Rối loạn nhân cách tránh né

Rối loạn nhân cách tránh né được đặc trưng bởi cảm giác cực kì ức chế với xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và nhạy cảm với những lời chỉ trích tiêu cực và từ chối. Các triệu chứng này không chỉ đơn giản là cảm giác xấu hổ hay lúng túng trong các mối quan hệ xã hội. Rối loạn nhân cách tránh né là những vấn đề có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tương tác với những người khác và duy trì những mối quan hệ này trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 1% dân số có chứng bệnh này.

Rối loạn nhân cách tránh né là gì?

Rối loạn nhân cách tránh né được đặc trưng bởi cảm giác cực kì ức chế với xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và nhạy cảm với những lời chỉ trích tiêu cực và từ chối. Các triệu chứng này không chỉ đơn giản là cảm giác xấu hổ hay lúng túng trong các mối quan hệ xã hội. Rối loạn nhân cách tránh né là những vấn đề có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tương tác với những người khác và duy trì những mối quan hệ này trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 1% dân số có chứng bệnh này.

Rối loạn nhân cách tránh né. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của rối loạn nhân cách tránh né

Triệu chứng của chứng rối loạn nhân cách tránh né bao gồm những hành vi khác nhau, ví dụ như:

  • Tránh các hoạt động ở trường, trong công việc và ngoài xã hội vì sợ phải đối mặt với những lời phê bình hoặc từ chối. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy không được chào đón, ngay cả khi đó không phải là tình huống khó xử. Đó là do những người bị chứng rối loạn nhân cách tránh né có một ngưỡng đáp ứng thấp đối với những lời chỉ trích và thường tưởng tượng mình thấp kém hơn người khác.
  • Lòng tự trọng thấp.
  • Tự cô lập.

Trong những tình huống xã hội, người mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né sẽ sợ phải nói chuyện vì họ sợ sai, xấu hổ, nói lắp hoặc gặp những sự lúng túng khác. Bạn cũng có thể dành nhiều thời gian lo lắng để tìm hiểu những dấu hiệu chấp thuận hay từ chối của những người xung quanh.

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với Tâm lý Gia hoặc bác sĩ Tâm thần học trên Hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn nhân cách tránh né.
Người mắc chứng bệnh này nhận thức được sự không thoải mái trong các tình huống xã hội và thường cảm thấy lạc lõng. Mặc dù tự ý thức được điều này nhưng khi người khác nhận xét về sự xấu hổ hay lo lắng xã hội của bạn thì bạn vẫn có thể cảm thấy như những lời chỉ trích hoặc từ chối. Đặc biệt đúng khi bạn bị trêu chọc, thậm chí là theo một hướng tốt về sự tránh né xã hội của bạn.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách tránh né

Chứng bệnh này gây ra sự sợ hãi bị từ chối, bài trừ nên thường khiến bạn gặp khó khăn khi tiếp xúc với người khác. Bạn có thể ngập ngừng trong việc tìm kiếm bạn bè, trừ khi bạn chắc chắn người đó sẽ thích bạn. Khi bạn đã có một mối quan hệ, bạn có thể sợ phải chia sẻ thông tin cá nhân hoặc nói về những cảm xúc của mình. Điều đó khiến khó có thể duy trì được những mối quan hệ gần gũi hay tình cảm bạn bè thân thiết.

Theo tiêu chuẩn DSM-5 của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ, một người được chẩn đoán là rối loạn nhân cách tránh né cần có ít nhất 4 trong những tiêu chuẩn dưới đây:

  • Tránh các hoạt động nghề nghiệp bao gồm các giao tiếp thông thường giữa các cá nhân, bởi vì sợ bị chỉ trích, không tán thành hoặc từ chối.
  • Không sẵn lòng làm quen hay tạo mối quan hệ với người khác trừ khi họ chắc chắn thích mình.
  • Thể hiện sự kìm chế trong các mối quan hệ thân mật vì sợ xấu hổ hoặc bị nhạo báng.
  • Lo lắng rằng sẽ bị phê bình hoặc từ chối trong các tình huống xã hội.
  • Rụt rè trong các tình huống với những người mới vì sợ không tương xứng.
  • Tự thấy lạc lõng trong xã hội, bản thân không hấp dẫn hoặc thấp kém hơn người khác.
  • Miễn cưỡng một cách bất bình thường chấp nhận những rủi ro cá nhân hoặc tham gia bất kì một hoạt động nào mới vì xấu hổ.

