Bạn có thể làm gì với nạn bạo hành tình dục ở trẻ em?

Nỗi sợ bị tai tiếng có thể khiến chúng ta cố gắng giải quyết vấn đề bạo hành tình dục khép kín trong nhà. Nhưng nếu chúng ta không tìm kiếm sự giúp đở từ bên ngoài, như từ những người bạn biết động viên hay các nhà trị liệu có kinh nghiệm, chúng ta sẽ vứt đi cơ hội bình phục của đứa trẻ.

Hình như có gì không ổn với đứa bé đó…

Đó quả là một tình huống khó xử khi bạn nghi ngờ rằng một đứa trẻ nào đó đang bị bạo hành tình dục hoặc một người lớn nào đó đang là kẻ ấu dâm.

Có rất nhiều lý do khiến việc bàn luận về vấn nạn bạo hành thật nặng nề, nhất là khi nó ảnh hưởng đến chính cuộc sống của chúng ta và những người chúng ta quan tâm. Ở nhiều nền văn hóa, bạo hành tình dục thậm chí còn là chủ đề cấm kỵ, dựng nên nhiều rào cản hơn cho việc nói về nó một cách cởi mở. Một số lý do khác bao gồm việc nghi ngờ cảm xúc của mình, lo sợ sẽ vô tình vu oan cho người khác, hoặc chỉ đơn giản là do không có đủ can đảm để gánh chịu nổi đau phải chấp nhận rằng ai đó mình yêu thương đang là kẻ bạo hành hay là nạn nhân.

via favim.com

Bạo hành tình dục ở trẻ em. (Ảnh: via favim.com)

Dưới đây là một số rào cản thường gặp khi bạn nghi ngờ những đứa trẻ xung quanh mình đang là nạn nhân, và cách vượt qua chúng để nói lên.

Nỗi sợ rằng mình sẽ vu oan cho ai đó

Không ai muốn làm tổn thương người khác bằng cách vu oan cho họ là đã lợi dụng tình dục một đứa trẻ. Việc chứng minh rằng bạo hành đã xảy ra không hề dễ dàng vì hiếm ai có được cơ hội để chứng kiến nó. Rất nhiều người nghĩ rằng họ có quyền nói lên về những hành vi, lời nói đáng lo ngại mà họ đã quan sát, nghe thấy được chỉ khi nào họ có đủ chứng cứ. Việc có trách nhiệm là vô cùng quan trọng, nhưng không dám nói gì chỉ vì nghĩ rằng mình không có đủ bằng chứng sẽ đẩy đứa trẻ vào lâm nguy.

Chúng ta muốn cảm thấy chắc chắn rằng có lý do chính đáng cho những lo âu, ngờ vực của mình trước khi nói lên và thực hiện một điều gì đó. Nếu bạn đang nghi ngờ một đứa trẻ đang bị lợi dụng tình dục, hãy tự hỏi xem những điều cụ thể làm bạn khó chịu và nghi hoặc là gì. Có thể bạn sẽ cho các linh cảm báo hiệu: Có gì đó không ổn! của mình là tự phát, nhưng nếu bạn cố gắng suy nghĩ kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra rằng những ngờ vực của bạn có gắng liền với một hành vi, sự tương tác hay một sự việc cụ thể nào đó. Phải chăng đó là cách ai đó vật lộn với trẻ, hay là một câu bình luận nhục dục nào đó. Việc tin tưởng vào cảm xúc của mình và lên danh sách về các hành vi làm bạn hoang mang rất có ích trong tình huống này.

