7 vấn đề trong cuộc sống của người mắc rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders) là một loại bệnh lý tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân một cách rõ rệt. Lúc thì phấn chấn, vui vẻ, hào hứng (hưng cảm) nhưng có khi trầm uất, buồn chán, thờ ơ (trầm cảm)... Đối với bệnh nhân, việc điều khiển hoạt động sống là điều không hề dễ dàng. Hầu hết mỗi ngày đều là một cuộc chiến. 

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders) là một loại bệnh lý tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân một cách rõ rệt. Lúc thì phấn chấn, vui vẻ, hào hứng (hưng cảm) nhưng có khi trầm uất, buồn chán, thờ ơ (trầm cảm)... Đối với bệnh nhân, việc điều khiển hoạt động sống là điều không hề dễ dàng. Hầu hết mỗi ngày đều là một cuộc chiến.

Để hiểu hơn về cuộc sống của bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực, hãy cùng tham khảo 7 điều mà Dimitri Mestre - người đã sống chung với rối loạn này nhiều năm liền chia sẻ:

Tôi quyết định viết để giúp cho những người giống như tôi, nhưng tôi không thực sự theo đuổi nó một cách nghiêm túc cho đến khi chị gái tôi đột ngột qua đời vào năm ngoái. Tôi cần phải chuyển sự mất mát của mình sang điều gì đó có hiệu quả hơn (đó chỉ là tính cách của tôi) và vì thế tôi ở đây, viết lách để giúp cho những người bệnh khác thành công. Tôi muốn trao đi hi vọng, nhưng tôi cũng muốn chia sẻ thực tế khắc nghiệt của bệnh tâm lý/tâm thần, đặc biệt là khi tôi đã phải vật lộn rất nhiều trong những tháng vừa qua.

Có vẻ như mọi người nghĩ việc điều khiển một cuộc sống với chứng rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) là dễ dàng đối với tôi. À, tôi ước nó thật sự là như vậy. Hầu hết mọi ngày đều là một cuộc chiến. Thật sự, nó như là một cú đánh ngất, một sự kéo lê khỏi cuộc chiến mà người thắng cuộc đang đứng ở phía bên kia. Với chứng bệnh tâm lý, có rất nhiều điều mà bạn không nhìn thấy được. Đó là những điều mà nhiều người không hiểu bởi vì nếu như bạn trò chuyện với tôi vào bất cứ ngày nào trong tuần, bạn sẽ bất ngờ (và nói thật là nhiều người cũng như vậy) khi biết tôi mắc rối loạn tâm lý.

Dimitri Mestre
Ảnh: Dimitri Mestre

Dưới đây là một số điều về tôi mà có thể bạn không biết:

1. Tôi cần ngủ nhiều hơn hầu hết mọi người

Mọi người không biết tất cả những lúc tôi lên giường thật sớm vào những ngày trong tuần (như 8 giờ tối) hoặc ngủ muộn vào cuối tuần (luôn luôn vào cuối tuần bởi vì công việc).

2. Tôi cần phải liên tục nhận thức được cảm xúc của mình 

Họ không thấy tôi phải kiềm chế cảm xúc của mình một cách khó khăn như thế nào (Tôi rất giỏi che giấu điều đó). Họ không nhìn thấy rất nhiều lần tôi phải kiểm tra cơ thể và cảm giác của mình. Tôi cần phải hoà hợp với cơ thể bản thân, và điều này đôi khi thật lố bịch.

3. Tôi cần phải thường xuyên xao nhãng bản thân mình khỏi những suy nghĩ ám ảnh 

Những suy nghĩ ám ảnh đối với tôi là những lo âu liên tục. Tôi có rất nhiều mối lo âu. Những lo lắng chủ yếu là sẽ có điều gì xấu xảy ra hoặc ai đó sẽ chết. Tôi phải liên tục tái tập trung suy nghĩ của mình. Tôi phải không ngừng phân tích và thuyết phục bản thân ra khỏi những suy nghĩ ám ảnh. Tôi phải trở thành chuyên gia trong việc làm xao nhãng tâm trí mình ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

4. Tôi phải thận trọng với rượu

Tôi đã học được cách khó khăn nhất là đừng uống rượu với chứng rối loạn của mình. Cồn không những là chất gây trầm cảm, nó thậm chí cũng gây ảnh hưởng đến loại thuốc mà tôi đang dùng. Bây giờ, tôi chỉ thỉnh thoảng uống rượu trong những dịp đặc biệt và thậm chí lúc đó, tôi cũng giới hạn việc uống rượu của mình ở một hoặc hai ly.

5. Với tôi, đám đông rất đáng sợ

Tôi không thể bị bao quanh bởi một đám đông lớn vì tôi sẽ bắt đầu lo sợ. Nỗi lo sợ của tôi gia tăng khi tôi cảm thấy mình không có lối ra. Tôi phải tránh những nơi có nhiều đám đông bởi vì đây không phải là một trải nghiệm dễ chịu với tôi, và có thể khiến tâm trạng tôi chuyển biến.