Các hành vi tránh né thường quan sát được ở trẻ nhỏ, tuổi dậy thì nhưng chẩn đoán rối loạn nhân cách tránh né không được đặt ra ở thời thơ ấu vì xấu hổ, sợ người lạ, khó giao tiếp xã hội hoặc nhạy cảm với những lời phê bình thường là một phần phát triển hết sức bình thường ở trẻ nhỏ và tuổi dậy thì.
Các chuyên gia về sức khỏe tinh thần có thể đánh giá các triệu chứng của bạn và đưa ra một chẩn đoán chính xác, cũng như gợi ý cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị rối loạn nhân cách tránh né

Cũng như những người bị các chứng rối loạn nhân cách khác, các chuyên gia sức khỏe tinh thần sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn. Rối loạn nhân cách tránh né có nhiều cách điều trị khác nhau, trong đó có liệu pháp trò chuyện. Nếu có bệnh lí khác đi kèm như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thì bạn có thể cần được sử dụng một số thuốc thích hợp.

Rối loạn nhân cách tránh né và các bệnh lí khác

Những rối loạn tâm thần khác có thể đi kèm với chứng rối loạn nhân cách tránh né. Giải pháp điều trị cho những trường hợp này sẽ được thiết kế tùy thuộc vào các triệu chứng của từng cá nhân. Một số bệnh lí liên quan thường gặp như:

  • Ám ảnh xã hội: lo lắng quá mức trong những tình huống xã hội thông thường.
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc: dựa dẫm quá nhiều vào những người khác để được tư vấn hoặc đưa ra quyết định.
  • Rối loạn nhân cách ranh giới: gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các mối quan hệ xã hội, hành vi, tâm trạng và tự tưởng tượng.

Nhiều triệu chứng của rối loạn nhân cách tránh né thường liên quan tới những bệnh lí khác, đặc biệt là những trường hợp bị chứng ám ảnh xã hội. Vì vậy, những rối loạn này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Bạn nên dành thời gian đến gặp các chuyên gia tâm thần để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp nhất.

Theo Viện y học ứng dụng Việt Nam

- 22-03-2021 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng rối loạn nhân cách nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh tâm thần. Đây là một chứng rối loạn cảm xúc gây ra trạng thái bất ổn cảm xúc, dẫn đến căng thẳng và các vấn đề khác. Người bệnh thường cảm thấy cảm xúc của mình bị méo mó, làm cho họ nghĩ rằng bản thân vô giá trị và không hoàn thiện.

  • Đặc điểm chung thường thấy của những người mắc chứng rối loạn tích trữ là họ cực kì khó khăn trong việc bỏ đi hoặc rời xa thứ mà họ sở hữu, bất kể nó có giá trị hay không. Đây là một tình trạng kéo dài chứ không phải chỉ diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định nào đó (ví dụ như việc khó vứt bỏ những thứ mà người thân yêu để lại). Đối với những người bị rối loạn tích trữ, họ dường như không thể từ bỏ, vứt đi, tái chế hoặc bán đi những thứ mà họ không còn cần nữa.

  • Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nếu không được điều trị, ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.

  • Rối loạn bản thể là một bệnh lý mãn tính trong đó bệnh nhân than phiền nhiều về cơ thể. Những rối loạn này có thể kéo dài nhiều năm và dẫn đến suy yếu thực sự. Những triệu chứng cơ thể được gây ra bởi những vấn đề tâm lý, và không phải rối loạn nào cũng có thể xác định được.

  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt thể hiện bằng nhân cách kỳ dị, ý nghĩ kỳ lạ, tư duy khác thường, ý nghĩ liên hệ, ảo tưởng và giải thể nhân cách.

  • Rối loạn cách ứng xử mô tả các hành vi chống đối xã hội của trẻ em và trẻ vị thành niên. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, còn trẻ có rối loạn ứng xử lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như trộm cắp, nói dối, phá hại tài sản và tấn công người khác.