15 điều bất cứ ai yêu quý một người phụ nữ có chứng lo âu quá độ nên biết

Ở Mỹ, có hơn 40 triệu người trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu. Rất khó để diễn tả được cuộc sống luôn lo âu như thế nào, trừ khi bạn tự mình trải nghiệm nó. Nhưng với mỗi người phụ nữ (và đàn ông) đang ngày ngày sống cùng sự lo âu, luôn có một nhóm những người xung quanh muốn hiểu và quan tâm đến họ.

Khi mẹ còn đưa tôi vào giường ngủ mỗi đêm, tôi thường hỏi mẹ: “Mẹ kể cho con một điều gì đấy tốt đẹp để nghĩ về được không?” Tôi hằng mong rằng câu trả lời của mẹ có thể giúp tôi ngăn trí óc mình xoắn ốc mất kiểm soát. Tôi đã không nhận ra vào lúc đó, nhưng từ đó bắt đầu hàng thập niên tìm cách thoát khỏi sự lo âu của chính mình. Và bất chấp sự thật rằng tôi đã luôn cảm thấy bồn chồn từ khi còn bế ngửa, chỉ cho đến khoảng 5 năm gần đây tôi mới bắt đầu nhận thức và nói về nó.

huffingtonpost

Ảnh: Huffingtonpost.

Chỉ riêng ở Mỹ, đã có hơn 40 triệu người trưởng thành có chứng rối loạn lo âu. Trong khi những rối loạn liên quan đến lo âu (anxiety-related disorders) như: rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorders) phân bố đều ở cả hai giới thì nữ giới có khả năng bị chẩn đoán mắc phải Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorders) và Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorders) gấp hai lần so với nam giới. Rất khó để diễn tả được cuộc sống luôn lo âu như thế nào, trừ khi bạn tự mình trải nghiệm nó. Nhưng với mỗi người phụ nữ (và đàn ông) đang ngày ngày sống cùng sự lo âu, luôn có một nhóm những người xung quanh muốn hiểu và quan tâm đến họ.

Dưới đây là 15 điều mà những người yêu quý một người mắc chứng lo âu nên biết.

  1. Sự lo âu là hữu hình. Ngực bạn thắt lại, đầu óc thì mờ mịt, và bạn nhận thức được rõ ràng nỗ lực để thực hiện từng hơi thở. Tới khi bạn cảm thấy trong mình như đang có một đứa trẻ hình thành từ một nguồn năng lượng điên cuồng đang tìm cách thoát ra khỏi cơ thể bạn, việc lờ nó đi trở nên bất khả thi.
  2. Và nó ám ảnh. Một trong những lý do khiến cảm giác lo âu khó chịu là vì sự ức chế ở cơ thể khiến cho bạn không thể suy nghĩ về cái gì khác.
  3. Bạn cảm thấy sự lo âu ở đôi bàn tay, bàn chân, trong ngực, trong đầu, đôi mắt và trong dạ dày, tới tận đầu ngón tay ngón chân. Nó có ở đó và nó chỉ muốn được tràn ra khỏi cơ thể bạn.
  4. Sự lo âu có thể chữa, nhưng không thể “trị dứt”. Dù trải qua hàng năm trị liệu, như với những trường hợp mắc bệnh mãn tính, rối loạn lo âu đòi hỏi sự điều chỉnh. Việc chữa bệnh giống như cung cấp cho người bệnh công cụ để tự giúp bản thân, hơn là trị dứt hẳn sự lo âu mãi mãi.
  5. Trị liệu, thể dục và thuốc chống lo lắng đều có tác dụng. Nhưng mỗi người lại đòi hỏi một cách tiếp cận riêng.
  6. Sự lo lắng có thể là động lực khiến chúng ta làm việc năng suất đáng ngạc nhiên. Nộp bài muộn á? Không hoàn thành việc ở chỗ làm á? Không thể có mặt ở một cuộc hẹn đã định trước á? Không đời nào!
  7. Và nó có thể là cơ chế sinh tồn tuyệt vời. Câu truyện dưới đây (link trong bài gốc) so sánh sự lo âu với siêu sức mạnh đã diễn tả hết tất cả. Lo âu có thể làm cho chúng ta trở nên đồng cảm, cương quyết và cảm nhận rõ hơn những động thái xung quanh.
  8. Nếu chúng tôi chia sẻ với bạn, điều đó có ý nghĩa rất lớn. Những vấn đề sức khỏe tinh thần vẫn bị kì thị, nên việc nói về nó có thể gây gượng gạo. Điều này dẫn đến điều tiếp theo nên biết…
  9. Chúng tôi không “điên”. Gạch từ “điên” khỏi vốn từ ngữ của bản thân ngay lập tức. Từ này có một lịch sử lâu dài được sử dụng để phủ định những nhu cầu và suy nghĩ của phụ nữ. Ngoài ra thì, ai cũng có vấn đề của họ.
  10. Để chúng tôi khóc. Tất. Cả. Nước. Mắt. (#SorryNotSorry vì giải phóng cảm xúc).
  11. Chúng tôi biết những gì kích hoạt nên cơn lo âu của mình là vô lý. Chúng tôi hoàn toàn ý thức rằng chúng tôi sẽ không chết già trong căn hộ đầy mèo, và rõ ràng chúng tôi không “chết đuối cạn” ngay bây giờ. Tuy nhiên sự ý thức đó cũng không thể thay đổi sự thật rằng có những việc nằm ngoài tầm kiểm soát mà gần như là bất khả thi để không có phản ứng về cảm xúc (và phản ứng cơ thể).
  12. Nhưng đừng làm cho bọn này thấy mình ngu ngốc. Chỉ cần để những “đợt sóng” lo âu tràn qua, và khi đó hãy ở bên cạnh chúng tôi.
  13. Đôi khi được xoa lưng cũng làm mọi thứ tốt đẹp hơn. Đôi khi thì không.
  14. Điều này không phải là về bạn. Mà là về chúng tôi.
  15. Nhưng chúng tôi cần sự ủng hộ của bạn – và cả kiên nhẫn nữa. Cám ơn vì đã luôn ở bên cạnh. Điều này có ý nghĩa hơn bạn tưởng đó.

