có những loại thuốc hoặc một số tình trạng bệnh lý có thể gây ra triệu chứng tương tự như trầm cảm, do vậy cần được bác sĩ xem xét kỹ. Bên cạnh thuốc chống trầm cảm, bạn nên tìm kiếm thêm sự hướng dẫn từ chuyên gia tâm lý, là người sẽ lắng nghe những mối lo của bạn, tầm soát xem bạn có triệu chứng trầm cảm, và hỗ trợ bạn nhiều cách để giải quyết căng thẳng và đối phó với khó khăn.

Cũng cần nhớ, để tin tưởng và cảm thấy thoải mái với người chuyên gia đó, bạn nên làm rõ từ đầu:

  • Giá tiền là bao nhiêu
  • Toàn bộ quá trình trị liệu sẽ gồm bao nhiêu buổi gặp
  • Có đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng phương pháp trị liệu có thực sự cải thiện sức khỏe của bạn hay không.


Ảnh: Sưu tầm

👩‍⚕️👨‍⚕️ Các lựa chọn điều trị?

Cần phải có lộ trình điều trị. Khám từ xa Wellcare khuyên nên dùng cách điều trị chính là tâm lý trị liệu (còn được gọi là sức khỏe tâm thần trị liệu và trò chuyện trị liệu) và thuốc chống trầm cảm. Hai cách này có thể được dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau.

Nếu cần dùng thuốc, sẽ có một khoảng thử và sai nhất định để tìm ra đúng loại và đúng liều thuốc phù hợp với từng cá nhân, có thể phải mất vài tuần mới thấy đươc hiệu quả. Do vậy, việc giao tiếp tốt giữa bệnh nhân và bác sĩ là tối quan trọng. Người lớn tuổi hơn nên đặc biệt cẩn trọng bởi tác dụng phụ của thuốc do liều quá cao hoặc do tương tác với các loại thuốc trị bệnh khác.

👩‍⚕️👨‍⚕️ Liệu pháp bổ trợ và thay thế

Tập thể dục: Đi bộ ba lần một tuần từ 30 đến 45 phút. Nếu bạn không có thời gian, hãy bắt đầu với 15 phút/tuần. "Thể dục đều đặn" là chìa khóa thành công.

Kỹ thuật Tâm trí - Thể xác: Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của chúng ta có thể có tác động trực tiếp lên sức khỏe, và sức khỏe thể chất của chúng ta có thể tác động lên sức khỏe tâm thần. Tâm trí và thể xác của chúng ta luôn liên kết với nhau, hãy thử:

  • Thiền
  • Cầu nguyện
  • Hít thở sâu
  • Châm cứu
  • Yoga
  • Xoa bóp
  • Nghe nhạc
  • Sáng tạo nghệ thuật
  • Tưởng tượng có định hướng
  • Viết nhật ký

- Liệu pháp Ánh sáng: Hãy tiếp xúc với ánh nắng. Nhiều chuyên gia tin rằng liệu pháp ánh sáng hoạt động bằng cách thay đổi nồng độ của một số hóa chất nhất định trong não, cụ thể là melatonin.


Khám từ xa qua gọi thoại & video với các bác sĩ & chuyên gia tâm lý: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly
Hỗ trợ đặt hẹn vui lòng gọi 028.3622.6822

Biên tập bởi Khám từ xa Wellcare
Nguồn tham khảo: Caregiver

- 19-05-2020 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn khả năng toán học hay còn gọi là chứng khó học toán là tình trạng một đứa trẻ có khả năng toán học thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường đối với độ tuổi, khả năng trí tuệ và giáo dục của đứa trẻ đó.

  • Thao túng tinh thần (gaslight) là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình. Cách xử trí hiệu quả nhất là hãy tin tưởng vào bản thân. Đừng để những người khác khiến bạn phải chán nản. 

  • Rối loạn nhân cách ái kỷ (hay còn gọi là bệnh ái kỷ hoặc chứng yêu bản thân thái quá) là bệnh lý tâm thần hiếm gặp. Người bệnh chỉ quan tâm đến bản thân, tầm quan trọng của mình bị thổi phồng lên, muốn người khác ngưỡng mộ và tôn trọng mình nhưng lại thiếu đồng cảm với người khác. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. 

  • Rối loạn giao tiếp xã hội được biểu hiện thông qua những trở ngại trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ xã hội (còn được gọi là giao tiếp thực dụng). Một đứa trẻ hay thiếu niên bị rối loạn này sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc giao tiếp xã hội thông thường (bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể), tuân theo các quy tắc chung khi kể chuyện hoặc đối thoại (người này nói xong đến lượt người kia nói), đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi ngôn ngữ để phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe.

  • Rối loạn vận động rập khuôn (một dạng rối loạn hành vi) ở trẻ được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Mục tiêu của các trị liệu là điều trị cho những tổn thương do hành vi của rối loạn gây ra và để đảm bảo sự an toàn của trẻ, cũng như để cải thiện khả năng hoạt động bình thường của trẻ đó.

  • Hoang tưởng thường gặp ở nhứng bệnh loạn thần nặng (tâm thần phân liệt, loạn thần do nghiện rượu, loạn thần cấp...) thường được đưa vào bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, có một số không nhỏ những người bệnh có hoang tưởng vẫn có thể sống và làm việc tương đối bình thường. Nhưng họ gây ra những gánh nặng nhất định cho gia đình, xã hội, cho những người sống quanh họ.