Bạn cũng có thể điền vào một mẫu thông tin như sau:

Ngày quan sát được (các) hành vi:


Tên và tuổi của đứa trẻ nếu biết:


-Tên và tuổi của kẻ tình nghi (người lớn, vị thành niên, 1 đứa trẻ khác) nếu biết: 


-Thời gian trong ngày:

-Hoạt động/ tình huống đang xảy ra và những người có ở đó (VD: ngủ trưa với anh chị em trong nhà, chơi đùa với chú ở công viên...):


-Miêu tả (các) hành vi đó cụ thể nhất có thể (tất cả những gì bạn nghe thấy được):


-Viết ra lần đầu tiên bạn thấy (những) hành vi đó là lúc nào, nó xảy ra thường xuyên tới đâu và lý do tại sao nó làm bạn lo lắng:


-Viết ra những gì bạn đã nói, hoặc ứng xử và sự việc xảy ra sau đó:


Để chắc chắn, bạn có thể tìm hiểu thêm về những biểu hiện đáng e ngại của bạo hành tình dục. Cố gắng đánh giá những lo âu của mình về vấn đề này là vô cùng khó khăn, vì vậy, bạn có thể chia sẻ với những người khác cũng có mối quan hệ quen biết với đứa trẻ hay kẻ tình nghi. Tuy nhiên, việc chia sẻ với người khác đồi hỏi bạn phải vượt qua một chướng ngại khác, đó là việc…

Cảm thấy mình là người duy nhất có những ngờ vực đó

Việc đứng lên khi không ai khác có cùng cảm xúc với mình cần rất nhiều can đảm và quyết tâm. Chỉ cần nghĩ đến việc không ai sẽ tin mình hay để tâm đến những gì mình nói đã đủ để chúng ta không dám dấy lên những nghi hoặc của mình rằng có một ai đó đang bị bạo hành hay đang chính là kẻ bạo hành người khác. Một số người sẽ cố gắng nói ra, nhưng sau khi bị người khác làm ngơ hay bác bỏ những gì họ muốn nói, họ sẽ cảm thấy quá lo sợ để tiếp tục bàn luận về chủ đề đó thêm một lần nữa.

Một mình lo ngại về vấn đề này trong chuỗi các mối quan hệ gia đình và bạn bè là vô cùng cô đơn và lẻ loi. Nếu bạn ở trong tình thế này, hãy suy nghĩ về lý do tại sao người khác không tin bạn.

Có thể, họ không tin bạn vì:

  • Bạn có thể nhìn ra những gì người khác không ý thức tới.
  • Bạn có nhiều kiến thức và hiểu biết hơn về các mối nguy hại và biểu hiện của bạo hành tình dục.
  • Những người bạn chia sẻ cùng có thể chỉ đang chối bỏ, họ không có đủ khả năng/ không muốn đối mặt với sự thật đau lòng là có khả năng người họ yêu thương đang bị lợi dụng tình dục hoặc đang lợi dụng người khác.
  • Khi một đứa trẻ tiết lộ rằng họ đã bị xâm phạm tình dục, người lớn khó có thể tin đứa bé trừ khi họ hiểu rằng trẻ em hiếm khi nói dối về vấn đề này.

Khi không ai có cùng cảm xúc với bạn về vấn đề này, hãy thực hiện 4 bước sau đây:

1. Hãy chia sẻ thông tin.

Hãy cho họ xem những thông tin về những biểu hiện hành vi và sức khỏe của nạn nhân/kẻ bạo hành tình dục để họ có thể tự nhận ra lý do vì sao một số hành vi là còi báo hiệu cho rắc rối.

2. Hãy cho họ xem mẫu thông tin mà bạn đã điền vào ở trên hoặc danh sách về các hành vi đáng e ngại mà bạn đã lập.

3. Hãy bền bỉ.

Hãy nhớ rằng việc nói với người khác về bạo hành tình dục thường đồi hỏi nhiều hơn chỉ một cuộc đối thoại. Bạn có thể sẽ phải bàn luận về nó nhiều lần để người khác có thể thấu hiểu những gì bạn nói và chấp nhận rằng người họ yêu thương có khả năng đang ở lâm nguy. 

4. Đừng bỏ cuộc với việc tìm kiếm một đối tác.

Khả năng bạn tìm được một ai đó tin bạn là rất cao, người đó có thể đã bị tác động bởi bạo hành tình dục hay hiểu được nạn này có thể xảy ra ẩn khuất tới cỡ nào. Việc kiếm tìm đối tác bằng cách chia sẻ với những người bạn đáng tin cậy hay các chuyên gia có hiểu biết về sự phức tạp của bạo hành tình dục là rất khả thi.