6. Tôi phải giữ mình trong một lịch trình khá nghiêm ngặt 

Những quy trình rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh rối loạn lưỡng cực của tôi. Đi ngủ vào một giờ trong mọi ngày và thức giấc vào cùng một thời điểm vào buổi sáng là chìa khoá để giữ tâm trạng cân bằng. Đồng thời, với thuốc mà tôi dùng, tôi cần phải ngủ đủ tám tiếng hoặc tôi sẽ lảo đảo đến mức không thể khởi động xe. Một lịch trình được lên sẵn cũng sẽ giúp tôi chuẩn bị tinh thần cho những hoạt động mà tôi phải bỏ nhiều năng lượng. Với chứng lưỡng cực, mức năng lượng của tôi dao động dựa trên các hoạt động tôi làm. Tôi phải đảm bảo rằng tôi có đủ năng lượng để thực hiện những công việc cần thiết, dù là làm việc hay vui chơi.

7. Tôi cần cảnh giác với những điều dễ gây kích thích (triggers) 

Điều này đã trở nên dễ dàng hơn theo thời gian. Một trong những thứ làm tôi kích ứng là bạo lực. Tôi không giỏi đối mặt với bạo lực cũng như phải tránh xa các chương trình và tin tức bạo lực. Đôi khi đó là điều không thể tránh khỏi. Rất nhiều chương trình có cảnh bạo lực. Sẽ có những lúc tôi chỉ cần dời mắt sang chỗ khác, bấu lấy tay chồng tôi và anh ấy sẽ cho tôi biết khi nào cảnh ấy kết thúc. Nhưng có nhiều chương trình mà sự bạo lực không bao giờ kết thúc và tôi chỉ không thể chịu đựng được. Tôi đã bỏ xem rất nhiều chương trình. Một trong những điều gây kích thích với tôi là “The Walking Death” mà tôi và chồng đã xem được nửa mùa nhưng tôi không thể kết thúc bộ phim, bởi tôi luôn bị hồi tưởng. Tôi thật sự đã không thể thở được. Nếu chồng tôi không ở cạnh và làm dịu tôi, tôi nghĩ có lẽ tôi đã ngất xỉu rồi.

Nhưng bạn không nhìn thấy những điều này. Tôi chỉ cho bạn thấy những gì tôi muốn cho bạn thấy. Tôi luôn luôn chờ đợi bi kịch kế tiếp, đợi chiếc giày sắp sửa bị đánh rơi.

Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy một ai đó đang chiến đấu những gì.

Nguồn tham khảo: https://themighty.com/2016/05/...

Link bài viết gốc: https://beautifulmindvn.com/20...

*** Rối loạn lưỡng cực là một hội chứng rối loạn tâm thần. Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu như chán nản cùng cực, khó ngủ, hưng phấn tột độ, cáu kỉnh bất thường, dễ bị phân tâm... hãy khám ngay với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên kênh Khám từ xa của Wellcare để được tư vấn, chia sẻ và hướng dẫn điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực. 

Dịch: Hoại Băng - Biên tập: Khánh Linh

Theo Beautifulmindvn.com

- 29-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Ái nhi là bản năng hay ham muốn tình dục mà người ái nhi bị thu hút bởi trẻ em thông thường ở dưới tuổi 12. Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên, tức là khoảng dưới 14 tuổi thể hiện qua các hành động nhìn ngắm, âu yếm, vuốt ve, thủ dâm và cưỡng ép quan hệ tình dục cả đồng tính.

  • Bạo lực, từ khía cạnh tâm lý, nhìn chung, đều xuất phát từ sợ hãi.

  • Thời đại nào, áp lực sống luôn tồn tại. Thế kỉ 21, chúng tăng lên, nhưng chỉ trở nên quá mức chịu đựng, một phần bởi điều kiện bám rễ ở môi trường Internet.

  • Thao túng tinh thần (gaslight) là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình. Cách xử trí hiệu quả nhất là hãy tin tưởng vào bản thân. Đừng để những người khác khiến bạn phải chán nản. 

  • Hoang tưởng thường gặp ở nhứng bệnh loạn thần nặng (tâm thần phân liệt, loạn thần do nghiện rượu, loạn thần cấp...) thường được đưa vào bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, có một số không nhỏ những người bệnh có hoang tưởng vẫn có thể sống và làm việc tương đối bình thường. Nhưng họ gây ra những gánh nặng nhất định cho gia đình, xã hội, cho những người sống quanh họ.

  • Hầu hết những stress đến từ nhà trường đều phát sinh từ ba lĩnh vực: những vấn đề về học tập, áp lực từ bạn bè, và mâu thuẫn với thầy, cô giáo.