Nguồn tham khảo: http://www.huffingtonpost.com/2015/04/20/things-anyone-who-loves-a-woman-with-anxiety-should-know_n_7089066.html?

Link bài viết gốchttps://beautifulmindvn.com/20...

Biên dịch: AnHD

Theo Beautifulmindvn.com

- 16-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Xâm hại và lạm dụng tình dục là dạng bạo hành đau lòng nhất, gây tranh cãi nhiều nhất, bị che đậy nhiều nhất và bị hiểu lầm là ít xảy ra trong các dạng bạo hành trẻ em. 

  • Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, có khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác, nhiều trẻ có kèm theo tăng động và chậm trí tuệ.

  • Một số người sinh ra đã rất nhạy cảm. Đó không phải là một căn bệnh hoặc một điều gì đó “không bình thường” – đó chỉ là một đặc điểm về mặt tính cách thôi. Tuy nhiên, nếu một người trước đây không nhạy cảm nhưng bỗng dưng lại trở nên quá nhạy cảm, dễ khóc, cáu kỉnh hoặc tương tự vậy, thì có thể người đó đang gặp vấn đề thật sự.

  • Bạo hành trong tình yêu (Intimate partner violence- IPV/Domestic abuse/Spousal abuse) là hiện tượng một trong hai đối tác của một mối quan hệ lãng mạn cố gắng kiểm soát người còn lại (một cách thái quá). Một mối quan hệ lãng mạn, lành mạnh sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc, yêu bản thân, yêu người ấy, đồng thời cũng thoải mái, tự do, và không ràng buộc. Tình yêu có thể được định nghĩa bởi nhiều cách khác nhau, nhưng nếu có ai đó cố gắng định nghĩa với bạn rằng tình yêu là làm tổn thương nhau, hãy nói không với người đó.

  • Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối (Disruptive Mood Dysregulation Disorder) là một chẩn đoán tương đối mới trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần. Trẻ bị DMDD thường xuyên bộc lộ những cơn cáu giận dữ dội, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ khi ở nhà, ở trường hoặc khi ở cùng với bạn bè.

  • Tâm thần phân liệt là một dạng hành vi bất thường hạng nặng mà chúng ta thường hay biết và gọi bằng cái tên thông dụng hơn, “bệnh điên”. Người mắc tâm thần phân liệt có thể có nhiều triệu chứng loạn tinh thần dưới các dạng khác nhau và bị mất nhận thức với hiện tại. Họ có thể nghe thấy giọng nói vô hình nào đó mà vốn dĩ nó không có thật, nói năng khó hiểu, hoặc chẳng có logic tí nào.