Hội chứng Pica

Hội chứng ăn bậy (hội chứng Pica) là triệu chứng thèm ăn các vật thể ngoài thực phẩm và có thể độc hại cho cơ thể như đinh, đất, bột giặt…

Hội chứng ăn bậy (hội chứng Pica) là triệu chứng thèm ăn các vật thể ngoài thực phẩm và có thể độc hại cho cơ thể như đinh, đất, bột giặt…

Hội chứng Pica. (Ảnh minh họa)

Hội chứng ăn bậy là gì?

Hội chứng ăn bậy (hội chứng Pica) là triệu chứng thèm ăn các vật thể ngoài thực phẩm và có thể độc hại cho cơ thể như đinh, đất, bột giặt… Hội chứng ăn bậy được ghi nhận xảy ra ở 25 - 30% trẻ em và một số trường hợp hiếm gặp ở phụ nữ đang mang thai.

Bệnh gặp ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Một số bà mẹ khi mang thai có hiện tượng thèm ăn các vật thể phi thực phẩm, có rất ít hoặc hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng như đất sét, đinh, cát, phấn, bột giặt... Trong đó, vật chất thường được các bà mẹ có hội chứng pica cho vào miệng nhất là đất, đất sét, bột giặt. Ngoài ra, các mẹ còn thèm ăn que diêm cháy, đá xanh, than, long não, nước đá, kem đánh răng, thạch cao, bã cà phê, tàn thuốc lá và cả phân gà...

Nguyên nhân gây ra hội chứng Pica

Đến nay nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ, tuy nhiên một số tình huống có thể gia tăng nguy cơ rối loạn ăn bậy như:

  • Thiếu chất dinh dưỡng như sắt, kẽm.
  • Kiêng ăn và thay thế thức ăn bằng những thứ khác để có cảm giác no bụng.
  • Trẻ có thói quen xấu không được nhắc nhở
  • Có vấn đề về phát triển như chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, bất thường não
  • Rối loạn tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và tâm thần phân liệt.

Đối với phụ nữ mang thai, theo Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ, thiếu chất sắt có thể là thủ phạm gây ra hội chứng này. Kết quả một vài nghiên cứu khác đã liên hệ Pica với giai đoạn cơ thể cố gắng hấp thụ dưỡng chất để bổ sung cho lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu qua đường ăn uống. Cũng có trường hợp là hậu quả của các vấn đề tâm sinh lý.

Sự nguy hại của hội chứng Pica

Nhổ tóc

Nhổ tóc (Trichotillomania) là một rối loạn tâm thần, người mắc thường đưa tay bứt tóc. Hành vi này xảy ra có thể do căng thẳng, xung đột trong mối quan hệ, khi làm một việc thụ động như đọc sách, xem truyền hình hoặc nói chuyện qua điện thoại. Cùng với chứng nhổ tóc là chứng ăn tóc (trichophagia). Hành động này dẫn đến những triệu chứng đau bụng, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân và tóc tích tụ trong dạ dày.

Chứng ăn bậy

Ăn bậy thể hiện khao khát muốn ăn những thứ không mang giá trị dinh dưỡng mà không thể cưỡng lại được. Không chỉ có tóc, người mắc chứng này còn ăn cả đất, bùn, đá, phấn, mảnh tường tróc sơn, tàn thuốc, phân, nút áo, giấy, cát, kem đánh răng, xà phòng, tiền đồng, vòng đeo cổ, kim khâu, dây diện, đồ nhựa, huy chương...

Đối với các bà mẹ mang thai, việc ăn các vật thể không phải thực phẩm gây hại cho sức khỏe của cả người mẹ và bào thai, làm trở ngại đến sự hấp thu dinh dưỡng từ các thực phẩm lành mạnh dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó còn là mối nguy về các chất độc hại và các ký sinh trùng gây bệnh, thậm chí là các bệnh hiểm nghèo trên các vật thể.

Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Phụ Sản để được tư vấn nếu bạn phát hiện có sở thích không thể cưỡng lại đối với các món không nên ăn trong thời kỳ mang thai. 

Cần phát hiện sớm hội chứng Pica

Ở trẻ dưới 18 - 24 tháng tuổi, hành vi ăn bậy có thể được xem là bình thường vì trẻ nhỏ chưa phân biệt được thức ăn với đồ vật khác và thường đưa chúng vào miệng mọi thứ. Tuy nhiên, từ 2 tuổi trở lên, nếu trẻ tiếp tục ăn những thứ không có giá trị dinh dưỡng kéo dài quá một tháng thì phải nghĩ đến rối loạn ăn bậy, cần theo dõi và kịp thời thay đổi hành vi đó.

Người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài phẫu thuật lấy dị vật, cần phối hợp điều trị bằng thuốc chống trầm cảm hoặc chống loạn thần kèm theo tâm lý trị liệu nhằm thay đổi hành vi nhổ và ăn tóc bằng hành vi lành mạnh hơn. Gia đình bệnh nhi cũng cần được tư vấn tâm lý để giúp cho mối quan hệ được tốt đẹp hơn và môi trường sống được lành mạnh hơn.

Xem thêm:

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Tâm lý

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Tâm thần học

- 31-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Bạn có thể gọi bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để khám trực tuyến, tư vấn từ xa: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly

  • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn về nhân cách được đặc trưng bởi sự cầu toàn, trật tự và ngăn nắp một cách cực đoan. Người bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế cũng sẽ cảm thấy có một nhu cầu lớn trong việc áp đặt các tiêu chuẩn của cá nhân họ lên môi trường bên ngoài.

  • Hưng cảm là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng với trạng thái hứng khởi, phấn khích cao độ, dễ bị kích thích, cáu kỉnh, nóng giận và cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng. Chứng hưng cảm có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ cho tới nặng hơn là phát triển các triệu chứng của rối loạn tâm thần như ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, gây hấn, bạo lực… cần điều trị kịp thời.

  • Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) dùng để mô tả những trẻ có biểu hiện thường xuyên các triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, xung động không phù hợp theo tuổi, những triệu chứng này đủ để gây ra suy kém các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng ngày (APA,2000)

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần từ xa - nghĩa là cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần thông qua Gọi thoại hoặc video, và tin nhắn, từ bất cứ vị trí địa lý nào trên địa cầu - đang góp phần thay đổi cuộc sống của những ai trước giờ chưa từng có cơ hội tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, vì nhiều lý do.
  • Chứng bệnh nổi điên bất thường được đặc trưng bởi việc lặp đi lặp lại những hành vi hung hăng, bạo lực không phù hợp với hoàn cảnh. Giận dữ, gây hấn và bùng nổ trong cơn nóng giận có thể là dấu hiệu của rối loạn bùng nổ liên tục (IED).