Hãy sẵn sàng đối mặt với sự bàn tán của mọi người

Cách người khác nhìn nhận mình có ý nghĩa rất lớn với chúng ta. Danh tiếng của chúng ta có thể ảnh hưởng đến nghề nghiệp, gia đình, các mối quan hệ, và địa vị của mình trong xã hội. Đa số mọi người không hiểu được rằng những người thực hiện tốt công tác làm phụ huynh, ông bà hay những người bạn lâu năm, những người hàng xóm đáng tin cậy của mình lại có thể có một rắc rối được giấu kín. Nỗi sợ bị tai tiếng có thể khiến chúng ta cố gắng giải quyết vấn đề bạo hành tình dục khép kín trong nhà. Nhưng nếu chúng ta không tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, như từ những người bạn biết động viên hay các nhà trị liệu có kinh nghiệm, chúng ta sẽ vứt đi cơ hội bình phục của đứa trẻ.

Nhất định bắt các thành viên trong gia đình mình giữ im lặng rất nguy hại. Việc cố gắng giữ bí mật sẽ làm tăng lên sự bất an trong họ và lâu dần sẽ để lại những tổn thương trầm trọng về mặt tâm lý.

Hãy tìm đến những người bạn, các nhà chuyên gia tâm lý biết an ủi, động viên thay vì phán xét và buộc tội, hay các tổ chức có uy tín để tìm được sự giúp đỡ mà bạn, nạn nhân, và người thân của bạn cần thiết.

Nguồn tham khảo: stopitnow.org

Link bài viết gốc: https://beautifulmindvn.com/20...

*** Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Tâm thần học trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được chia sẻ, tư vấn và hướng dẫn điều trị những tổn thương tâm lý do bạo hành tình dục gây ra. 

Biên dịch: Huỳnh Kim

Theo Beautifulmindvn.com

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Ngoài những nguyên nhân như nam giới thường chọn cách tự tử bạo lực hơn như dùng súng, treo cổ và nam giới thường bốc đồng (impulsive) hơn nữ giới, thì những định kiến xã hội về nam giới cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tự tử ở nam giới tăng mạnh trong những năm gần đây. Nam giới đang phải vật lộn trong tuyệt vọng để thể hiện cảm xúc của mình và sự khó khăn này ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cuộc sống của họ.

  • Ái nhi là bản năng hay ham muốn tình dục mà người ái nhi bị thu hút bởi trẻ em thông thường ở dưới tuổi 12. Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên, tức là khoảng dưới 14 tuổi thể hiện qua các hành động nhìn ngắm, âu yếm, vuốt ve, thủ dâm và cưỡng ép quan hệ tình dục cả đồng tính.

  • Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý không phải là một nỗi buồn vu vơ nào đó mà chúng ta thi thoảng gặp, không phải là những áp lực mệt mỏi hằng ngày, chỉ cần sự sẻ chia yêu thương là tan biến. Mà nó là một nỗi đau, một bệnh tâm lý cần được chữa trị từng bước một trong một khoảng thời gian dài với một đội ngũ bác sĩ chuyên gia tâm lý được đào tạo lâu năm. Bởi vì nếu chỉ tính riêng quân nhân giải ngũ thì cứ mỗi ngày lại có 22 người tự sát, cứ mỗi 65 phút thì lại có một người tự kết thúc mạng sống của mình.

  • Rối loạn ăn uống là một nhóm các vấn đề nghiêm trọng, trong đó mối bận tâm thường tập trung vào thực phẩm và cân nặng. Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

  • Một giấc ngủ chất lượng, đảm bảo về thời điểm, độ dài và độ sâu của giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Những nghiên cứu hiện đại đã tìm ra được những bằng chứng chứng minh lợi ích của giấc ngủ đối với cơ thể lẫn tâm trí chúng ta.

  • Người mắc ám ảnh sợ xã hội có những hành động cực đoan để tránh không tiếp xúc với bất kỳ ai. Những đặc điểm nổi bật của chứng sợ xã hội bao gồm nỗi sợ hãi dai dẳng về xã hội và các mối giao tiếp thường ngày hoặc nỗi sợ hãi về những tình huống mà mình sẽ bị mất mặt hay xấu hổ xảy ra.